Những giải pháp về kỹ thuật - công nghệ

Một phần của tài liệu Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn phú thọ (Trang 78 - 82)

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.6. Đề xuất các giải phải nâng cao vai trò của LSNG đối với quản lý bền vững TNR tại vùng đệm VQG

4.6.1. Những giải pháp về kỹ thuật - công nghệ

4.6.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển LSNG tại khu vùc.

Để tìm được lối ra, làm cho người dân có thu nhập ổn định từ nghề rừng thì công việc nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt. Có rất nhiều khả năng để cải tiến việc quản lý, và sử dụng tốt hơn các loại LSNG trên góc độ kỹ thuật, chẳng hạn như:

- Tổng kết những kinh nghiệm tốt trong nhân dân kết hợp vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất và tác hại đến tài nguyên rừng và môi trường trong quá trình khai thác và chế biến, tránh gây tổn hại cho những sản phẩm khác của rừng.

- Hoàn thành việc kiểm kê tài nguyên LSNG, đặc biệt là các loài dược thảo để xây dựng tài liệu về cây thuốc trong khu vực. Việc xây dựng tài liệu

về cây thuốc có thể ở mức độ đơn giản là danh mục cây thuốc và sách về cây thuốc. Việc tư liệu hoá kỹ lưỡng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng cần được tiến hành thận trọng, có chú ý đến khía cạnh đạo đức, có thể thoả thuận riêng với các thầy lang để chỉ in các tài liệu riêng cho gia đình, dòng họ.

- Xây dựng hệ thống giám sát quần thể các loài cho LSNG. Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở thiết lập các ô định vị lâu dài, đặt tại các khu vực có hoạt động thu hái LSNG của người dân. Thu thập dữ liệu tại các ô định vị để xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu định kỳ (VD: 3 năm 1 lần) nhằm xác định biến động quần thể LSNG, tác động của người dân. Từ đó điều chỉnh kế hoạch quản lý một cách phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về gây trồng và phát triển cho từng loài LSNG. Kết quả nghiên cứu đã cho phép đề xuất việc ưu tiên xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật phát triển các loài LSNG sau đây: vầu đắng, giổi xanh, chè shan, rau sắng, và một số loài dược thảo. Bản hướng dẫn kỹ thuật phải cụ thể, chi tiết và phù hợp với trình độ tiếp thu của cán bộ hiện trường và người dân địa phương.

- Khảo sát chi tiết bài thuốc tắm của người Dao, bao gồm: Xác định thành phần loài, nghiên cứu tác dụng, cải tiến cách sử dụng.

- Nghiên cứu về quy hoạch phát triển LSNG trên vườn rừng và đất rừng

được giao, lựa chọn cơ cấu cây trồng và kỹ thuật để phát triển LSNG.

- Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.

- Tập trung nghiên cứu phát triển LSNG dưới tán rừng.

- Nghiên cứu cải tạo rừng trồng hiện có thành rừng hỗn giao đa tác dụng và cho LSNG để tạo nên những mô hình kinh doanh những loài cây bản

địa có hiệu quả kinh tế và sinh thái cao.

- Nghiên cứu chế biến LSNG thành những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tÕ cao.

4.6.1.2. Chuyển giao kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức về LSNG cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả:

Để giảm áp lực của việc khai thác quá mức LSNG trên địa bàn, mà vẫn

đáp ứng được nhu cầu sử dụng các sản phẩm thiết yếu của người dân địa phương, phải tìm cách tái tạo nguồn tài nguyên tại chỗ.

- Việc chuyển giao kỹ thuật cho nông dân hướng vào việc xây dựng năng lực cho người dân, giúp họ nâng cao nhận thức, trình độ, tư duy, kỹ năng, tính năng động và khả năng hội nhập với công việc, xã hội, là một giải pháp cần thiết trong việc thúc đẩy phát triển LSNG ở vùng đệm VQG.

- Bên cạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật, thông tin cho người dân cần phải xây dựng các mô hình trình diễn để giúp hộ nông dân nhanh chóng tiếp cận và làm chủ kỹ thuật tiến bộ trong phát triển LSNG

- Phát triển LSNG phải dựa trên cơ sở:

+ Điều kiện môi trường tự nhiên: Cần phù hợp với các loài LSNG cần phát triển.

+ Tạo giống: Cần chọn lọc nguồn giống ổn định, có chất lượng cao nhất cho từng loài. Xây dựng các vườn giống cây LSNG đảm bảo cung cấp một lượng đủ lớn cho trồng đại trà.

+ Trồng trọt: Cần theo hướng nguyên liệu sạch.

+ Thu hái và chế biến: Thu hái đúng bộ phận dùng, mùa vụ, chế biến

đúng kỹ thuật và kịp thời, bảo quản đúng phương pháp cho từng loài LSNG nhằm giữ, bảo đảm được chất lượng khi xuất xưởng.

+ Sự tham gia của cộng đồng: Cần bảo đảm các loài được lựa chọn phù hợp với quỹ đất đai, trình độ và tập quán canh tác, kỹ thuật nói chung của người dân trong vùng trồng. Việc trồng trọt và tạo vùng nguyên liệu LSNG

cần phải có sự tham gia đầy đủ của “4 nhà” là nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học.

Kết quả nghiên cứu tại khu vực cho phép đề xuất một số mô hình trình diễn về xây dựng rừng phòng hộ cung cấp LSNG theo nguyện vọng của người dân địa phương.

* Phát triển LSNG trong rừng tự nhiên, thông qua các giải pháp:

- Xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung các loài cho LSNG

đã được xác định là rau sắng, chè shan., giổi xanh, trám, các loại dược thảo...

- Xử lý, cải thiện và làm giàu rừng bằng LSNG đã lựa chọn (trạng thái rừng IIIA2: Trồng bổ sung loài rau sắng; IIIA1: Trồng bổ sung chè shan; hai trạng thái rừng IIA, IIB : Trồng các loài đa tác dụng như: sấu, trám, cọ...

- Trồng các loài cho LSNG dưới tán rừng tự nhiên: Các loài cây dược thảo cho giá trị kinh tế cao: củ dòm, sa nhân, ba kích, gừng gió...

* Chuyển hoá nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp cho LSNG và lương thực, thực phẩm.

* Chuyển hoá rừng trồng thành rừng tự nhiên cung cấp LSNG.

* Trồng rừng mới trên đất nương rẫy bỏ hoá.

* Phát triển LSNG để chăn nuôi bán hoang dã dưới tán rừng (như: phát triển LSNG cho củ như củ mài, củ từ, sắn, cho quả như chuối, cho măng như

nứa, vầu... để chăn nuôi lợn lửng) và tạo thu nhập chính từ việc bán lợn, dê có thể cho thu nhập từ 8 - 9 triêu đồng/ha/năm kể từ năm thứ hai trở đi.

Chương5

Một phần của tài liệu Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn phú thọ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)