Những giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha tỉnh sơn la (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha

4.4.2. Những giải pháp về kinh tế

4.4.2.1. Nâng cao thu nhập cho người tham gia quản lý bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội cộng đồng:

Các giải pháp về kinh tế đƣợc xem là các giải pháp quan trọng nhất vì nhu cầu sử dụng, sinh hoạt, thu nhập của người dân có ảnh hưởng lớn đến hành vi và ý thức của con người.

Thực tế, các giải pháp tiến tới quản lý rừng cộng đồng đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cƣ và nâng cao thu nhập cho các đối tƣợng cùng tham gia. Nghiên cứu đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể sau:

- Các nguồn kinh phí thu đƣợc từ các hoạt động quản lý rừng cộng đồng nhƣ bán lâm sản thu đƣợc từ khai thác và vận chuyển trái phép, nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức chính phủ trong nước và phi chính phủ quốc tế,… sẽ trích một phần để trả phụ cấp ổn định (ít nhất là bằng số tiền họ thu nhập được từ sản phẩm của rừng trước đây) cho các thành viên tham gia quản lý rừng cộng đồng.

- Hiện nay, các xã trong địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha đang thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ của nhà nước như: Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình 135;

Chương trình 134 ; Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng Rừng đặc dụng Xuân Nha giai đoạn 2013 - 2020; Dự án trồng rừng thay thế vùng ngập thủy điện Trung Sơn; Dự án trồng Tre luồng cung cấp nguyên liệu,… Tất cả các chương trình, dự án này phải đƣợc tổ chức thực hiện hiệu quả, ƣu tiên kinh phí để đầu tƣ cho công tác bảo vệ, phát triển rừng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân từ đó sẽ giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng trong KBT.

- Nghiên cứu đề xuất đầu tư phát triển du lịch sinh thái đưa vào chương trình hoạt động trong quản lý rừng cộng đồng để tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cƣ cụ thể nhƣ leo núi mạo hiểm đỉnh Pha Luông, du lịch làng quê thăm Cột Mốc quốc gia, du lịch cửa khẩu Lóng Sập mua săm hàng hóa…

4.4.2.2. Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng, sản xuất hàng hóa ở địa phương:

1. Đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, phát huy tiềm năng sản xuất hàng hoá ở địa phương:

Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm, ngoài việc khai thác các sản phẩm tre, nứa từ rừng tự nhiên, dẫn đến gia tăng hoạt động xâm hại tài nguyên rừng cần phải hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề hiện đang

có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, nuôi ong, chế biến nông sản,… việc phát triển những ngành nghề phụ đã đƣợc cán bộ xã xác nhận nhƣ một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.

Hiện tại ở địa phương đang có một số mặt hàng có triển vọng phát triển kinh tế nhƣ: Sa nhân, nấm linh tri. Máu chó, củ 30, măng khô, các sản phẩm từ đan lát nhƣ sàng, thúng,… Đây là những sản phẩm có thể mang lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương, cần phải phát triển, mở rộng diện tích gây trồng và tìm thị trường tiêu thụ trong những năm tới, đăc biệt, cần khuyến khích nhân dân trong vùng liên kết để phát triển các cây dƣợc liệu quý.

2. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản:

Thị trường lâm sản ở địa phương hiện tại chưa phát triển đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ nhƣ các loại cây dƣợc liệu, cây thuốc, song mây, cây cho nhựa dầu. Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường, phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Điều này không khuyến khích được người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Vì vậy, nhiều người được phỏng vấn đã cho rằng đầu tư phát triển thị trường lâm sản góp phần tăng thu nhập kinh tế, thu hút được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

3. Đầu tư hỗ trợ cho các hộ gia đình:

Hỗ trợ vốn đầu tƣ sản xuất là điều kiện cần thiết và không thể thiếu đƣợc đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Đối với các hộ gia đình nghèo trên địa bàn, việc tạo đƣợc nguồn vốn lại càng trở nên quan trọng.

Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ đầu tƣ vốn cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nhƣ cho vay theo chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, không tính lãi suất khi vay vốn trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ,…

4.4.2.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

1. Đầu tư nâng cấp đường giao thông trong xã:

Hiện tại các tuyến đường từ xã Chiềng Sơn vào Chiềng Xuân, xã Xuân Nha vào xã Tân Xuân đã xuống cấp nghiêm trọng, các con đường vào bản Sa Lai xã Tân Xuân, bản Suối Thín xã Chiềng Sơn, bản Pù Lầu xã Xuân Nha đang còn là đường đất, cực kỳ khó đi lại vào mùa mưa, ngoài ra bản Suối Thín xã Chiềng Sơn hiện tại vẫn đang sài điện nước thường xuyên bị thiếu điện. Vì vậy, đầu tư sửa chữa nâng cấp hệ thống giao thông đến các bản và mạng lưới điện đƣợc xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

2. Đầu tƣ các công trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động văn hoá,… phục vụ lễ hội, phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc liên quan đến quản lý rừng. Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh quy ƣớc các làng, bản về quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.

4.4.2.4. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư:

1. Vốn ngân sách:

Vốn chương trình mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng cho các hạng mục bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng và điều hành quản lý.

Vốn 135 và định canh định cƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội địa phương, vốn từ UBND tỉnh và các ngành hỗ trợ một phần cho công tác tuyên truyền và mua sắm trang thiết bị.

2. Vốn kêu gọi đầu tư quốc tế:

Kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tƣ cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục, đào tạo tập huấn và trang thiết bị tăng cường năng lực từ các tổ chức quốc tế như VCF, WWF, UNDP, một số tổ chức phi chính phủ và một số quốc gia khác.

3. Vốn các bên đóng góp:

UBND huyện, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện đóng góp vốn bằng nguồn thu đƣợc từ các hoạt động nhƣ: Trích một phần kinh phí thu đƣợc từ các vụ vi phạm buôn bán, khai thác lâm sản trái phép, lợi nhuận kinh doanh nghề rừng của một số doanh nghiệp, ngoài ra còn có sự đóng góp công lao động cho các hoạt động bảo vệ phát triển rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha tỉnh sơn la (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)