Thực trạng công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha tỉnh sơn la (Trang 56 - 66)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cơ bản về tài nguyên rừng và công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La

4.1.2. Thực trạng công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha

4.1.2.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng của ban quản lý khu BTTN Xuân Nha (hạt kiểm lâm KBTTN Xuân Nha).

KBTTN Xuân Nha đã đƣợc tỉnh Sơn La tổ chức đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng năm 2002, đồng thời cho quy hoạch để thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng theo phương án giao đất lâm nghiệp, giao rừng tại Quyết định 2396/QĐ-UB ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La[24], với quan điểm không di rời dân ra khỏi vùng lõi, mà bố trí quy hoạch đất đai đảm bảo đời sống cho cộng đồng người dân trong khu vực.

- Cơ cấu tổ chức: Khu BTTN Xuân Nha đƣợc thành lập theo Quyết định số: 3440/QĐ-UB ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La[22], cơ cấu tổ chức gồm: Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm với tổng biên chế 19 cán bộ, trong đó 7 đại học và 12 trung cấp chủ yếu đƣợc đào tạo tại các ngành học Lâm nghiệp và Nông nghiêp. Sơ đồ bộ máy BQL KBTTN Xuân Nha đƣợc thể hiện nhƣ hình 4.4.

Hình 4.4 Sơ đồ bộ máy BQL KBTTN Xuân Nha (Hạt kiểm lâm rừng đặc dung Xuân Nha)

Giám đốc KBTTN kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm KBTTN Xuân Nha thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực quản lý bảo

Kiểm lâm địa bàn 12 cán bộ Giám đốc

(Kiêm hạt trưởng)

Phó giám đốc (Kiêm phó hạt trưởng)

Phó giám đốc (Kiêm phó hạt trưởng)

Bộ phận pháp chế - cơ động

PCCCR

Bộ phận kế toán – thủ quỹ văn thƣ

Bộ phận kỹ thuật

Trạm QLBVR xã Chiềng Sơn (5 người)

Trạm QLBVR xã

Chiềng Xuân (2 người)

Trạm QLBVR xã Tân Xuân –

Xuân Nha (5 người)

vệ rừng theo pháp luật và theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ…

Phó giám đốc kiêm phó Hạt trưởng là người giúp việc cho Hạt trưởng và thực hiện nhiệm vụ do Hạt trưởng phân công; chịu trách nhiệm cá nhân trước Pháp luật và trước Hạt trưởng về những nhiệm vụ được phân công;

được sử dụng quyền hạn của Hạt trưởng khi giải quyết công việc trong lĩnh vực công tác đƣợc phân công theo quy định của Pháp luật.

Bộ phận Pháp chế, thanh tra, cơ động và PCCCR: Tham mưu cho lãnh đạo Hạt xử lý các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hạt trưởng về công tác thanh tra, pháp chế, kiểm tra xử lý các vụ vi phạm…; phối hợp với các Trạm QLBVR cửa rừng kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; hướng dẫn, kiểm tra Kiểm lâm địa bàn công tác lập hồ sơ các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Bộ phận khoa học kỹ thuật: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Hạt trưởng về công tác khoa học, kỹ thuật của đơn vị; Xây dựng các đề xuất dự án về bảo tồn thiên nhiên, bảo về đa dạng sinh học; Quản lý tài liệu, dữ liệu giao đất, giao rừng, hồ sơ quy hoạch Khu rừng đặc dụng Xuân Nha, kết quả điều tra đánh giá đa dạng sinh học và cập nhật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm; Lưu trữ hồ sơ thiết kế khoanh nuôi bảo vệ rừng;

Xây dựng Phương án, Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng và các văn bản triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm.

- Công tác PCCCR: Công tác PCCCR đã đƣợc quan tâm và đầu tƣ thích đáng. Ban quản lý KBTTN Xuân Nha thường xuyên tham mưu cho Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn ban hành các văn bản triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng gồm: Phương án PCCCR mùa khô, Chỉ thị, Kế hoạch chỉ đạo các cơ sở bản thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng để chủ động đối phó với các tình huống cháy rừng có thể xảy ra trên địa bàn; chủ động phối

hợp với UBND các xã trên địa bàn cùng nhiều ban ngành khác nhƣ: Công an, bộ đội biên phòng và nhân dân địa phương trong công tác PCCCR. Phấn đấu hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra đồng thời chú trọng đến công tác PCCCR ở các vùng trọng điểm. Tuy nhiên tình trạng cháy rừng vẫn xẩy ra, nguy cơ cháy còn cao do thói quen dùng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, săn bắt động vật rừng, đặc biệt tại khu vực giáp ranh biên giới Việt-Lào, người dân nước bạn Lào thường xuyên đốt đồng cỏ gây cháy lan vào rừng.

