Đặc điểm tài nguyên rừng tại KBTTN Xuân Nha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha tỉnh sơn la (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cơ bản về tài nguyên rừng và công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La

4.1.1 Đặc điểm tài nguyên rừng tại KBTTN Xuân Nha

Hiện trạng tài nguyên rừng tại Khu BTTN Xuân Nha đƣợc thể hiện nhƣ hình 4.1:

Hình 4.1 Hình mô tả hiện trạng rừng KBTTN Xuân Nha 4.1.1.1. Đặc điểm về diện tích

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (KBTTN) đƣợc thành lập năm 1986, đến năm 2002 UBND tỉnh Sơn La có Quyết định số 3440/2002/QĐ- UBND, ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập 4 ban

quản lý khu BTTN[22]. Ngày12/10/2009 UBND tỉnh Sơn La đã có Quyết định số 2744/QĐ-UBND “V/v giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho BQL khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha – Mộc Châu”,diện tích của khu rừng đặc dụng Xuân Nha là: 16.316,8 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.009,8 ha; Phân khu PHST là 6.307,0 ha nằm trên địa bàn 3 xã Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La[24].

Sau khi rà soát điều chỉnh quy hoạch rừng đặc dụng Xuân Nha và theo quyết định số 3256/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng Xuân Nha đến năm 2020 thì diện tích của Khu bảo tồn là 18.267,5 ha[24]. Trong đó, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đƣợc điều chỉnh lên 10.693,30 ha; Diện tích phân khu phục hồi sinh thái đƣợc điều chỉnh lên 7.567,7 ha, Phân khu dịch vụ hành chính 6,5 ha.

Căn cứ vào kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La và theo quyết định 3248/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 về việc phê duyệt rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030 thì diện tích của Khu bảo tồn là 18141,8 ha[25].

Số liệu cụ thể về diện tích rừng và đất rừng tại KBT trong thời gian này đƣợc trình bầy cụ thể ở bảng 4.1 và hình 4.2.

Bảng 4.1 Diện tích rừng và đất rừng tại KBTTN Xuân Nha

Hạng Mục Ký hiệu Chiềng Xuân Chiềng Sơn Tân Xuân Xuân Nha Tổng cộng

4016,08 2744,71 10731,6 649,41 18141,8

1. Có rừng 3904,15 2556,22 9003,4 559,99 16023,76

1.1. Rừng tự nhiên 3904,15 2556,22 8999,33 559,99 16019,7

Núi đất 3587,07 809,05 5330,54 442,19 10168,85

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu TXG 1265 3,3 988,9 - 2257,2

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX TB TXB 1455,61 23,01 773,04 191,41 2443,07

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo TXN 373,69 615,12 502,14 175,14 1666,09

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX phục hồi TXP 492,77 167,62 3066,46 75,64 3802,49

Núi đá 4,03 1037,73 2,25 - 1044,01

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu TXDG 0,32 88,7 - - 89,02

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TB TXDB - 645,34 0,95 - 646,29

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo TXDN 3,71 303,69 1,3 - 308,7

Tre luồng - - 896,93 - 896,93

Rừng tre luồng tự nhiên núi đất TLU - - 896,93 - 896,93

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 313,05 709,44 2769,61 117,8 3909,9

Rừng hỗn giao G-TN tự nhiên núi đất HG1 80,34 73,54 1045,59 95,23 1294,7

Rừng hỗn giao TN-G tự nhiên núi đất HG2 228,71 631,47 1723,99 22,57 2606,74

Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá HGD 4 4,43 0,03 - 8,46

1.2. Rừng trồng - - 4,07 - 4,07

Rừng gỗ trồng núi đất RTG - - 1,21 - 1,21

Rừng tre nứa trồng núi đất RTTN - - 2,86 - 2,86

2. Diện tích không có rừng 111,93 188,49 1728,2 89,42 2118,04

Diện tích núi đất DT1 23,75 22,89 428,54 14,06 489,24

Diện tích có cây gỗ tái sinh núi đất DT2 28,07 28,94 575,7 3,36 636,07

Diện tích có cây lâm nghiệp khác DK 0,4 13,7 57,84 11 82,94

Diện tích có cây nông nghiệp NN 59,71 122,96 666,12 61 909,79

(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng KBTTN Xuân Nha, 2018)

Rừng giàu 14.64%

Rừng nghèo 12.32%

Rừng trung bình 19.28%

Rừng phục hồi

23.73%

Rừng tre nứa 5.60%

Rừng hỗn giao

24.40%

Rừng trồng 0.03%

Rừng trồng,

4.07, 0.02%

Diện tích không có rừng, 2118.04,

11.67%

Rừng tự nhiên, 16019.7,

88.30%

Hình 4.2: Diện tích rừng và đất rừng của KBTTN Xuân Nha Theo kết quả trên, diện tích đất có rừng trên địa bàn của KBT là 16.023,76 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên chiếm 88,32% diện tích khu bảo tồn, độ che phủ rừng đạt trên 80%. Chất lƣợng rừng còn khá tốt, rừng giàu chiếm 14,63% diện tích đất có rừng, rừng trung bình chiếm 19,23%%, rừng nghèo chiếm 12,32% còn lại là rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng phục hồi chiếm 53,73% đất có rừng.

Diện tích rừng trồng là 4,07ha, chỉ chiếm 0.03% đất có rừng, gồm 2 loại cây chính là cây Keo, cây Lùng trồng trong phân khu phục hồi sinh thái. Đây chủ yếu là diện tích trồng rừng hỗ trợ gạo năm 2012 của Ban quản lý KBT.

Diện tích đất không có rừng trong khu bảo tồn vẫn còn khá lớn với 2118,04 ha, chiếm 11,67% diện tích đất rừng đặc dụng.

- Vùng đệm của KBTTN Xuân Nha

Vùng đệm của KBT Xuân Nha đƣợc quy hoạch là các xã nằm trong địa giới hành chính Tỉnh có các tiểu khu tiếp giáp với KBT Xuân Nha.

Theo dự án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Xuân Nha đến năm 2020 phê duyệt tại QĐ 3256/QĐ-UBND ngày 26/12/2013

và dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại quyết định 3248/QĐ-UBND ngày 26/12/2018. Vùng đệm của Khu BTTN Xuân Nha gồm diện tích xung quanh ranh giới khu vực 5 xã (Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân, Chiềng Sơn, Lóng sập). Số liệu về diện tích vùng đệm của KBTTN Xuân Nha đƣợc trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.3 .

Bảng 4.2 Diện tích vùng đệm của KBTTN Xuân Nha

TT Hạng mục Tổng

cộng

Chiềng Sơn

Chiềng Xuân

Lóng Sập

Tân Xuân

Xuân Nha 35.480,6 6.623,7 4.384,1 10.990,8 4.937,4 8.544,6 I Vùng đệm ngoài 32.275,5 6.196,6 4.195,5 10.990,8 2.541,4 8.351,2 1.1 Đất rừng sản xuất 16.284,3 2.422,2 3.270,9 3.769,2 1.330,7 5.481,6 1.2 Đất rừng Phòng hộ 8.137,0 774,2 253,1 4.258,8 1.067,3 1.783,6 1.3 Đất nông nghiệp 7.445,9 2.862,1 643,1 2.843,9 143,4 953,4

1.4 Đất Thổ cƣ 404,2 138,1 28,4 109,2 - 128,5

1.5 Đất quốc phòng 4,1 - - 9,7 - 4,1

II Vùng đệm trong 3.205,1 427,1 188,6 - 2.396,0 193,4

1.1 Đấy quốc phòng 0,8 0,8 - - - -

1.2 Đất Thổ cƣ 123,6 12,4 15,7 - 89,1 6,4

1.3 Đất nông nghiệp 3.080,7 413,9 172,9 - 2.306,9 187,0

Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất vùng đệm KBTTN Xuân Nha

Đất rừng sản xuất 45.90%

Đất rừng Phòng hộ 22.93%

Đất nông nghiệp 29.67%

Đất Thổ cư 1.49%

Đất quốc phòng 0.01%

Tổng diện tích vùng đệm của KBT là 35.480,6 ha. Diện tích vùng đệm trong 3.205,1 ha và vùng đệm ngoài 32.275,5 ha. Ở vùng đệm ngoài, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 75,66% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 50,45%, đây là quỹ đất khá lớn để địa phương phát triển nghề rừng mà không ảnh hưởng đến tài nguyên sẵn có của KBT. Ở vùng đệm trong của KBT có 11 bản dân cư sinh sống, với tổng số 1.232 hộ khoảng 6.180 người đang sinh sống, gây ảnh hưởng đến không nhỏ công tác QLBVR của KBT.

4.1.1.2. Đặc điểm về tài nguyên thực vật, động vật

Theo báo cáo điều tra các loài động thực vật tại KBTTN Xuân Nha năm 2014[2], KBT này là khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây Bắc có khu hệ thực vật không đồng nhất.Phần diện tích ở đây không còn rừng tự nhiên nguyên vẹn. Rừng tự nhiên ít bị tác động chỉ tồn tại từng vùng nhỏ ở những nơi xa xôi, hiểm trở, đi lại khó khăn hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối đá, sườn núi đá.

Thực vật trong xã đa dạng về thành phần loài nhưng kích thước cá thể trung bình loài nhỏ, nhiều cây gỗ quý không chỉ giảm về số lượng mà kích thước trung bình cũng giảm nhiều. Nhiều loài thực vật ƣa sáng nhƣ Thôi chanh, Thôi ba, Lộc mai, Cọc dào, Chè đuôi lươn, Mò lá tròn… và nhiều loài cây than cỏ nhƣ: Cỏ lào, Đơn buốt, Cỏ tranh, Cỏ chit, Cỏ lá, Cỏ long… tăng vụt về số lƣợng cá thể trong loài đã làm biến đổi diện mạo thảm thực vật trong khu vực.

Có nhiều họ thực vật điển hình trong khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ và coi là yếu tố bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa với các đại diện chính nhƣ các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Fabaceae)….

Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc tự hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cƣ) từ Malaysia – Indonesia, Hymalaya – Vân Nam – Quý Châu, Ấn Độ - Miến Điện di cƣ xuống định cƣ tại Việt Nam trong thành phần không nhiều, chủ

yếu là các đại diện chính nhƣ các loài cây của họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Gạo (Bombacaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Hồ đào (Junglandaceae), họ Long lão (Lauraceae)….

Có nhiều loài thực vật phân bố rộng ở miền nhiệt đới và á nhiệt đới nhƣ các loài trong họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Cesalpiniaceae), họ Trinh nữ (Minosaceae), họ Khoai lang (Covolvulaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae)….

Có nhiều họ thực vật lá kim có phân bố ở vùng á nhiệt đới núi thấp và vừa trong khu vực đại diện là các loài Bách tán, Pơ mu trong họ Hoàng đàn (Cupresaceae), Thông pà cò, Thông Tre, Thông 5 lá rủ pà cò, Du sam núi đất trong họ Thông (Pinaceae), Dây gắm thuộc ho Dây gắm (Gretaceae).

Cây đƣợc trồng mới chủ yếu là các loài nhƣ: Keo tai tƣợng, Keo lá Tràm, Xà cừ, Lim xẹt cánh, Trứng gà, Hồng xiêm, Cao su….

Hệ thực vật KBTTN Xuân Nha không chỉ có sự phong phú đa dạng về thành phần loài, là nguồn tài nguyên quan trọng mà còn là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2011) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP gồm 24 loài.

Cũng giống nhƣ hệ thực vật, hệ động vật của KBTTN Xuân Nha cũng rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loài thú, chim, bò sát, lƣỡng cƣ. Tuy nhiên do tình trạng săn bắt động vật rừng, khai thác tài nguyên rừng bừa bãi đã làm suy giảm mạnh các loài động vật rừngvà nơi cƣ trú của chúng.

Các loài thú của KBTTN Xuân Nha khá đa dạng và phong phú, gồm có 24 họ và 81 loài. Đáng chú ý tại KBTTN Xuân Nha nhóm thú có ý nghĩa bảo tồn cao là bộ Linh trưởng (Primates), hiện tại ghi nhận được 7 loài Linh trưởng bao gồm: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ mốc (Macaca assamensis),

Khỉ vàng (Macaca mulatta), Voọc xám (Trachypithecus crepusculus), Voọc má trắng (Trachypithecus francoisi).

KBTTN Xuân Nha là nơi cứ chú của rất nhiều loài chim, gồm có 50 họ và 223 loài. Thành phần các loài chim tương đối đa dạng và phong phú, với sự có mặt của nhiều loài chim có giá trị bảo tồn cao nhƣ các loài thuộc họ Trĩ (Phasianidae), họ Nuốc (Trogonidae), họ Hồng hoàng (Bucerotidae), họ Khướu (Timaliidae).

Các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN Xuân Nha gồm có 24 họ và 66 loài. Về bò sát có 15 họ, trong đó có một số họ phổ biến như họ Rắn nước (Colubrridae), họ Rắn hổ (Elapidae), họ Rùa núi (Testudinidae), họ Tắc kè (Gekkonidae)… Về lƣỡng cƣ có 6 họ, với mốt số họ nhƣ ếch nhái thực (Dicroglossidae), họ ếch nhái (Ranidae), họ Cóc bùn (Megophryidae).

Nhìn chung hệ thực vật, động vật ở rừng trong KBTTN Xuân Nha còn giữ đƣợc sự phong phú về loài nhƣng nghèo về số lƣợng cá thể trong loài, kích thước cá thể của loài nhỏ. Tuy nhiên hệ thực vật, động vật này ngày càng bị suy giảm nên cần có các biện pháp làm ngăn ngừa tình trạng suy giảm tài nguyên rừng, trong đó khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha tỉnh sơn la (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)