Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Các phương pháp xử lý số liệu
2.4.2.1. Phương pháp chuyên gia - phân tích SWOT
Tổng hợp thông tin để đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt. Định hướng phân tích được diễn giải ở bảng sau:
Bảng 2.1. Mẫu bảng phân tích SWOT thực trạng công tác quản lý TNTN Điểm mạnh
Những đặc điểm tạo nên năng lực tốt trong quản lý TNTN của cộng đồng
Điểm yếu
Những tồn tại trong nội bộ cộng đồng làm giảm tính hiệu quả trong quản lý TNTN Cơ hội
Những điều kiện thuận lợi trong tương lai
cần tận dụng
Điểm mạnh - Cơ hội Có thể phát huy những điểm mạnh như thế nào để lợi dụng các cơ hội
Điểm yếu - Cơ hội Có thể khắc phục những điểm yếu bằng cách nào để lợi dụng các cơ hội
Thách thức Những khó
khăn trong tương lai phải
đối mặt
Điểm mạnh - Thách thức Có thể phát huy những điểm mạnh như thế nào để vượt qua các thách thức có xu hướng cản trở mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững
Điểm yếu - Thách thức Có thể khắc phục những điểm yếu bằng cách nào để vượt qua các thách thức có xu hướng cản trở mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững
2.4.2.2. Phương pháp thống kê thường quy
Thống kê tỉ lệ % số người hoàn thành, số người trả lời cùng ý tưởng trong từng câu hỏi, nhóm câu hỏi (liên quan đến: kiến thức, kỹ năng, thái độ, rào cản) trong phiếu phỏng vấn người dân bản Kịt;
Thống kê tỉ lệ % số người hoàn thành, số người trả lời cùng ý tưởng trong từng câu hỏi, nhóm câu hỏi(liên quan đến: kiến thức, kỹ năng, thái độ, rào cản) trong phiếu phỏng vấn các bên liên quan ngoài cộng đồng.
2.4.2.3. Phương pháp phân tích xác định các rào cản
Các mẫu câu hỏi (phân tích) xác định các rào cản cần xóa bỏ để thay đổi hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã được tham khảo ở tài liệu Chương trình hỗ trợ đa dạng sinh học Hoa Kỳ (Byers, 2000). Định hướng phân tích được diễn giải ở mẫu bảng sau:
Bảng 2.2. Mẫu bảngcâu hỏi thiết kế chương trình giáo dục bảo tồn
Câu hỏi Trả lời
1. Hiểu biết:
Những người đang có hành vi này có biết rằng họ đang phá hoại tài nguyên thiên nhiên hay không?
2. Quan điểm giá trị:
Họ có quan tâm việc tài nguyên thiên nhiên đang bị hành vi này hủy hoại không?
3. Các chuẩn mực xã hội (đạo đức):
Họ có quan tâm xem các thành viên khác trong cộng đồng nghĩ gì về họ khi họ thực hiện hành vi này hay không?
Trong cộng đồng, ai là người có ảnh hưởng hoặc được coi là tiêu biểu cho các hành vi có tính bền vững/hoặc không bền vững?
4. Các yếu tố văn hóa xã hội:
Có những tín ngưỡng tôn giáo hoặc những điều cấm kị nào ảnh hưởng tới hành vi đó?
Sự giao thoa văn hóa có ảnh hưởng đến hành vi đó hay không?
Câu hỏi Trả lời
5. Lựa chọn:
Liệu con người có những lựa chọn hoặc giải pháp thay thế để tài nguyên thiên nhiên không bị phá hoại không?
6. Kỹ năng:
Liệu con người có những kỹ năng và phương tiện để tận dụng lợi thế của các lựa chọn và giải pháp thay thế?
7. Kinh tế:
Những yếu tố kinh tế quan trọng nào có tác dụng khuyến khích hành vi không thân thiện đó? (bất kể nhận thức, quan điểm, các yếu tố văn hóa xã hội, những lựa chọn và kỹ năng) 8. Luật pháp:
Có đầy đủ các điều luật, quy chế, biện pháp cưỡng chế và hình phạt thích hợp để ngăn cản hoặc chặn đứng các hành vi này hay không?
9. Chính sách:
Các chính sách của Đảng và Nhà nước có tác dụng khuyến khích hay không khuyến khích hành vi này?
10. Giới:
Giới có ảnh hưởng tới hành vi không?
11. Tiếp cận hoặc quyền sở hữu tài nguyên:
Hành vi này có bị ảnh hưởng do sự khác nhau giữa những người sử dụng trong việc tiếp cận hoặc sở hữu tài nguyên?
Chương 3