Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc trưng năng lực của các bên liên quan đến công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt
3.2.2. Đánh giá kiến thức - kỹ năng - thái độ của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Tôi đã phỏng vấn 30 người đại diện cho các bên liên quan ngoài cộng đồng, với cơ cấu thành phần như sau: (1). Về đơn vị công tác: 5 cán bộ Trạm kiểm lâm Cổ Lũng thuộc KBTTN Pù Luông (chiếm 16,67% tổng số người phỏng vấn); 5 cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý KBTTN Pù Luông (chiếm 16,67%); 7 cán bộ UBND xã Lũng Cao đại diện cho chính quyền, Đảng, các Hội, Đoàn thể (chiếm 23,33%); 3 cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Bá Thước (chiếm 10 %); 3 giáo viên cấp I dạy tại bản Kịt và 3 giáo viên Trường cấp II xã Lũng Cao (chiếm 20 %) và; 4 cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước (chiếm 13,33%); (2). Về độ tuổi: 4 người dưới 30 tuổi (chiếm 13,33% tổng số người phỏng vấn); 21 người từ 30-45 tuổi (chiếm 70%) và; 5 người trên 45 tuổi (chiếm 16,67%); (3). Về giới: 23 người Nam (chiếm 76,67%) và; 7 người Nữ (chiếm 23,33%); (4). Về trình độ chuyên môn: 6 trung cấp sư phạm - văn thư lưu trữ - nông lâm (chiếm 20%); 4 cao đẳng sư phạm - nông lâm (chiếm 13,33%); 18 kỹ sư lâm nghiệp và cử nhân luật - kinh tế - sư phạm (chiếm 60%);
2 thạc sĩ lâm nghiệp (chiếm 6,67%).
Kết quả điều tra, đánh giá nhận thức/kiến thức của các bên ngoài cộng đồng cho thấy: 100% cán bộ trạm kiểm lâm Cổ Lũng và cán bộ kỹ thuật ban quản lý KBTTN Pù Luông đều nắm rõ thông tin về hiện trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên tại khu vực bản Kịt và phán đoán được xu thế khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng trong tương lai; các bên còn lại (UBND xã Lũng Cao; Hạt kiểm lâm huyện; Trường cấp I, II; Phòng nông nghiệp huyện) ít nhiều đều có nhân viên không nắm rõ hiện trạng cũng như xu thế khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại khu vực bản Kịt (hình 3.20).
Hình 3.20. Biểu đồ mối liên hệ giữa đơn vị công tác với nhận thức/kiến thức của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Về tổng thể: có 26,67% số người được phỏng vấn không nắm được thông tin về hiện trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên tại khu vực bản Kịt; có tới 50% số người được hỏi không nhận ra xu thế khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng trong tương lai. Những người không nắm rõ hiện trạng cũng như xu thế khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại khu vực
bản Kịt chủ yếu thuộc nhóm đối tượng: giáo viên, cán bộ UBND xã Lũng Cao và phòng nông nghiệp huyện, đã nhiều tuổi (>45 tuổi), nữ giới, tốt nghiệp cao đẳng nghề (hình 3.20; hình 3.21; hình 3.22; hình 3.23).
Hình 3.21. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với nhận thức/kiến thức của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Hình 3.22. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với nhận thức/kiến thức của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Hình 3.23. Biểu đồ mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn với nhận thức/kiến thức của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Kết quả điều tra, đánh giá quan điểm/thái độ của các bên ngoài cộng đồng đã cho thấy đa phần (chiếm 83,33%) số người được hỏi quan tâm và sẵn lòng tham gia bảo vệ rừng. Tuy nhiên, không nhiều người (chiếm 63,33%) ý thức được vai trò của mình đối với công tác bảo vệ rừng (hình 3.24; hình 3.25;
hình 3.26; hình 3.27).
Hình 3.24. Biểu đồ mối liên hệ giữa đơn vị công tác với quan điểm/thái độ của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Hình 3.25. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với Quan điểm/Thái độ của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Hình 3.26. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với quan điểm/thái độ của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Những người ít quan tâm và không muốn tham gia bảo vệ rừng chủ yếu thuộc nhóm đối tượng: giáo viên và cán bộ phòng nông nghiệp huyện, trung tuổi (30-45 tuổi), nữ giới, tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp nghề. Không ý thức
được vai trò của mình đối với công tác bảo vệ rừng chủ yếu thuộc nhóm đối tượng: giáo viên, cán bộ UBND xã Lũng Cao và phòng nông nghiệp huyện, đã nhiều tuổi (>45 tuổi), nữ giới, tốt nghiệp cao đẳng nghề và đại học (hình 3.24;
hình 3.25; hình 3.26; hình 3.27).
Hình 3.27. Biểu đồ mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn với quan điểm/thái độ của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Kết quả điều tra, đánh giá lựa chọn/kỹ năng của các bên liên quan được thể hiện ở các biểu đồ (hình 3.28; hình 3.29; hình 3.30; hình 3.31). Kết quả cho thấy: có đến 23,33% số người phỏng vấn không biết/không đề xuất được các biện pháp giảm thiểu tác động đến rừng; những người này đều công tác ngoài ngành kiểm lâm, chủ yếu là nữ giới, tốt nghiệp trung cấp nghề. Trong số 23 người (chiếm 76,67%tổng số người phỏng vấn) có lựa chọn biện pháp giảm thiểu tác động đến rừng, thì chỉ có 13 người (chiếm 43,33% tổng số người phỏng vấn) có đầy đủ kỹ năng áp dụng các phương án lựa chọn. Những người này chủ yếu thuộc đối tượng cán bộ KBTTN Pù Luông, độ tuổi 30-45, nam giới, tốt nghiệp đại học và sau đại học.
Hình 3.28. Biểu đồ mối liên hệ giữa đơn vị công tác với lựa chọn/kỹ năng của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Hình 3.29. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với lựa chọn/kỹ năng của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Hình 3.30. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với lựa chọn/kỹ năng của các bên liên quan ngoài cộng đồng
Hình 3.31. Biểu đồ mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn với lựa chọn/kỹ năng của các bên liên quan ngoài cộng đồng