Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.3. Thực trạng khai thác, thị trường LSNG
Về mặt truyền thống, cuộc sống tự cấp của những nhóm người dân tộc thiểu số mà cụ thể ở đây là hai nhóm dân tộc Dao, Mường phụ thuộc vào canh tác nương rẫy năng suất thấp và khai thác các sản phẩm từ rừng tự nhiên.
Rừng là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái nhân văn của người dân miền núi. Khi rừng đã bị khai thác cạn kiệt, cùng với sự gia tăng của người nhập cư từ vùng xuôi lên, thì sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân bản địa ngày càng gay gắt hơn, cho dù rừng có giảm đi cả về chất lượng và số lượng.(Terry và cộng sự, 1998)
4.1.3.1. Thực trạng khai thác LSNG
Mỗi ngày lượng LSNG khai thác được một ít đi, nhiều loài cho LSNG
đã trở lên khan hiếm bởi sự suy giảm của tài nguyên rừng (Theo lời của ông trưởng bản Thân). Nhưng cũng không vì thế người dân ít đi rừng hơn mà trái lại cường độ đi rừng của họ ngày một gia tăng. Nếu như trước đây mỗi tuần họ chỉ đi 2 ngày vào rừng là kiếm đủ cái ăn cho cả tuần, thì nay gần như ngày nào họ cũng phải đi kiếm cái ăn ở trong rừng và bán lấy tiền nhằm mua sắm các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Kết quả điều tra cũng cho thấy người Dao có tần suất đi rừng cao hơn người Mường (Bảng4.4). Đây là hệ quả
tất yếu của việc diện tích đất canh tác, đặc biệt là diện tích nương rẫy của
người Dao ngày càng bị thu hẹp trong khi diện tích canh tác lúa nước đã ít lại chỉ làm được một vụ. Nên LSNG được người Dao nơi đây đặc biệt coi trọng.
Bảng 4.4: Tần suất vào rừng của các dân tộc Dân tộc Tần suất vào rừng (%)
Không Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Tổng
Dao 0 88.3 11.7 0 100%
Mường 8.3 78.3 8.3 5 100%
Việc khai thác các sản phẩm LSNG của người dân hiện nay không theo một quy trình hướng dẫn nào. Khi sản phẩm có người mua là khai thác triệt
để, nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Đó là trường hợp khai thác Măng, chít, các loài cây cỏ làm thuốc ... Người khai thác không hề quan tâm
đến việc tái sinh tự nhiên của các loại cây cho sản phẩm. Có những loài cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao như rau sắng, ba kích, bảy lá một hoa... còn rất ít và có nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, do mất điều kiện sinh thái cho tái sinh tự nhiên của chúng. Nhưng nhu cầu của con người thì không bao giờ cạn, nhất là đối với loại nào càng hiếm lại càng quý, càng có giá trị cao.
Mục đích khai thác có tác động lớn nhất đến tài nguyên LSNG là khai thác để bán. Chính vì thế mà yếu tố thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng, nó gần như quyết định cách thức khai thác LSNG của người dân. Trường hợp cây sa nhân chẳng hạn, trước đây do có nhu cầu thị trường nên người dân khai thác chúng một cách triệt để, nay do lượng sa nhân trong rừng còn ít, không
đáp ứng được lượng hàng tư thương yêu cầu nên lượng khai thác của người dân cũng giảm đi, họ chỉ khai thác để dùng hoặc bán cho các hộ người Kinh trong khu vực với số lượng không đáng kể.
Các loại LSNG khai thác được rất đa dạng và dưới nhiều hình thức, vì
thế ảnh hưởng của nó đến việc bảo tồn các loài thực vật cho LSNG là điều tất yếu. Tác động này đã dẫn tới sự suy giảm tài nguyên LSNG và tất yếu các sản phẩm này ngày càng khan hiếm và khó khai thác hơn. Nhận định này đã được
chính người dân chứng minh qua việc trả lời bảng phỏng vấn (bảng 4.5).100%
số hộ điều tra cho rằng lượng LSNG thay đổi theo chiều hướng giảm xuống, trong đó có 76,6% cho rằng lượng LSNG đã giảm nhiều so với năm 1993, và 20% cho rằng lượng LSNG đã giảm rất nhiều.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn ý kiến của hộ gia đình về sự thay đổi lượng LSNG qua các giai đoạn (Bảng 4.5) cho thấy có 92,5% hộ cho rằng so với trước đây lượng LSNG ở năm 1993 giảm ít, số lượng còn nhiều; còn trong giai đoạn từ 1993 đến nay có 76,7% hộ cho rằng lượng LSNG giảm nhiều và có 20% hộ cho rằng lượng LSNG giảm rất nhiều.
Bảng 4.5:ýkiến của người dân về sự thay đổi lượng LSNG qua các giai đoạn Giai đoạn Giảm ít Giảm nhiều Giảm rất nhiều
Trước đây - 1993 92,5% 7,5% 0%
1993 - hiện tại 3,3% 76,7% 20%
Sự suy giảm tài nguyên LSNG tại vùng đệm VQG Xuân Sơn sẽ tiếp diễn nếu như không có các biện pháp quản lý, sử dụng, phát triển chúng một cách bÒn v÷ng.
