Chương 2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1.Hiện trạng dân số, dân tộc và lao động:
+D©n sè:
Dân số trong khu vực có khoảng 29.203 người, bao gồm cả dân cư thuộc quyền quản lý của Vườn. Phân bố dân cư được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.2: Phân bố dân cư trên toàn vùng nghiên cứu
Xã Tổng
sè hé
Tổng sè khÈu
Trong vùng đệm Trong Vườn quốc gia Sè hé Sè khÈu
Sè hé Sè khÈu
T. Sè N÷ T. Sè N÷
Tổng 5988 29203 5683 26954 13714 305 2249 1142
1. Minh Đài 1216 5460 1216 5460 2814
2. Xuân Đài 1048 5100 944 4408 2230 104 692 336
3.Kim Thượng 1156 5874 1037 5170 2626 119 704 359
4. Lai Đồng 622 2996 622 2996 1514
5. Tân Sơn 698 3658 698 3658 1851
6. Kiệt Sơn 674 3205 674 3205 1637
7. Đồng Sơn 574 2910 492 2057 1042 82 853 447
(Nguồn: số liệu từ phòng thống kê U.B.N.D các xã vùng đệm cung cấp)
+ Dân tộc: Khu vực nghiên cứu có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống,
đó là các dân tộc: Dao, Kinh, Mường, Thái và Tày. Phân bố dân tộc theo xã
thể hiện ở biểu 3.3.
Biểu 3.3: Phân bố dân tộc trong khu vực nghiên cứu
Đơn vị: người
Xã Dân số Mường Kinh Dao Thái Tày
Tổng 29.203 23.596 4.201 1.396 8 1
1. Minh Đài 5460 2.457 2.996 7
2. Xuân Đài 5100 2.824 381
3.Kim Thượng 5874 4.833 143 898
4. Lai Đồng 2996 2.948 38 1 8
5. Tân Sơn 3658 4.406 598 95 1
6. Kiệt Sơn 3205 3.641 17
7. Đồng Sơn 2910 2.487 28 395
(Nguồn: số liệu từ phòng thống kê U.B.N.D các xã vùng đệm cung cấp) Như vậy, dân tộc trong khu vực chủ yếu là dân tộc Mường với 23.596 khẩu, chiếm 81% dân số trong vùng, sau đó là dân tộc Kinh và Dao, dân tộc Thái, Tày có số lượng ít. Mỗi dân tộc ở đây đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng, chẳng hạn nh:
D©n téc Dao
Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của tộc người Dao ở Việt Nam. Trong sản xuất và sinh hoạt, người Dao còn mang tính cộng đồng rõ nét. Khi một gia đình làm nhà, hoặc làm ruộng, nương rẫy, thường những người thân hoặc một nhóm hộ gia đình cùng tham gia hỗ trợ. Trước
đây người Dao sống du canh du cư. Từ những năm 1970 trở lại đây, người Dao đã
định cư ổn định theo chủ trương của Nhà nước.
Dân tộc Mường:
Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xã. Trong sản xuất người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ
lẫn nhau trong các công việc cần nhiều sức lực. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng nước của họ thường rất ổn định và bền vững.
+ Mật độ và tỉ lệ tăng dân số:
Theo số liệu thu thập được: mật độ dân số bình quân trên toàn khu vực nghiên cứu là 133 người/km2, cụ thể từng xã như sau:
Biểu 3.4: Mật độ và tỉ lệ tăng dân số của các xã trong vùng
Hạng mục Đơn vị Minh
Đài
Xu©n
Đài
Kim Thượng
Kịêt Sơn
Lai
Đồng
Đồng Sơn
T©n Sơn
Mật độ dân số Ng/km2 291 77 75 189 150 67 126
Tỷ lệ tăng dân số % 0.9 0.9 1.28 1.28 1.0 1.2 1.2
B×nh qu©n người/hộ
Ng/hé 4.49 4.87 5.08 4.76 4.82 5.07 5.24
(Nguồn: số liệu từ phòng thống kê U.B.N.D các xã vùng đệm cung cấp)
Với tỷ lệ tăng dân số từ 09 - 1,3% cho thấy tỷ lệ tăng dân số trong vùng khá
thấp. Đây là một điều kiện thuận lợi lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.
+ Lao động:
Biểu 3.5: Phân bố lao động trong khu vực nghiên cứu
Đơn vị: Người Xã
Tổng số lao động Nam Nữ
Tổng %
LĐ/khẩu Tổng %
LĐ/khẩu Tổng %
L§/khÈu
Tổng 17.172 41,63 7.881 29.57 9.291 19,00
1. Minh Đài 3.824 29,96 1.495 27,38 2.329 2,58
2. Xuân Đài 2.970 41,76 1.400 27,45 1.570 14,31
3.Kim Thượng 3.188 45,73 1.466 24,96 1.722 20,77
4. Lai Đồng 1.816 39,39 835 27,87 981 11,52
5. Tân Sơn 2.055 43,52 1.075 29,39 980 14,13
6. Kiệt Sơn 1.614 49,62 758 23,63 856 25,99
7. Đồng Sơn 1.705 41,41 852 16,71 853 24,70
(Nguồn: số liệu từ phòng thống kê U.B.N.D các xã vùng đệm cung cấp)
Tổng số lao động trong vùng là 17.172 người, chiếm 41,63% dân số toàn khu vực. Mặc dù lực lượng lao động trong vùng lớn nhưng việc làm lại rất ít và rất thiếu. Phần đông lực lượng lao động trong xã chủ yếu là lao động thủ công. Trong khi đó ngành nghề trong vùng chưa phát triển, người dân chỉ làm lâm nghiệp và nông nghiệp, ngoài thời vụ làm lâm nông nghiệp ra nguồn lao động ở đây rất dư thừa. Giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao
động dư thừa ở các xã là vấn đề nan giải và là bài toán hết sức khó khăn cho các cấp chính quyền địa phương
