CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bảo vệ rừng dưới sự quản lý của cộng đồng người dân bản địa đã có lịch sử từ lâu đời, nhƣng sau thời kỳ đổi mới (1986) – các công cuộc cải cách kinh tế và đất đai đƣợc thực hiện thì những cộng đồng này và công tác QLBVR của họ mới nhận được sự hỗ trợ về kinh tế của Nhà nước. Trong thời kỳ đú, ẳ diện tớch rừng toàn quốc đó đƣợc chuyển giao từ quản lý quốc doanh sang các hộ gia đình và cá nhân. Đến cuối thế kỷ XX đầu XXI, nhà nước bắt đầu thử nghiệm các mô hình Quản lý rừng cộng đồng trong khuôn khổ các chương trình dự án cấp Quốc gia. Đến năm 2004 ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì các cấp quản lý rừng ở thôn bản mới thực sự đƣợc công nhận về mặt pháp lý.
Tính đến hiện tại, đã có không ít những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến việc dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của người dân địa phương ở Việt Nam, nhƣ:
Các tác giả Donovan D, Rambo A.T, Fox J, Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997)[5], đã đề cập đến các sản phẩm từ rừng và sức ép của người dân địa phương vào rừng. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng: Diện tích rừng già ở miền núi phía bắc Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng do việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác nhƣ: tre nứa, nấm, cây dƣợc liệu, động vật hoang dã và đƣợc xem như là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân miền núi.
Trần Ngọc Lân và các đồng sự (1999) [8], đã tiến hành nghiên cứu tại vùng đệm khu BTTN Pù Mát và dựa trên nghiên cứu này, cuốn sách “Phát triển bền vững vùng đệm khu BTTN và VQG” đƣợc ra đời năm 1999. Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống nông hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh
tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ.
Hiện tại, các nông hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các nông hộ có sự hiểu biết và có vốn đầu tƣ.
Nguyễn Huy Dũng cùng cộng sự (1999) [6], đã nghiên cứu các hình thức quản lý rừng cộng đồng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và lợi ích của quản lý mang lại cho cộng đồng người dân trong thôn bản.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng quản lý rừng cộng đồng ở đây đƣợc hình thành tự phát bởi cộng đồng dân bản trước thực tế và nhu cầu cuộc sống về lâm sản và sử dụng lâm sản. Đây là một mô hình, hình thức quản lý dựa trên các luật tục của cộng đồng cho hiệu quả tốt trong phát triển kinh tế và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng.
Một số địa phương như Sơn La và Lai Châu, thuộc vùng hoạt động của dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (Chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Nam - Cộng hoà Liên bang Đức) [5], đã xây dựng nên các mô hình quản lý rừng cộng đồng. Dự án đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh (Chi cục Kiểm lâm, chi cục Lâm nghiệp và chính quyền địa phương cấp huyện, xã) trong việc tiến hành giao quyền sử dụng rừng và đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, các đoàn thể và cộng đồng, hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất, xây dựng các quy ƣớc quản lý bảo vệ rừng thôn bản. Tiếp sau đó, một bước đột phá trong hoạt động quản lý rừng cộng đồng là dự án đã tiến hành xây dựng và áp dụng “Phương pháp đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia và lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng” cho các thôn bản trong vùng dự án. Đây là phương pháp được các nhà khoa học đầu ngành đánh giá là rất tốt cho việc quản lý sử dụng rừng trên các diện tích đã giao quyền sử dụng cho các hộ, các tổ chức và cộng đồng.
Vũ Hoài Minh và Hans Warfvinge (2002) [9], đã tiến hành đánh giá về thực trạng quản lý rừng tự nhiên bởi các hộ gia đình và cộng đồng địa phương
ở 3 tỉnh Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tiến hành tìm hiểu về sự hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề hưởng lợi, quyền sở hữu và các chính sách liên quan đến hình thức quản lý này. Trong 5 mô hình quản lý rừng cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương (hình thức quản lý của các đồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Thái) và được chính quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra các quy định, quản lý, sử dụng lâm sản cũng nhƣ các hoạt động xây dựng và phát triển rừng.
Hình thức quản lý ở Thuỷ Yên Thượng (cộng đồng là người kinh) được xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) với sự hỗ trợ của dự án quốc tế.
Trong hội thảo “Mạng lưới lâm nghiệp Châu Á” (Asia Forest Network) tháng 9/2003 tại Cao Bằng, Việt Nam [10]. Các nước thành viên đã thảo luận về các bước lập kế hoạch và xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng (đánh giá tài nguyên có sự tham gia, các chương trình quản lý tài nguyên rừng dựa trên cơ sở cộng đồng, thu nhập qua quản lý rừng cộng đồng, chương trình đánh giá và giám sát, các chính sách về quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng,…) các nước thành viên tham dự đi đến thống nhất các hoạt động thảo luận và đi đến thoả thuận hợp tác trong các lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng. Đây là một thành công của hội thảo và là bước ngoặt cho công tác quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng của các quốc gia trong khu vực.
Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn Tác giả Khuất Thị Lan Anh (2009) đã nghiên cứu các yếu tố kinh tế và xã hội chi phối các hình thức và mức độ tác động bất lợi của người dân địa phương tới tài nguyên rừng. Trong nghiên cứu này tác giả đã phần nào lƣợng hóa đƣợc mức độ tác động của người dân tới KBT như: Sử dụng tài nguyên rừng, khai thác các sản phẩm
rừng, sử dụng đất rừng để chăn thả gia súc, tác động đến TNR do các nguyên nhân rủi ro, các hoạt động khai thác vàng.
Việc xây dựng các KBT, cũng có tác động tích cực dến đời sống của người dân sống trong và xung quanh. Quyền sử dụng đất đã được trao cho các hộ sống trong vùng đệm của một số KBT. Trong nhiều trường hợp, các hộ gia đình trong các vùng đệm này nhận đƣợc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm hơn so với các cộng đồng bên cạnh. Đó là một lợi ích rõ ràng khi sống cạnh KBT. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho việc ổn định công tác quản lý đất đai trong vùng đệm của các KBT. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ cấp tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ sống trong vùng đệm. Nhiều hộ gia đình đã đƣợc lợi về tài chính từ các hợp đồng bảo vệ này và diện tích che phủ của một số khu vực đã tăng lên (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003).
Từ 02/02/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/QĐ-TTg cho phép thực hiện thí điểm Cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại ba Vườn Quốc Gia là VQG Xuân Thủy (Nam Định), VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và VQG Hoàng Liên Sơn (Lào Cai)[19] nhằm khuyến khích sự tham gia của các Ban quản lý rừng đặc dụng và cộng đồng địa phương để xây dựng khung cam kết cơ chế chia sẻ lợi ích sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường sự hỗ trợ của địa phương đối với việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng, Việc thực hiện phương án chia sẻ lợi ích được đánh giá đã giúp tăng cường nhận thức của người dân về tầm quan trọng của hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên trong hệ thống rừng đặc dụng. Trong một cơ chế công bằng, bên cạnh quyền lợi, các bên tham gia, gồm cả người dân, đã có trách nhiệm đối với việc quản lý bảo vệ rừng. Việc tạo ra sinh kế cho cộng đồng dân cƣ sống trong vùng đệm khu rừng đặc dụng đã thu hút đƣợc sự quan
tâm của người dân trong hoạt động bảo vệ rừng. Phương án chia sẻ lợi ích này cũng góp phần giúp tăng cường cơ chế phối hợp, tăng kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, giám sát cho Ban quản lý các VQG, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cƣ khu vực thực hiện thí điểm.
Nhìn chung, quản lí rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện nhƣ hiện nay.