Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Phân tích SWOT về sản xuất chè quy mô hộ gia đình tại Công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn chè Thái Bình Lạng Sơn
Điểm mạnh
- Có kinh nghiệm sản xuất lâu đời.
- Trình độ lao động ngày càng đƣợc nâng cao.
- Chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, sáng tạo trong sản xuất.
Điểm yếu
- Sản xuất theo thói quen.
- Thiếu phương tiện phục vụ sản xuất - Thiếu vốn.
- Hiệu quả của công tác khuyến nông chƣa cao.
Cơ hội
- Đất đai tốt, phù hợp với cây chè - Cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc hoàn thiện.
- Đƣợc sự chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Đƣợc hỗ trợ về vốn sản xuất
Thách thức
- Đất đai manh mún, nhỏ lẻ - Thời tiết thường xuyên biến đổi.
- Giá cả vật tƣ ngày càng tăng cao.
- Sự bất ổn của thị trường.
- Yêu cầu về chất lƣợng ngày càng cao.
- Sự canh tranh của các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thay thế ngày càng cao
* Điểm mạnh:
- Kinh nghiệm sản xuất lâu đời: Cũng như các vùng khác của miền bắc nước ta, cây chè cũng là một trong những cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Cây chè cũng được người dân trồng từ lâu đời. Qua quá trình sản xuất lâu đời như vậy thì bà con nông dân cũng đã đúc rút ra phương pháp sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn. Từ đó, những kinh nghiệm đƣợc mọi người chia sẻ với nhau làm phong phú và hoàn thiện hơn kinh nghiệm sản xuất chè đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất nông nghiệp thì kinh nghiệm sản xuất đóng vai trò quan trọng, nó góp phần vào sự thành công của quá trình sản xuất. Do đó kinh nghiệm sản xuất lâu đời là một thế mạnh của người dân trồng chè nơi đây.
- Trình độ lao động ngày càng đƣợc nâng cao: Trong quá trình sản xuất chè thì người sản xuất thường xuyên được học hỏi kinh nghiệm sản xuất của người khác hay các kiến thức về khoa học kỹ thuật của cán bộ khuyến nông lâm,… do đó người sản xuất biết chọn lọc những phương pháp sản xuất ngày càng tiên tiến hơn so với trước kia. Vì vậy trình độ lao động ngày càng được nâng cao hơn và đây là một điểm mạnh cần phát huy.
- Chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, sáng tạo trong sản xuất: Sản xuất chè đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài, nhiều công việc nặng nhọc, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn mà trong quá trình sản xuất chè mang lại như sâu bệnh vì vậy người trồng chè cần phải chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong sản xuất, thường xuyên phải học tập kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Về phương diện này đối với người trồng chè ở đây là một điểm mạnh vì họ rất chăm chỉ, cần cù đặc biệt là rất ham học hỏi, tìm hiểu
các phương pháp sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, điều này cần được duy trì và phát huy hơn nữa.
* Điểm yếu:
- Sản xuất theo thói quen: Tuy rằng người sản xuất chè có nhiều kinh nghiệm và ham học hỏi nhƣng trong đó không phải những kinh nghiệm hoàn toàn là tốt mà vẫn còn những kinh nghiệm chƣa đem lại kết quả tốt nhất, qua thời gian dài sản xuất thì đôi khi những kinh nghiệm đã không thể áp dụng vào sản xuất ở thời điểm này. Do đó khi sản xuất chè muốn đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải tuân theo các quy luật, kỹ thuật sản xuất chứ không nên làm theo thói quen. Sản xuất theo thói quen là điểm yếu của các nông hộ vì phần lớn các hộ đều sản xuất theo thói quen nên hiệu quả chƣa cao. Có thể lấy ví dụ nhƣ cách bón phân không đúng cách hay kể cả liều lƣợng phân bón.
- Thiếu phương tiện phục vụ sản xuất: Qua điều tra cho thấy số hộ có công cụ phục vụ sản xuất đầy đủ còn ít. Trong sản xuất chè, việc sử dụng đến công cụ tương đối nhiều nên khi thiếu máy móc là một hạn chế với các hộ nông dân. Khi có máy móc thiết bị sản xuất sẽ chủ động hơn trong sản xuất và sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như tưới nước chè trong mùa khô, các hộ có máy tưới sẽ chủ động tưới khi cần thiết còn hộ không có máy sẽ bị phụ thuộc nhiều vào người khác.
- Thiếu vốn: Qua điều tra cho thấy đại đa số hộ có nhu cầu vay vốn trong vụ sản xuất chè, điều này cho thấy rằng vốn đang là vấn đề khó khăn đối với người sản xuất chè . Khi vay vốn sản xuất thì người vay phải chịu lãi suất do đó cũng làm giảm bớt phần lợi nhuận nhận đƣợc.