3.2.2. Hiện trạng sản xuất.
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của 7 xã vùng đệm là 12.337ha (không tính
đến đất do các cơ quan, xí nghiệp quốc doanh quản lý), trong đó: Đất nông nghiệp là:1554,63ha chiếm 13%; đất lâm nghiệp là 1690.84ha chiếm 14%; đất do VQG quản lý là 8500ha chiếm 69%; đất thổ cư là 152.60ha chiếm 1%, còn lại là đất chuyên dùng và đất khác. Đất canh tác nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và đất rừng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất của vùng, điều này cho thấy sự phụ thuộc về đất canh tác của người dân vào tài nguyên đất của VQG.
Diện tích đất đai trong các xã là không đồng đều và cũng không đồng
đều đối với các thôn trong cùng một xã. Diện tích đất đai của các xã, thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dân số, địa hình, thời gian thành lập thôn, tập quán canh tác của từng dân tộc... dẫn tới diện tích đất canh tác cho một người trong từng xã/thôn là khác nhau.
3.2.2.2. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng
Năng xuất các loại cây trồng trong vùng đệm VQG Xuân Sơn thấp.
Năng suất lúa chỉ đạt 3.5- 4.1 tấn/ha, ngô 2.2 - 3.1 tấn/ha, sắn 9.8 - 10 tấn/ha:
3.2.2.3. Chăn nuôi
Chăn nuôi trong khu vực chưa được chú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc, gia cầm còn tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu bò, lợn, gà. Các loại gia súc được người dân chăn nuôi là trâu, bò, dê, lợn, ngoài mục đích là sử dụng sức kéo, chúng còn là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ.
3.2.2.4. Kết cấu hạ tầng
Điện:
Mạng lưới điện Quốc gia cho các xã vùng đệm đang được tiến hành triển khai xây dựng và lắp đặt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, sớm hoà nhập vào điều kiện phát triển chung của khu vực và cả nước.
Giao thông
Trước đây khu vực này hoàn toàn tách biệt với bên ngoài do không có
đường cho xe cộ tiếp cận tới. Từ năm 2000, tỉnh đã đầu tư xây dựng đường cấp phối từ Minh Đài tới xóm Dù (Xuân Sơn). Dự án này do ban quản lý Vườn quốc gia làm chủ đầu tư. Con đường này đã khai thông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện tiền đề phát triển kinh tế xã hôị và giao lưu văn hoá, cũng như
công tác phát triển du lịch sinh thái. Con đường này cũng là bài học cho công tác bảo tồn. Người dân trong khu vực rất phấn khởi và tin rằng do có Vườn quốc gia mà có đường.
Đường giao thông nội xóm nhỏ, hẹp, dốc, lầy lội gây mất vệ sinh, đặc biệt là trong mùa mưa.
Giáo dục:
Giáo dục trong khu vực đã được chú trọng. Hầu hết các xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở (cấp I và II). Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến 3 hoặc lớp 5. Trên 90% học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở chỉ có khoảng 50% được đến trường, và trung học phổ thông chỉ có 25%.
Hầu hết các phòng học và phòng ở giáo viên đều là nhà tạm. Dự án 135 dự kiến đầu tư xây dựng trường đủ lớp học, các phòng học cấp II. Nhà giáo viên và khuôn viên trường cũng được nâng cấp và cải tạo.
Chợ:
Hiện nay chỉ có một số xã có chợ như: Minh Đài, Xuân Đài, Kiệt Sơn nhưng chủ yếu vẫn là chợ tạm, còn các xã khác đều chưa có chợ. Đây là hạn chế lớn không chỉ ảnh hưởng lớn đến giao lưu, trao đổi hàng hoá của bà con thôn bản mà còn làm chậm quá trình phát triển kinh tế, nhất là kinh tế hàng hoá.
3.2.3. Đánh giá chung Khã kh¨n:
Mùa mưa kéo dài, thường có bão lũ gây không ít khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng và đời sống của người dân.
Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn còn yếu và thiếu.
Thuận lợi:
Có mùa mưa trùng với mùa nóng, đất đai giàu dinh dưỡng chưa bị thoái hoá nhiều nên rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật.
Đây là một tiềm năng lớn để hình thành năng suất cây trồng.
Công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên người dân ở vùng đệm đã có ý thực bảo vệ rừng, môi trường sinh thái. Đến nay hầu như không còn hiện tượng du canh du cư, đốt nương làm rẫy, tài nguyên rừng
đang được duy trì và phát triển tốt.
Lực lượng lao động trên địa bàn dồi dào, có thể tham gia nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng.
Kiến thức bản địa của người dân phong phú sẽ rất có ý nghĩa khi kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại trong phát triển kinh tế địa phương.
Các chương trình dự án được triển khai trong khu vực đã cải thiện đáng kể điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn, tạo
được niềm tin của người dân đối với chính sách của Đảng và nhà nước. Đây là cơ sở để đảm bảo cho những dự án tiếp theo đạt kết quả tốt.
Chương 4