Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4.2. Định hướng biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực bản Kịt
Mục tiêu của các hoạt động giáo dục bảo tồn là thay đổi các hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã tại khu vực bản Kịt. Các hành vi này có thể của người trong bản nhưng cũng có thể của người ngoài bản. Các biện pháp tác động mang tính chất là hoạt động giáo dục cũng sẽ khác với các biện pháp tác động về mặt kỹ thuật. Trên cơ sở phân tích cơ chế duy trì 05 hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã ở phần trên, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp tác động nhằm thay đổi các hành vi này. Cụ thể như sau:
(1). Cung cấp thông tin và kiến thức thông qua truyền thông
Những thông tin và kiến thức mà đối tượng tuyên truyền không biết dẫn đến còn hành vi săn bắt động vật hoang dã và thu hái cạn kiệt lâm sản ngoài gỗ (người dân bản Kịt) và sự thờ ơ/hậu thuẫn cho các hành vi này của các cơ quan chức năng trên địa bàn. Cách tiến hành phù hợp với các đối tượng trên bao gồm: (1). Tuyên truyền trên loa phát thanh ở bản Kịt về thu hái bền vững các loài cây - con cho lâm sản ngoài gỗ; (2). Phát lịch tết cho từng hộ gia đình ở bản Kịt; (3). Phát áo phông, mũ cho cán bộ UBND xã Lũng Cao, các đơn
vị/ban ngành trên địa bàn huyện Bá Thước. Trên lịch, áo phông, mũ có in hình ảnh các loài độngvật hoang dã quan trọng của KBT Pù Luông và thông điệp bảo vệ chúng.
(2). Thiết kế và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
Chương trình nâng cao nhận thức cần được thiết kế để thay đổi các quan điểm giá trị của người dân bản Kịt (quan tài lo hậu sự phải đục nguyên một cây gỗ lớn; đã làm nhà thì phải dựng nhà sàn; đã chăn nuôi gia súc lớn thì thả rông trong rừng) và người ngoài cộng đồng (săn bắt động vật hoang dã là trò tiêu khiển của đại gia). Cách tiến hành phù hợp sẽ là: (1). Đầu tiên tổ chức nhiều đợt sinh hoạt văn nghệ cho cộng đồng như: xem chiếu phim, múa rối, đóng kịch… có nội dung kịch bản phê phán các quan điểm giá trị trên; (2). Rà soát lại các quy định trong hương ước của bản Kịt, đề xuất lược bỏ/bổ sung một số điều khoản, quy định liên quan; (3). Họp dân để thông qua hương ước; (4). Phổ biến trên loa phát thanh để toàn dân bản Kịt biết. Ngoài ra, phối hợp với các trường cấp 1, cấp 2 trên địa bàn xã Lũng Cao lồng ghép vấn đề vào bài giảng các môn học Tự nhiên, Xã hội, Sinh học, Giáo dục công dân… để giáo dục nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ bản Kịt cũng như các bản khác.
(3). Giới thiệu các lựa chọn, vận động hành lang để dàn xếp việc tiếp cận tài nguyên, tổ chức tập huấn:
Để giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt, người dân bản Kịt đã thảo luận và tự đưa ra các lựa chọn (Hình 06 - Ma trận xếp hạng lựa chọn). Do quỹ đất sản xuất ít nên họ không lựa chọn nhiều về trồng trọt, mà chủ yếu về chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kết quả phân tích SWOT ở bảng 3.1 cho thấy nên giới thiệu kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cho người dân bản Kịt.
Vận động UBND xã Lũng Cao để xúc tiến quy hoạch đất sản xuất cho người dân bản Kịt, đặc biệt là đất cho trồng cây lấy gỗ, có thể khu đất này cách xa bản Kịt, thuộc địa giới hành chính của thôn khác trong xã. Vận động UBND
huyện Bá Thước và các đơn vị liên quan để xúc tiến kéo điện lưới vào bản Kịt.
Vận động các đơn vị liên quan xúc tiến kết nối bản Kịt với các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng xung quanh.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật thú y để người dân chăm sóc tốt hơn đàn gia súc, gia cầm. Tập huấn nghiệp vụ phục vụ khách du lịch. Tập huấn quy trình phối hợp, xử lý tình huống cho các tổ BVR thôn/bản giáp ranh với bản Kịt.
