Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc trưng năng lực của các bên liên quan đến công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt
3.2.1. Đánh giá kiến thức - kỹ năng - thái độ của người dân bản Kịt
Toàn bộ người dân bản Kịt đều là dân tộc Mường; tôi đã phỏng vấn 30 người dân (chiếm 13,95% tổng số nhân khẩu của bản), với cơ cấu thành phần như sau: (1).Về độ tuổi: 5 người dưới 25 tuổi (chiếm 16,67% tổng số người phỏng vấn); 17 người từ 25-40 tuổi (chiếm 56,67%) và; 8 người trên 40 tuổi (chiếm 26,66%); (2).Về giới: 18 người Nam (chiếm 60%) và; 12 người Nữ (chiếm 40%); (3).Về học vấn: 10 người học hết cấp I (chiếm 33,33%); 17 người học hết cấp II (chiếm 60 %) và; 03 người học hết cấp 3 (chiếm 6,67%).
Kết quả điều tra, đánh giá nhận thức/kiến thức của người dân bản Kịt cho thấy: 100% số người được phỏng vấn đều biết được các giá trị kinh tế trực tiếp và gián tiếp về sinh thái của tài nguyên rừng; nhận thức được tác động tiêu cực của gia tăng dân số và khai thác quá mức tài nguyên rừng đến đa dạng sinh học. Tuy nhiên chỉ có 02 người (chiếm 6,67%) chỉ ra được giá trị gián tiếp về văn hóa - tín ngưỡng của tài nguyên rừng; và 01 người (chiếm 3,33%) chỉ ra được cơ chế tác động gây suy thoái đa dạng sinh học (hình 3.11; hình 3.12;
hình 3.13).
Hình 3.11. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với nhận thức/kiến thức của người dân
Những người có kiến thức tốt hơn này đều ở độ tuổi trên 40, nam giới và học hết cấp II, một người duy nhất hiểu rõ mối liên hệ giữa hành vi với môi trường để chỉ ra cơ chế tác động gây suy thoái đa dạng sinh học chính là tổ trưởng tổ bảo vệ rừng (ông Hà Văn Thao). Điều này cho thấy những kiến thức về rừng và đa dạng sinh học mà người dân có được phần nhiều là nhờ sự trải nghiệm trong sản xuất và đời sống hằng ngày, công tác tuyên truyền bảo vệ rừng thường xuyên của ban quản lý KBTTN Pù Luông đã tác động đến nhận thức của tổ bảo vệ rừng bản Kịt.
Hình 3.12. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với nhận thức/kiến thức của người dân
Hình 3.13. Biểu đồ mối liên hệ giữa học vấn với nhận thức/kiến thức của người dân
Kết quả điều tra, đánh giá quan điểm/thái độ của người dân bản Kịt đã cho thấy đa phần (chiếm 83,33%) người dân quan tâm đến vấn đề suy thoái rừng. Tuy nhiên, số người có quan điểm đúng đắn về nguyên nhân gây suy thoái khu rừng gần bản là thấp (chiếm 33,33%); không nhiều người (chiếm 40%) sẵn lòng tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, (hình 3.14; hình 3.15; hình 3.16).
Hình 3.14. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với quan điểm/thái độ của người dân
Hình 3.15. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với quan điểm/thái độ của người dân
Những người ít quan tâm đến vấn đề suy thoái rừng chủ yếu thuộc nhóm đối tượng: người trẻ tuổi (< 25 tuổi), học vấn cấp II; những người có quan điểm không đúng về nguyên nhân suy thoái rừng ở khu vực chủ yếu là nam giới trên 25 tuổi học hết cấp I và cấp II bởi phần nhiều họ đổ lỗi do người từ địa phương khác đến đây khai thác hoặc cho rằng diện tích và chất lượng rừng không giảm đi; những người không muốn tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng chủ yếu thuộc nhóm đối tượng: người trẻ tuổi và ngưởi già, nữ giới, học vấn cấp I và cấp III bởi họ ngại thay đổi nếp sinh hoạt hằng ngày hoặc bởi có nhiều vấn đề khác thu hút họ hơn.
Hình 3.16. Biểu đồ mối liên hệ giữa học vấn với quan điểm/thái độ của người dân Kết quả điều tra, đánh giá lựa chọn/kỹ năng của người dân bản Kịt được thể hiện ở các biểu đồ (hình 3.17; hình 3.18; hình 3.19). Kết quả cho thấy:
có đến 30% người dân không có lựa chọn khác thay thế việc khai thác rừng đặc dụng; những người này chủ yếu thuộc độ tuổi dưới 25, nam giới, học vấn cấp I. Trong số 21 người (chiếm 70%tổng số người phỏng vấn) có lựa chọn thay thế khai thác rừng đặc dụng thì chỉ có 17 người (chiếm 80,95% số người có lựa chọn, và chiếm 56,67% tổng số người phỏng vấn) có kỹ năng áp dụng các phương án lựa chọn; những người này chủ yếu thuộc độ tuổi trên 40, học vấn cấp III.
Hình 3.17. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với lựa chọn/kỹ năng của người dân
Hình 3.18. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với lựa chọn/kỹ năng của người dân