Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn phú thọ (Trang 26 - 31)

Chương 2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, số liệu

2.3.2.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến vùng nghiên cứu Các tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu được thu thập tại VQG Xuân Sơn, UBND 3 xã và ban quản lý các thôn thuộc vùng đệm VQG Xuân Sơn là các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đệm VQG Xuân Sơn, các báo cáo về chương trình hỗ trợ phát triển vùng đệm…

Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là các báo cáo nghiên cứu về phát triển bền vững TNR, LSNG và vùng đệm, tài liệu các hội thảo về phát triển bền vững TNR, LSNG, vùng đệm, sự tham gia của CĐ ĐP trong công tác bảo tồn TNR, các văn bản luật , chính sách liên quan đến phát triển bền vững TNR, LSNG… Các tài liệu này sẽ giúp nhóm nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

2.3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Được thực hiện trước khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu. Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu.

Vì vậy các tài liệu thứ cấp liên quan đến vùng đệm VQG Xuân Sơn được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực và một đợt khảo sát nhanh được tiến hành tại 7 xã vùng đệm nhằm tìm hiểu những đặc trưng về địa hình và điều kiện kinh tế xã hội của từng xã.

Theo Donovan (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình. Trong vùng đệm VQG Xuân Sơn, các dân tộc có khả năng tiếp cận khá đồng nhất. Vì thế thành phần dân tộc và địa hình là các yếu được lựa chọn làm tiêu chí để chọn thôn nghiên cứu điểm trong đề tài này. Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng và đặc biệt là hình thức tác

động của cộng đồng tới TNR và LSNG. Dân tộc và tập tục văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đổi mới, việc chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào hoạt động phát triển. Do các dân tộc nơi đây sống riêng rẽ trong các thôn bản khác nhau, người Dao sống ở nơi có địa hình cao hơn, gần rừng hơn người Mường nên yếu tố địa hình được xem xét để chọn điểm nghiên cứu cho đề tài này.

Đồng thời để làm rõ hơn vai trò của LSNG đối với đời sống cư dân nơi

đây ngoài yếu tố thành phần dân tộc ra các xã được chọn phải là nơi điển hình có hoạt động khai thác LSNG, có ít diện tích trồng lúa nước, thu nhập của phần đông người dân chủ yếu dựa vào rừng, nhưng rừng đã bị cạn kiệt nghiêm trọng.

Vùng đệm VQG Xuân Sơn, mỗi một dân tộc thường tập trung sống trong một thôn, bản; các bản người Dao và người Mường sống ở gần rừng và trực tiếp tác động đến nguồn tài nguyên LSNG, người Kinh sống xa rừng hơn

và ít có tác động trực tiếp đến tài nguyên LSNG. Vì thế, các bản được chọn làm điểm nghiên cứu là các bản người Dao, người Mường.

Theo số liệu phân bố dân tộc của các xã vùng đệm (Biểu3.3), người Mường sống nhiều ở các xã Kim Thượng và Xuân Đài, người Dao phân bố chủ yếu ở các xã Kim Thượng và Đồng Sơn. Vì vậy, các bản được lựa chọn làm điểm nghiên cứu sẽ nằm ở 3 xã: Kim Thượng, Xuân Đài và Đồng Sơn.

Với 4 bản được lựa chọn làm điểm nghiên cứu, 2 bản người Mường là bản Nhàng (xã Kim Thượng), bản Dụ (xã Xuân Đài) và 2 bản người Dao là bản Hạ Bằng (xã Kim Thượng), bản Thân (xã Đồng Sơn).

2.3.2.3. Thu thập thông tin và số liệu hiện trường

* Khảo sát: Khảo sát tình hình chung ở cả 7 xã thuộc vùng đệm VQG Xuân Sơn để chọn ra các xã, thôn làm điểm nghiên cứu theo tiêu chuẩn đã nêu ở phần trên. Sau đó tiếp tục khảo sát các thôn để có thông tin sơ bộ cho quá

trình phỏng vấn. Khảo sát tại chợ địa phương để tìm hiểu thị trường tiêu thụ LSNG.