- Hiệu quả của công tác khuyến nông chƣa cao: Với mỗi cây trồng thì đều có các phương pháp sản xuất khác nhau. Qua số liệu tổng hợp được cho thấy các hộ nông dân phần lớn thường không đi tập huấn hay hội thảo về cây chè do đó hiệu quả của công tác khuyến nông chƣa đƣợc nâng cao hiệu quả.
* Cơ hội:
- Đất đai tốt, phù hợp với cây chè: Qua các báo cáo của các cơ quan chức năng cho thấy đất đai ở đây khá phù hợp với cây trồng chè.
- Cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc hoàn thiện: Với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các xã của huyện Đình Lập cho thấy tình hình cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện hơn. Các tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện đang được mở mang và sửa chữa, mở rộng. Giúp cho việc vận chuyển hàng hóa hay giao thương với bên ngoài địa bàn huyện đƣợc diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các công trình về giáo dục, y tế, các công trình phục vụ cho sinh hoạt cũng được người dân và các cấp chính quyền xã, huyện quan tâm và đang hoàn thiện, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân sống trên địa bàn nghiên cứu.
- Các hộ dân được cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc chè một cách rất cẩn thận. Các hộ được phát các tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc thu hoạch chè, đồng thời được các cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn làm theo quy trình kỹ thuật để có đƣợc năng suất tốt nhất và có những sản phẩm chè chất lƣợng cao nhất.
- Các hộ thiếu vốn để sản xuất thì sẽ đƣợc công ty hỗ trợ vốn sản xuất bằng cách cung cấp các vật tư phục vụ sản xuất như phân bón v.v sau đó người dân sẽ thanh toán khi sau bán chè cho công ty.
* Thách thức:
- Đất đai manh mún: Việc sản xuất chè đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất tại địa phương, đồng thời điều kiện đất đai tại đây cũng phù hợp với việc sản xuất chè. Cũng nhƣ những vùng sản xuất chè trên toàn quốc thì diện tích canh tác chè của một hộ còn rất manh mún nhỏ lẻ. Với diện tích nhƣ vậy sẽ rất khó để người dân áp dụng các biện cơ giới hóa, và đồng bộ các biện pháp chăm sóc.
- Thời tiết thường xuyên biến đổi: Những năm gần đây thời tiết thường xuyên biến đổi khôn lường, mà sản xuất chè được tiến hành ngoài trời hầu hết phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tuy khí hậu là phù hợp với điều kiện sản xuất chè nhưng do sự biến đổi bất thường đã gây ra không ít khó khăn cho người trồng chè, chẳng hạn như nhiều năm hạn hán đến mức thiếu nước tưới cho chè gây chết hoặc giảm năng suất vườn chè. Vì vậy, trong thời gian tới cần theo dõi hơn nữa những diễn biến của thời tiết để có biện pháp hạn chế những rủi ro mà thời tiết đem đến.
- Giá cả vật tư ngày càng tăng cao: Mặc dù giá chè năm 2016 có hướng tăng lên tích cực nhƣng kéo theo đó là giá cả vật tƣ ngày càng tăng lên không ngừng, thậm
chí tăng nhanh hơn giá bán chè. Với số lƣợng diện tích nhƣ cũ, việc tăng giá vật tƣ cao sẽ làm tăng chi phí và từ đó làm giảm thu nhập. Do vậy đây cũng là một thách thức đối với người trồng chè.
- Sự bất ổn của thị trường: Giá cả luôn luôn biến động gây ra tâm lý lo lắng cho người sản xuất chè, như hiện tượng được mùa mất giá đã làm cho người dân không mạnh giạn đầu tư cho vườn cây vì sợ lỗ. Bên cạnh đó còn phải kể đến các nguồn lực đầu vào như lao động, vật tư,… cũng thay đổi liên tục làm cho người trồng chè không yên tâm.
- Yêu cầu về chất lƣợng ngày càng cao: Khi chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao thì đòi hỏi về chất lƣợng sản phẩm cũng tăng theo. Nhìn chung chất lượng chè của nước ta phần nhiều chưa đạt yêu cầu về chất lượng nên trên thị trường giá bán còn thấp, khó cạnh tranh được với những nước có chất lượng tốt hơn. Vì vậy để đáp ứng đƣợc những yêu cầu về chất lƣợng, ngay từ khi bắt tay vào sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải áp dụng những tiêu chuẩn đã đặt ra như bón phân đúng liều lượng, đúng thời điểm, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật... để nâng cao chất lƣợng chè sản phẩm sau chế biên. đây là những thách thức đặt ra với người trồng chè ở địa bàn nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chè được sản xuất trên toàn quốc và cả hàng nhập khẩu cho nên sự cạnh tranh giữa các sản phẩm là rất khốc liệt. Đồng thời hiện nay cũng có nhiều sản phẩm thay thế chè làm đồ uống nhƣ cà phê ..vv.
Nên sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. Chính vì vậy, người sản xuất chè tại công ty phải quan tâm tới các biến động thị trường, các sản phẩm trên thị trường để có những quyết định sản xuất đúng đắn nhất.