Theo thống kê của Ban quản lý KBTTN Xuân Nha, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn đã xẩy ra 04 vụ cháy rừng, làm thiệt hại nhiều ha rừng, cụ thể:

+ Trong Quý I năm 2016 đã xảy ra 02 vụ cháy rừng đặc dụng Xuân Nha, làm thiệt hại 1,2 ha rừng đặc dụng.

+ Tháng 4 năm 2019 đã xảy ra 02 vụ cháy rừng làm thiệt hại 6,2 ha rừng đặc dụng. Do địa hình bị chia cắt mạnh, núi đá hiểm trở, công tác chữa cháy đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo PCCCR huyện và sự hỗ trợ lực lƣợng kịp thời của tỉnh nên đã dập tắt đƣợc đám cháy rừng không để lan rộng, diện tích rừng bị thiệt hại 6 ha rừng tái sinh núi đá.

Hình 4.5. Hình ảnh chữa cháy rừng tại KBTTN Xuân Nha

- Công tác giao khoán bảo vệ rừng: Theo số liệu từ bộ phận kỹ thuật - KBTTN Xuân Nha, năm 2016-2018, diện tích đã thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng là 20.664 ha theo nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ; từ năm 2015-2020 thực hiện khoán bảo vệ rừng 2.000 ha theo nguồn hỗ trợ từ dự án kfW7. Ngoài ra, Ban quản lý KBTTN Xuân Nha đã khoán bảo vệ rừng nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm đối với toàn bộ diện tích rừng.

- Công tác tuyên truyền: Trong mùa khô hanh năm 2018-2019, Ban quản lý KBTTN đã phối hợp UBND các xã tổ chức 19 hội nghị tuyên truyền tại các bản và ký cam kết Bảo vệ rừng thực hiện quy định an toàn về PCCCR với 1.117 chủ hộ sinh sống và canh tác bên trong rừng đặc dụng tham gia dự họp. Củng cố 19 tổ bảo vệ rừng tại các bản bên trong rừng đặc dụng với số thành viên là 188 người.

Công tác tuần tra rừng: 03 trạm Kiểm lâm đã đƣợc thành lập trên địa bàn quản lý và xây dựng mạng lưới QLBVR đến địa bàn tất cả các xã. Trong những năm qua Ban quản lý KBTTN Xuân Nha đã quán triệt và thực hiện chỉ đạo xuyên suốt trong công tác QLBVR theo hướng toàn diện và đồng bộ; bảo vệ tận gốc, ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá rừng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, tăng cường pháp chế, thanh tra. Tổ cơ động thường xuyên phối hợp kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, vùng trọng điểm đảm bảo cho việc QLBVR đƣợc chặt chẽ và đạt hiệu quả cao.

Thực hiện Nghị định số 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về QLBVR, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, Ban quản lý KBTTN Xuân Nha đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát tại rừng, đầu tư phương tiện đi lại cho lực lượng bảo vệ rừng, các phương tiện thông tin và các phương tiện PCCCR,

tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng,...Do vậy, đã kiểm soát, ngăn chặn kịp thời và hạn chế đƣợc nhiều vụ khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép của các đối tượng vi phạm trên địa bàn quản lý, những nơi trước đây được xem như trọng điểm phá rừng đến nay đã giảm hẳn, ngăn chặn đƣợc nhiều vụ cháy rừng có nguy cơ bùng phát.

Từ năm 2016 đến hết năm 2018, Khu BTTN Xuân Nha đã ngăn chặn và xử lý 70 vụ vi phạm Luật BV&PTR. Có thể nói rằng công tác QLBVR ở đây đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần to lớn trong công tác quản lý, giữ vững cảnh quan, môi trường sinh thái...

Hình 4.6. Kiểm lâm KBTTN Xuân Nha phối hợp tổ BVR bản tuần tra BVR

(Nguồn: Lường Văn Phùng)

4.1.2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng của chính quyền xã

Mọi hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn xã đều đƣợc Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha chỉ đạo Trạm Kiểm lâm địa bàn các xã phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Chính quyền các xã đã tổ chức thực hiện tốt Quyết định 07/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng đã có tác dụng tích cực, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý bảo vệ rừng.Ban Lâm nghiệp xã cùng với cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho chủ tịch UBND xã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng, thành lập tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực về phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.