* Pháng vÊn

Các phương pháp phỏng vấn bao gồm: Phỏng vấn mở, để nhằm thu nhận những thông tin sơ bộ về vai trò của LSNG đối với đời sống hộ gia đình, cộng đồng. Phỏng vấn bán định hướng, được thiết lập dựa trên kết quả phỏng vấn mở. Phỏng vấn bán định hướng với những câu hỏi phỏng vấn không hỏi trực tiếp vấn đề mà chỉ hỏi về những thông tin liên quan nhưng tổng hợp lại những kết quả những câu hỏi có thể cho ta suy luận ra vấn đề chính cần tìm hiÓu

- Phỏng vấn BQL các thôn : Được thực hiện đầu tiên khi tới thôn nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, tình hình khai thác sử dụng TNR và LSNG…

- Phỏng vấn hộ gia đình: Được thực hiện tại 120 hộ gia đình trong 04 thôn điểm nghiên cứu. Các hộ phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp lấy

mẫu phân tầng ngẫu nhiên. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề về tình hình kinh tế chung hộ gia đình, những loại LSNG nào người dân khai thác, tình trạng tồn tại của những loài cây đó trong rừng theo đánh giá của người dân, mức độ quan trọng của từng loại LSNG đối với đời sống của từng hộ để từ đó phân chia thứ tự quan trọng của từng loại LSNG theo phương pháp ma trận cho điểm, các hình thức khai thác, chế biến và sử dụng LSNG đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển LSNG, TNR do chính người dân đưa ra.

- Phỏng vấn cán bộ VQG: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của VQG, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng LSNG, TNR của các CĐ ĐP trong vùng đệm. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn điểm và thu thập bổ sung tài liệu.

* Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn hộ gia đình. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn (Xem phụ biểu….):

4 nhóm thảo luận được hình thành tại 4 thôn điểm. Mỗi nhóm bao gồm từ 5 đến 7 người với đủ các thành phần kinh tế hộ trong thôn. Thảo luận này nhằm khẳng định lại và bổ sung các hình thức khai thác, chế biến và sử dụng LSNG. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong phát triển sản xuất và sử dụng LSNG và TNR một cách bền vững.

Phương pháp đánh giá nông thôn PRA được áp dụng để kiểm tra kết quả và xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy hay cản trở, thách thức quá trình quản lý rừng, LSNG; lựa chọn những giải pháp ưu tiên, đề xuất những khuyến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, LSNG tại địa phương. PRA được thực hiện sau nghiên cưú RRA thông qua một số cuộc thảo luận với những nhóm người dân, cán bộ thôn, xã, huyện ở địa bàn nghiên cứu

2.3.2.4. Điều tra thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn.

Đặt ô tiêu chuẩn theo phương pháp rút mẫu điển hình: Điều tra 05 ô tiêu chuẩn cho mỗi trạng thái rừng (Hai trạng thái:IIIA2, IIIA1và IIa, IIb) với diện tích ô tiêu chuẩn S = 600m2 (30x20), trên mỗi ô tiêu chuẩn chia thành 06 ô thứ cấp 100m2 (10x10), cùng người dân điều tra toàn diện các LSNG cho từng

ô thứ cấp. Bao gồm các chỉ tiêu điều tra: Tên loài, số lần xuất hiện, bộ phận lấy trên cây, công dụng.

2.3.2.5. Phương pháp xử lý tài liệu -Công tác nội nghiệp:

Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng phần mềm SPSS trên máy tính theo các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic (kết hợp giữa kiến thức bản địa và kiến thức hiện đại để phổ biến đánh giá). Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng

đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính.

- Phương pháp chuyên gia:

Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để điều chỉnh và hoàn thiện những giải pháp đã được hình thành sau khi phân tích tài liệu ngoại nghiệp.

Với phương pháp này đề tài sẽ gửi báo cáo sơ bộ của luận văn cho một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và phát triển nông thôn miền núi. Những ý kiến của họ sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp quản lý bền vững rừng và LSNG ở địa phương.

Chương 3

Đặc điểm khu vực nghiên cứu 3.1. Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn phú thọ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)