Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đánh giá một số hình thức quản lý TNR, LSNG tại vùng đệm VQG Xuân Sơn
4.4.1. Chính sách hiện hành tại vùng đệm VQG Xuân Sơn
Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đạt những mục tiêu trong số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định [31].
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn định và phát triển các KBT TN và VQG nhằm hỗ trợ cho việc bảo tồn TNR Nhà nước đã có nhiều chính sách đối với vùng đệm. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách và tính hiệu quả của nó đối với từng điều kiện cụ thể của từng vùng có sự khác nhau.
4.4.1.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm.
Tại vùng đệm VQG Xuân Sơn, một loạt các chương trình dự án của Nhà nước do Ban quản lý VQG Xuân Sơn điều phối nhằm phát triển vùng đệm đã
được triển khai. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại của các chương trình này chưa cao, chưa thực sự giải quyết được các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng.
Theo số liệu của VQG Xuân Sơn, từ năm 1993 đến năm 2005 VQG Xuân Sơn đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển vùng đệm với số vốn lên tới 16 tỷ
đồng, trong đó Dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè shan chiếm hơn 4 tỷ
đồng. Dự án này cung cấp cây giống, kỹ thuật và vật tư cho người dân và cả
công lao động cho các hộ gia đình tham gia thực hiện. Đây là dự án được đánh giá là có triển vọng nhất, tuy chưa có kết quả cụ thể và chưa có tác dụng nhiều
đối với cuộc sống người dân.
Năm 1994, Dự án di dân, đưa các hộ người Dao ở bản Lùng Mằng ra
định cư tại vùng đệm. Nhưng vì dự án này chỉ thuần tuý hỗ trợ về mặt kinh tế cho những hộ gia đình, nên không mang lại hiệu quả bền vững.
Ngoài ra, tại vùng đệm còn có một số dự án khác như làm đường đi, vay vốn tín dụng..., một số mô hình nghiên cứu phát triển cây cho LSNG đang
được xây dựng (mô hình trồng cây rau sắng, mô hình trúc quân tử, mô hình chè long vân...) nhưng chưa thực sự làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội
địa phương và chưa có tác dụng hạn chế những tác động không có lợi của người dân đối với TNR và LSNG.
4.4.1.2. Chính sách giao đất và khoán rừng
Nghị định 01/CP về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ban hành ngày 4/1/1995. Công tác giao đất khoán rừng ngay sau đó đã được thực hiện. Đến hết năm 2005, đã giao khoán cho 292 chủ hộ, tuy nhiên con số này chỉ chiếm hơn 3% tổng số hộ gia đình trong 7 xã vùng đệm.
Bảng 4.17. Đối tượng nhận khoán đất và rừng tại vùng đệm VQG Xuân Sơn STT Đối tượng nhận khoán Số lượng chủ hộ Diện tích (ha)
1 Cá nhân thuộc địa phương khác 76 3362.76
2 Người dân vùng đệm 226 6828.08
Tổng số 292 10190.84
(Nguồn: Biểu thống kê diện tích giao khoán đất và rừng vùng đệm VQG cho các chủ hé, 2005).
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về chính sách giao khoán đất và rừng chưa được thực hiện
tốt tại các thôn bản. Những hộ nhận đất, nhận rừng đa phần là những hộ thuộc loại kinh tế khá.
4.4.1.3. Các hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của VQG Xuân Sơn
Các nhà quản lý VQG đã dần thu hút được người dân tham gia vào công tác bảo tồn. Với ý thức không thể tách rời công tác bảo tồn TNR, LSNG khỏi các nhu cầu của CĐ ĐP, VQG Xuân Sơn đã sớm triển khai một loạt các chương trình nghiên cứu và xây dựng các mô hình thí điểm phát triển tài nguyên LSNG bằng chính những loài cây, con có sẵn trong vùng. Một trong số các công trình nghiên cứu đó đã được triển khai với một dự án có quy mô lớn, thu hút được người dân tham gia một cách tích cực - đó là dự án trồng 600 ha chè shan, và mới đây nhất công trình nghiên cứu phát triển cây rau sắng tại vùng đã nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức UNDP để nhân rộng và phát triển chúng trong toàn vùng.