Sơ đồ mô hình tổ chức công tác quản lý bảo vệ rừng của các xã trong khu BTTN Xuân Nha đƣợc thể hiện nhƣ hình:

Hình 4.7. Sơ đồ mô hình tổ chức công tác quản lý bảo vệ rừng các xã

Chủ tịch UBND xã

Ban lâm nghiệp xã

Tổ quản lý

bảo vệ rừng

Tổ quản lý

bảo vệ rừng

Tổ quản lý

bảo vệ rừng

Tổ quản lý

bảo vệ rừng

Hộ gia đình Tổ quản lý

bảo vệ rừng

Chủ tịch UBND xã (Trưởng ban quản lý bảo vệ rừng) thực hiện công tác quản lý theo pháp luật thông qua sự phối hợp với các ban ngành ở địa phương như: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Công an huyện, đồn biên phòng….Ban Lâm nghiệp xã phụ trách công tác lâm nghiệp ở địa phương, cùng với Kiểm lâm địa bàn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương. Tổ bảo vệ rừng thôn gồm 9-10 người do Trưởng bản làm tổ trưởng, có lịch tuần tra rừng 4 lần trong tháng và là lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.

Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng của xã còn không ít khó khăn do đời sống nhân dân còn nghèo, người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chƣa nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, còn thờ ơ, không có biện pháp ngăn chặn việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp đƣợc giao.

Số liệu thống kê tình hình vi phạm quy định QLBVR tại các xã trong KBT giai đoạn 2016-2018 đƣợc thể hiên tại bảng 4.3 và hình 4.8.

Bảng 4.3 Thống kê tình hình vi phạm QLBVR tại các xã trong KBTTN Xuân Nha giai đoạn 2016-2018

STT Tên Xã Tổng

Số Vụ

Hành Vi Vi Phạm Khai

Thác

Cất Giữ

Vận

Chuyển Phá

Rừng Cháy Rừng

Năm 2016 13 0 6 7 0 2

1 Xã Chiềng Sơn 3 - 2 1 - -

2 Xã Chiềng Xuân 1 - 1 - - 1

3 Xã Tân Xuân 5 - 2 3 - 1

4 Xã Xuân Nha 4 - 1 3 - -

Năm 2017 17 0 5 9 1 0

1 Xã Chiềng Sơn 4 - 2 2 - -

2 Xã Chiềng Xuân 2 - - 1 - -

3 Xã Tân Xuân 8 - 1 5 1 -

4 Xã Xuân Nha 3 - 2 1 - -

Năm 2018 40 1 6 7 26 0

1 Xã Chiềng Sơn 9 - 5 4 - -

2 Xã Chiềng Xuân 1 1 - - - -

3 Xã Tân Xuân 30 - 1 3 26 -

Tổng 70 1 17 23 27 2

Hình 4.8. Thống kê tình hình vi phạm QLBVR các xã trong KBTTN Xuân Nha từ năm 2016-2018.

3 1

5 4

4 2

8

3 9

1

30

0 0

5 10 15 20 25 30 35

Xã Chiềng

Sơn Xã Chiềng Xuân Xã Tân Xuân Xã Xuân Nha

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhìn chung, các vụ vi phạm quy định về QLBVR tại KBTTN Xuân Nha tập trung chủ yếu tại xã Tân Xuân (61,42% tỷ lệ vi phạm), xã Chiềng Sơn (22,85%) và có xu hướng tăng qua các năm, trong khi xã Xuân Nha (10%) và xã Chiềng Xuân (5,7%) có tỷ lệ vi phạm thấp và có xu hướng giảm hàng năm.

Năm 2018, xã Tân Xuân có 26 vụ phá rừng làm nương, qua trao đổi với cán bộ chính quyền địa phương cho biết: tình trạng phá rừng ở xã Tân Xuân tăng trong năm 2018 là do sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, diện tích họ phá là diện tích nương cũ bỏ hoang từ lâu đã tái sinh thành rừng, mới bát đầu chỉ một vài hộ phát, tuy nhiên do xã chƣa phát hiện kịp thời, dẫn đến các hộ có nương cũ gần đấy cũng tiến hành phát rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên trước hết là do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tập hợp các tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy đƣợc năng lực cộng đồng và cũng chưa nâng cao được nhận thức của người dân. Ngoài ra, Chính quuyền xã lại ít quan tâm đến việc quản lý bảo vệ rừng. Đối với các hành vi xâm hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng thì lại không đƣợc xử lý, nếu có thì cũng chỉ là mức độ nhắc nhở. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức bảo vệ rừng của người dân.

Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha tỉnh sơn la (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)