(4). Vận động chính sách nhằm xóa bỏ các rào cản từ bên ngoài
Ban quản lý khu bảo tồn chỉ như chủ rừng, bảo vệ rừng trên lâm phần được giao, quyền kiểm soát lâm sản ở địa bàn dân cưbị hạn chế. Trong khi đó, Hạt Kiểm lâm Huyện cho rằng mình chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn còn bảo vệ rừng là nhiệm vụ của khu bảo tồn. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong phối hợp công tác giữa Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn, Hạt Kiểm lâm Huyện và UBND xã rất dễ lạm quyền khi thực hiện nhiệm vụ. Bởi vậy, cần vận động các cơ quan liên quan (Chi cục Kiểm lâm Tỉnh, Tổng cục Lâm nghiệp...) ban hành chính sách mới để giải quyết vấn đề bất cập trên.
Ngoài ra cần vận động các ngân hàng trên địa bàn ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân bản Kịt; vận động phòng giáo dục Huyện ban hành chương trình hành động giáo dục môi trường trong trường phổ thông; vận động công an liên tỉnh (Hòa Bình - Thanh Hóa), liên huyện ban hành cơ chế phối hợp để thường xuyên triển khai công tác đẩy đuổi các đối tượng đến khai thác vàng tại khu vực bản Kịt.
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ toàn bộ những kết quả và thảo luận trên, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Bẫy bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ không bền vững, thả rông gia súc dài ngày trong rừng và khai thác khoáng sản (vàng và đá vôi) trái phép là 05 hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã tại khu vực bản Kịt;
2. Người dân bản Kịt bị thiếu thông tin và không có kỹ thuật tốt để chăn nuôi gia súc - gia cầm. Quan điểm giá trị không đúng về thú vui tiêu khiển của đại gia ngoài bản là các nguyên nhân dẫn đến hành vi săn bắt động vật hoang dã;
3. Người dân bản Kịt có quan điểm giá trị không đúng về xây dựng nhà, lo hậu sự và họ cũng không còn diện tích đất để trồng rừng là các nguyên nhân dẫn đến hành vi khai thác gỗ trong khu bảo tồn;
4. Người dân bản Kịt không quan tâm đến kỹ thuật thu hái bền vững lâm sản ngoài gỗ đồng thời họ cũng không đủ nguồn lực tài chính để xây dựng và duy trì các mô hình nuôi trồng cây con cho lâm sản ngoài gỗ là các nguyên nhân dẫn đến hành vi khai thác lâm sản ngoài gỗ không bền vững;
5. Người dân bản Kịt có quan điểm giá trị không đúng về chăn thả gia súc là nguyên nhân dẫn đến hành vi thả rông gia súc dài ngày trong rừng;
6. Chính quyền địa phương ít quan tâm đẩy đuổi đối tượng đi khai thác;
nghiệp vụ xử lý của tổ bảo vệ rừng các bản giáp ranh với bản Kịt còn hạn chế là các nguyên nhân dẫn đến hành vi khai thác khoáng sản trái phép trong rừng;
7. Các hoạt động mang tính chất giáo dục được triển khai nhằm thay đổi các hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã ở trên, có thể phân thành 04 nhóm giải pháp: (1) Cung cấp thông tin và kiến thức thông qua truyền thông; (2) Thiết kế và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức; (3) Giới
thiệu các lựa chọn, vận động hành lang để dàn xếp việc tiếp cận tài nguyên, tổ chức tập huấn; (4) Vận động chính sách nhằm xóa bỏ các rào cản từ bên ngoài.
2. Tồn tại và khuyến nghị
Bởi nguồn lực và thời gian có hạn nên mới tiến hành nghiên cứu điểm ở 01 bản người Mường sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn. Ngoài ra, do bất đồng về văn hóa và nhận thức nên việc phát phiếu phỏng vấn để tìm hiểu năng lực và mối quan tâm của người dân trong bản là rất khó khăn. Do đó, dữ liệu thu thập được còn thiếu hụt, khá nhiều phiếu tác giả phải đoán ý trả lời của người được phỏng vấn;
Mở rộng nghiên cứu ở các bản/làng khác có người dân tộc Thái sinh sống; các nội dung phỏng vấn cần trao đổi kỹ với cán bộ người dân tộc Mường/Thái đảm bảo họ nắm rõ vấn đề, từ đó hỗ trợ đắc lực cho thu thập thông tin qua phỏng vấn;
Các nghiên cứu tiếp theo về giáo dục bảo tồn ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nên theo hướng: (1) Ứng dụng phương pháp khung logic để xây dựng kế hoạch chi tiết cho các hoạt động giáo dục bảo tồn, trong đó thể hiện rõ các mục tiêu, các kết quả đầu ra, các hoạt động; cũng như lựa chọn chỉ số/chỉ báo và phương pháp xác minh từng mục tiêu/từng kết quả đầu ra/từng hoạt động đã đạt được; (2) Thiết kế bộ tài liệu phục vụ cho công tác truyền thông, cung cấp thông tin và kiến thức cho cộng đồng; (3) Thiết kế từng chương trình tập huấn kỹ năng; (4) Thành lập mạng lưới chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Anon. (1998). Dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá. Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, Hà Nội.
2. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (2013). Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu BTTN Pù Luông đến năm 2020.
Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Đặng Ngọc Cần (2004). Điều tra thú và đánh giá bảo tồn của một số khu vực chọn lọc ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá. Dự án Bảo tồn cảnh quan Pù Luông - Cúc Phương, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế - Chương trình Việt Nam và Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
4. Furey, N. và Infield, M (2005). Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Các cuộc điều tra đa dạng sinh học tại các vùng trọng điểm nhằm bảo tồn dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Dự án cảnh quan đá vôi Pù Luông - Cúc Phương, Cục kiểm lâm Việt Nam và Chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam của Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế, Hà Nội
5. Trịnh Văn Hạnh, Lưu Tường Bách và cộng sự (2013). Thành phần loài động vật, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài động vật tại khu BTTN Pù Luông. Dự án điều tra lập danh lục khu hệ động thực vật rừng khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa - Liên danh Viện sinh thái & bảo vệ công trình và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
6. Đinh Văn Lâm, Nguyễn Trung Thành và cộng sự (2013). Thành phần loài thực vật, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật tại khu BTTN Pù Luông. Dự án điều tra lập danh lục khu hệ động thực vật rừng khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa - Liên danh Viện sinh thái & Bảo vệ công trình và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
7. Michael M, Maurits S, Irma A (2004). Giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng. WWF Chương trình Đông Dương. Hà Nội.
8. Lê Trọng Trải và Đỗ Tước (1998). Tài nguyên thú ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, Hà Nội.
9. Ủy ban nhân dân xã Lũng Cao (2017). Báo cáo tổng kết công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng năm 2017. Tài liệu lưu hành nôi bộ.
10. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển-UNCED (1992).
Chương trình nghị sự 21- Chương trình hành động sau Rio của Liên hiệp quốc. New York: UN.
Tiếng Anh
11. BirdLife International and Forest Inventory and Planning Institute (2001).
Sourcebook of Existing and Proposed Protected Areas in Vietnam. BirdLife International and the Forest Inventory and Planning Institute, Hanoi
12. Byers B (2000), Understanding and Influencing Behaviours: A Guide Washington, D.C.
13. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (1970), Report: International Working Meeting on Environmental Education in the School Curriculum.
14. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, World Wide Fund For Nature, United Nations Environment Programme (1980), World Conservation Strategy. Gland, Switzerland.
15. Vu Dinh Thong (2003). A preliminary survey of the bat fauna of Pu Luong Nature Reserve, Thanh Hoa province, north-central Vietnam. Unpublished report to the Pu Luong - Cuc Phuong Conservation Limestone Landscape Conservation Project
16. Mai Dinh Yen, Nguyen Huu Duc and Duong Quang Ngoc (2003). Species composition and distribution of freshwater fish at Pu Luong Nature Reserve, Thanh Hoa province, north-central Vietnam. Unpublished report to the Pu Luong - Cuc Phuong Conservation Limestone Landscape Conservation Project.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN TỪ THỰC ĐỊA
Hình 01: Kết quả PRA- Lịch thời vụ bản Kịt
Hình 02: Tiến trình PRA- Lắt cắt bản Kịt
Hình 03: Kết quả PRA- Lƣợc sử bản Kịt Hình 04: Kết quả PRA- Cây vấn đề môi trường tại bản Kịt
Hình 05: Kết quả PRA- Ma trận ra quyết định quản lý TNTN tại bản Kịt
Hình 06: Tiến trình PRA- Ma trận xếp hạng lựa chọn
Hình 07: Kỹ thuật sử dụng giấy A0, Thẻ màu để
định hướng vấn đề cho cộng đồng thảo luận Hình 08: Các thành viên trao đổi với nhau những thông tin còn chƣa rõ
Hình 09: Từng thành viên tự viết ý kiến của mình
trên thẻ màu đƣợc phát Hình 10: Thu các thẻ màu ghi ý kiến và tổng hợp kết quả thảo luận
Hình 11: Khảo sát theo lắt cắt từ bản Kịt dẫn vào rừng KBTTN Pù Luông
Hình 12: Rừng tự nhiên của KBTTN Pù Luông khu vực bản Kịt
Phụ lục 2 PHÒNG NN & PTNT HUYỆN BÁ THƯỚC
BAN LÂM NGHIỆP LŨNG CAO
PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho người dân thôn bản)
Nhằm xác định các nguyên nhân khiến người dân không/ít ủng hộ công tác bảo vệ rừng khu bảo tồn, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện tình hình. Ông (bà) vui lòng điền các thông tin vào phiếu điều tra sau đây bằng cách điền vào chỗ trống:………. hoặc đánh dấu X vào ô phù hợp với câu trả lời của mình.
I. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Câu 1: Khu rừng gần bản đem lại lợi ích gì cho gia đình ông (bà) và cộng đồng bản ?
Các sản phẩm từ rừng: ...
...
...
...
Chức năng sinh thái: ...
...
...
...
...
...
Văn hóa, tín ngưỡng: ...
...
...
...
Câu 2: Nếu có thêm 100 người nữa chuyển đến sinh sống tại bản; thì liệu quỹ đất và tài nguyên rừng gần bản có đủ đáp ứng nhu cầu của họ không ? Tại sao?
...
...
...
...
Câu 3: Ông (bà) sử dụng tài nguyên rừng chủ yếu ở khía cạnh nào? Hoạt động sử dụng đó có tác động như thế nào đến đa dạng sinh học khu bảo tồn?
...
...
...
...
Câu 4: Điều gì đang xẩy ra đối với tài nguyên rừng ở địa phương làm ông (bà) không thích? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của ông (bà) và của những người khác?
...
...
...
...
Câu 5: Theo ông (bà) diện tích và chất lượng rừng (trữ lượng đông thực vật hoang dã) ở địa phương đang có chiều hướng phát triển như thế nào? Tại sao?
1. Đang tăng lên 2. Không thay đổi 3. Giảm đi Bởi vì:
...
...
...
...
Câu 6: Nếu diện tích và chất lượng rừng ở địa phương đang giảm đi; thì có cần làm điều gì đó để phục hồi lại không? Ông (bà) có sẵn lòng hy sinh vài thứ/hay tham gia vào các hoạt động để tìm giải pháp cho vấn đề này không?
...
...
...
...
Câu 7: Ông (bà) có sáng kiến gì để cuộc sống của con em mình sau này được nâng cao, nhưng không tác động tiêu cực đến rừng khu bảo tồn?
...
...
...
...
Câu 8: Hiện tại gia đình ông (bà) đã được hỗ trợ như thế nào để có sinh kế ít phụ thuộc vào tài nguyên rừng khu bảo tồn? Ông (bà) mong muốn mình có được kỹ năng/kỹ thuật nào để giảm phụ thuộc vào rừng khu bảo tồn?
...
...
...
...
II. Rào cản
Câu 9: Với bối cảnh hiện tại của địa phương, các sáng kiến ông (bà) đưa ra ở Câu 7 liệu có khả năng trở thành hiện thực không? Có cần hỗ trợ gì từ bên ngoài để thực hiện không?
...
...
...
Câu 10: Các yếu tố bên ngoài nào cần phải xóa bỏ để các sáng kiến sẽ trở thành hiện thực trong tương lai?
Hiện tại; có chính sách và luật pháp nào nghiêm cấm việc thực hiện các sáng kiến?
...
...
...
...
Hiện tại; có nhóm lợi ích kinh tế nào không muốn sáng kiến được triển khai?
...
...
...
...
Hiện tại; có đủ điều kiện kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để thực hiện sáng kiến không?
...
...
...
...
Hiện tại; có đủ dịch vụ và tài liệu khuyến nông-khuyến lâm để thực hiện sáng kiến?
...
...
...
...
Hiện tại; có áp lực xã hội hoặc tập quán nào cản trở việc thực hiện sáng kiến?
...
...
...
...