4.4.2. Công tác quản lý bảo vệ TNR, LSNG
Tổ chức có chức năng quản lý bảo vệ rừng VQG Xuân Sơn là hạt kiểm lâm Xuân Sơn. Đơn vị này trực thuộc Chi cục kiểm lâm Phú Thọ và hoạt động theo hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ TNR.
Theo báo cáo tổng kết hàng năm của hạt kiểm lâm VQG Xuân Sơn, công tác quản lý bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm đã có nhiều cố gắng, song kết quả đạt được chưa cao, và còn một số tồn tại:
Công tác giao khoán đất và rừng chưa thực hiện hiệu quả. Diện tích giao khoán cho mỗi hộ còn lớn và chưa căn cứ vào khả năng của hộ gia đình để giao.
Một số vụ tranh chấp đất và rừng còn xảy ra và chưa giải quyết dứt điểm do trước khi giao khoán không xác định rõ ranh giới. Công tác hướng dẫn sử dụng rừng và
đất rừng đối với hộ nhận khoán còn chưa đúng mức, một số hộ cho Lâm trường thuê lại, hoặc bán cho hộ gia đình khác, đa số các hộ lại lầm tưởng đó là tài sản riêng của họ và chưa thực hiện nghiêm trách nhiệm của bên nhận khoán.
Về tổ chức thực hiện các văn bản luật bảo vệ phát triển rừng của cán bộ kiểm lâm còn chậm. Nhiều vụ việc vi phạm đã được phát hiện nhưng qúa trình
giải quyết còn nhiều lúng túng, không dứt điểm do nhiều cán bộ còn chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình và thiếu sáng tạo trong công việc.
4.4.3. Tổ chức cộng đồng
Tổ chức cộng đồng là một qúa trình hoạt động xã hội nhân văn của các nhóm người trong cộng đồng để tạo ra các cấu trúc về những quy tắc chung được nhiều người thừa nhận thông qua việc thực hiện của các đơn vị tổ chức [32]. Đây là loại hình hoạt động có hiệu quả đối với công tác quản lý bảo vệ rừng ở nhiều
địa phương.
Tại vùng đệm, tuy tồn tại nhiều tổ chức cộng đồng nhưng chỉ có các tổ trồng cây là những tổ chức chịu trách nhiệm chính về vấn trên diện tích đất và rừng họ nhận khoán. Hiệu quả trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng chưa cao, do chưa có sự thống nhất về cơ chế hưởng lợi giữa các thành viên trong tổ. Ngoài các tổ trồng cây, Ban quản lý thôn bản và Tổ an ninh thôn bản có trách nhiệm giúp đỡ giải quyết các vụ việc xâm chiếm và tranh chấp đất và rừng giữa các tổ trồng cây với người dân nếu có yêu cầu của tổ trồng cây.
4.4.4.Thể chế cộng đồng
Là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương được hình thành qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và ứng xử xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người và môi trường thiên nhiên. Những thể chế cộng đồng này được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng. Thực tế ở nhiều địa phương, các thể chế cộng đồng là những luật tục có tác dụng lớn lao đối với việc quản lý vảo vệ rừng cộng đồng.
Tại vùng đệm VQG Xuân Sơn, ngoài những văn bản pháp quy của nhà nước, chưa có các thể chế cộng đồng. Dường như không có một sợi dây nào gắn bó cộng đồng với nhau theo hình thức riêng của từng cộng đồng. Sở dĩ như vậy là do trong vùng không có diện tích đất hay rừng nào thuộc quyền quản lý của cộng
đồng. Vì vậy, không có quy định về quản lý sử dụng, hình thức xử phạt hay khen thưởng nào đối với mọi hoạt động trong đó có những phạm vi về TNR.