4.1.3.2. Thị trường
Thị trường LSNG trong khu vực chỉ thật sự tấp nập trong mùa khai thác măng và chít, hầu như hộ nào cũng đi khai thác măng để bán, mỗi người một ngày có thể khai thác từ 25 - 35kg măng tươi, với giá bán trung bình 1200đ/kg người dân có thu nhập từ 30.000 - 42.000đ/ngày. Để làm rõ hơn tiến trình thương mại của loại LSNG này, chúng tôi đã tiến hành theo dõi các bước , mua bán và thu được kết quả (Hình 02).
Từ người khai thác bán ra đến người tiêu dùng mua vào, qua phân loại và lưu thông thương mại, giá măng đã tăng lên 4- 5 lần giá ban đầu. Nghĩa là người nông dân đã mất đi phần hưởng lợi quá lớn của mình. Trên thực tế, thu nhập của người đi khai thác măng chỉ đủ để chi trả cho một ngày công có nghĩa là họ làm nhưng không có lợi nhuận, hoặc nếu có không đáng kể. Mặc dù vậy, họ vẫn phải làm thậm chí còn cố gắng khai thác thật nhiều và gồng gánh chúng một cách quá
sức từ rừng về để tăng thêm phần thu nhập. Bởi dù psao đây cũng là nguồn thu nhập chính của họ trong những tháng ngày giáp hạt.
Hình 02: Chuỗi hành trình sản phẩm măng vầu
Người tiêu dùng Người mua lẻ
Phân loại và bán (2000- 2500®/kg)
Người dân khai thác, bán với giá bán trung bình 1200đ/kg
Đại lý, thu mua và tập hợp theo chất lượng măng
( 3000 - 3500®/kg)
Người bán lẻ, quán ăn (huyện Thanh Sơn (4500® - 5000®/kg)
Chợ TT Việt Trì
(5000® - 5500®/kg)
Hình 01: Người dân khai thác măng về và bán tại chợ
Ngoài măng và chít thì nhiều loài cho LSNG là cây thuốc trong khu vực cũng được mua bán và thị trường tiêu thụ chúng khá rộng (Bảng 4.6), thị trường địa phương (Phú Thọ), trong nước (Hà Nội, Hưng Yên), quốc tế (Trung Quốc). Việc mua bán do tư thương thực hiện theo con đường không chính thức, với các đường dây thu gom từ các bản ở vùng đệm đến trung tâm huyện Thanh Sơn, Lập Thạch và chở về Hà Nội.
Một số sản phẩm khác được bán tại địa phương có chất lượng kém, số lượng không nhiều: hạt sa nhân, củ mài, rau sắng, dây máu người, hạt sấu, trám trắng, quả
cọ... người mua chủ yếu là người từ nơi khác đến nên người dân cho biết họ thường có cảm giác bị tư thương ép giá bởi không nắm vững được thông tin giá cả và cũng bởi không có phương tiện để vận chuyển hàng hoá đi bán.
Bảng 4.6. Danh mục các loài LSNG được thu hái và bán tại vùng đệm VQG Xuân Sơn
TT Tên khoa học Tên thông thường Nơi tiêu thụ
1 Aeschynanthus SP Mỏ chim Phú Thọ
2 Camellia sinensis Chè Shan Phú Thọ
3 Canarium album Trám trắng Phú Thọ
4 Canarium nigrum Trám đen Phú Thọ
5 Dioscorea persimilis Củ mài Hà Nội
6 Homalomena octulta Thiên niên kiện Hà Nội
7 Indosasa amabilis Vầu đắng Phú Thọ
8 Livistona cocchinchinensis Cọ Phú Thọ
9 Melientha suavis Rau sắng Phú Thọ
10 Michenlia mediocris Giổi xanh Phú Thọ, Hà Nội
11 Phrynium placentarium Dong (lá dong) Phú Thọ, Hà Tây
12 Schefflera SP Chân chim Hà Nội
13 Zingiber zerumbet Gừng gió Hà Nội
14 Thysanolaena maxima ChÝt Trung Quèc
15 Amomum villosum Sa nhân Phú Thọ
16 Ampelocalamus patellaris Giang Phú Thọ
*NhËn xÐt:
Kết quả phân tích số liệu cho thấy, việc khai thác nguồn tài nguyên LSNG của người dân địa phương ở đây còn chưa hợp lý. Mặc dù có kiến thức về khai thác, chế biến, sử dụng nhiều loài với nhiều công dụng khác nhau nhưng họ vẫn coi tài nguyên rừng như một thứ của cải trời cho nên họ khai thác rừng đến cạn kiệt mà không chú ý phục hồi nguồn tài nguyên này.
LSNG và các sản phẩm được làm từ chúng là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được nhưng khả năng duy trì chúng lại phụ thuộc nhiều vào cách quản lý. Sự khai thác quá mức có thể làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Do vậy ngoài các giải pháp tuyên truyền, giáo dục cần có giải pháp nâng cao
đời sống của người dân, thay thế những thiếu hụt trong nhu cầu của người dân, vốn đã phụ thuộc vào rừng bấy lâu nay.