Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt và các lý do khách quan hạn chế sự tham gia của các bên liên quan
3.3.1. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt
Kết quả thảo luận với người dân bản Kịt để xây dựng ma trận ra quyết định quản lý tài nguyên thiên nhiên (hình 05 - phụ lục 1) cho thấy: có 05 nhóm người khác nhau (hay 05 bên gồm: Hộ gia đình trong bản Kịt; Tổ bảo vệ rừng bản Kịt; Ủy ban nhân dân xã Lũng Cao; Ban quản lý KBTTN Pù Luông; Các Hội đoàn thể) đã tham gia vào công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực (bao gồm 06 hoạt động: Tuần tra, kiểm soát; tuyên truyền; tập huấn kỹ thuật nuôi trồng; xử lý vi phạm; ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng quy ước- hương ước). Trong các bên liên quan thì Ban quản lý KBTTN Pù Luông có vai trò quan trọng nhất, đã tham gia chủ động vào tất cả 06 hoạt động được triển khai tại bản Kịt; đồng thời còn dẫn dắt, thúc đẩy các bên liên quan khác tham gia. Trong 06 hoạt động được triển khai tại bản Kịt thì tuyên truyền bảo vệ rừng là hoạt động có sự tham gia đầy đủ của cả 5 bên liên quan.
Như vậy, so với thực tế các bên liên quan người dân bản Kịt không nhận ra vai trò của các Trường học cấp I, II; Hạt Kiểm lâm Huyện và Phòng Nông nghiệp Huyện trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài thảo luận xây dựng ma trận ra quyết định quản lý tài nguyên thiên nhiên, tôi còn phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với kiểm lâm địa bàn thôn Kịt (anh Trương Bình Khánh) và tham khảo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và định hướng năm 2018 của UBND xã Lũng Cao. Từ các nguồn thông tin này, đã đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt theo khung phân tích SWOT. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Phân tích SWOT về công tác quản lý TNTN tại bản Kịt Điểm mạnh
Có tổ bảo vệ rừng với một kế hoạch làm việc rõ ràng;
Hương ước bản Kịt có nội dung điều chỉnh, xử phạt các hành vi xâm phạm vào rừng đặc dụng.
Điểm yếu
Nghiệp vụ xử lý, trách nhiệm của tổ bảo vệ rừng khi người ngoài bản xâm nhập khu rừng;
Tổ bảo vệ rừng đại diện cho cả bản ký cam kết bảo vệ rừng (không phải từng hộ ký cam kết).
Cơ hội Ban quản lý KBT, UBND xã coi Kịt là bản trọng điểm được ưu tiên phát triển sinh kế giảm phụ thuộc vào rừng
Điểm mạnh - Cơ hội Bổ sung các nhiệm vụ phát triển sinh kế vào kế hoạch hoạt động của tổ BVR;
Bổ sung một số điều khoản trong hương ước theo hướng khen thưởng các hộ điển hình làm kinh tế giỏi.
Điểm yếu - Cơ hội Thiết lập cơ chế khen thưởng - kỷ luật; kiện toàn tổ BVR hằng năm;
Thành viên tổ BVR hoàn thành tốt nhiệm vụ đươc ưu tiên nhận hỗ trợ cây - con giống;
Thách thức
Vùng rừng bản Kịt quản lý giáp ranh nhiều xã - huyện - tỉnh
Điểm mạnh - Thách thức Kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng xung quanh để hình thành tuyến du lịch qua bản Kịt;
Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho thành viên tổ BVR; bảo tồn văn hóa bản địa bằng việc duy trì các luật tục trong hương ước.
Điểm yếu - Thách thức Tập huấn quy trình phối hợp, xử lý tình huống cho các tổ BVR thôn/bản vùng giáp ranh;
Chỉ định mỗi thành viên tổ BVR giám sát hoạt động sử dụng TNTN của một nhóm hộ trong bản và một bản giáp ranh.
3.3.2. Các lý do khách quan hạn chế sự tham gia của các bên liên quan đối với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt
Kết quả điều tra, xác định các rào cản bên ngoài của các bên liên quan được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.2. Các rào cản bên ngoài đã hạn chế sự tham gia của các bên
Bên liên quan Rào cản
I. Người dân bản Kịt
(1). Không còn diện tích để trồng rừng;
(2). Không có kỹ thuật thú y để tự chăm sóc đàn gia súc gia cầm tốt hơn;
(3). Điều kiện cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế, chưa có điện lưới.
II. Ban quản lý KBTTN Pù Luông
(1). Chính sách từ năm 2013, trả địa bàn cho hạt kiểm lâm huyện quản lý. Ban quản lý KBT chỉ như chủ rừng do đó quyền kiểm soát lâm sản ở địa bàn dân cư bị hạn chế;
III. Ủy ban nhân dân xã Lũng Cao
(1). Quy hoạch sử dụng đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất quy mô lớn là khá khó khăn bởi phần lớn diện tích tự nhiên của bản Kịt là rừng trên núi đá vôi;
(2). Khó xử lý việc khai thác gỗ trong rừng tự nhiên để làm quan tài. Bởi đây là tín ngưỡng của cộng đồng.
IV. Trường học cấp I, II xã Lũng Cao
(1). Chưa có một tài liệu riêng để giảng dạy nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho học sinh;
(2). Hiện tại đã lồng ghép kiến thức bảo vệ rừng vào các môn tự nhiên, sinh học... nhưng rất thiếu hụt các giáo cụ trực quan (tranh ảnh, vườn thực nghiệm, mô hình...)
Bên liên quan Rào cản
V. Hạt kiểm lâm huyện Bá Thước
(1). Cơ chế phân cấp trách nhiệm, quyền hạn trong kiểm soát lâm sản, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng còn chưa rõ ràng giữa Hạt Kiểm lâm Huyện và Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn;
(2). Sự hợp tác, ủng hộ của UBND xã với kiểm lâm địa bàn còn lỏng lẻo nên việc thống kê gỗ gầm nhà sàn chưa thực sự hiệu quả.
VI. Phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước
(1). Chưa có cơ chế phối hợp với Ban quản lý KBTTN Pù Luông trong triển khai các hoạt động phát triển nông - lâm nghiệp cho người dân vùng đệm;
(2). Thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước chứ không có con dấu, tài khoản riêng để thực hiện các hợp đồng cung cấp cây con giống và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng.