Giá trị sử dụng của LSNG

Một phần của tài liệu Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn phú thọ (Trang 53 - 56)

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng tại vùng đệm VQG Xuân Sơn

4.2.1. Giá trị sử dụng của LSNG

Kết quả điều tra cho thấy, các LSNG gắn liền với đời sống của người dân vùng đệm của Vườn, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có những thói quen đặc trưng riêng. Với truyền thống sử dụng LSNG luôn được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác nên có thể nói nơi đây chứa đựng một kho tàng kiến thức bản địa về sử dụng LSNG rất phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra cho thấy:

Mỗi gia đình trong khu vực, đặc biệt là người Dao đều biết sử dụng từ vài

đến vài chục loài cho LSNG sẵn có trong khu vực để phục vụ sinh hoạt hàng ngày từ cái ăn, thức uống cho đến vật liệu xây dựng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Họ biết rất rõ cần phải thu hái chúng vào thời điểm nào trong năm (Bảng4.7).

Bảng 4.7:. Lịch thời vụ một số LSNG Tháng

LSNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

M¨ng VÇu Măng nứa ChÝt ChÌ Shan Rau sắng Cọ Nứa Lá dong Sa nh©n Quả rừng Củ rừng Rau rõng Dược liệu

Như vậy, có những loài được người dân địa phương thu hái quanh năm (cọ, nứa, rau rừng, dược liệu), còn lại đa số các loài đều phải thu hái chúng vào mùa vụ nhất định. Riêng có củ rừng, người dân chỉ khai thác vào các tháng giáp hạt. Có một điều thật đặc biệt là 100% người dân nơi đã lấy rau rừng về làm rau ăn hàng ngày (Trong số 120 hộ tiến hành điều tra không có hộ nào trồng rau để ăn, khi được hỏi tại sao họ trả lờiTrên rừng thiếu gì“).

Về dược liệu, trong mỗi hộ gia đình người Dao đều có người có thể tự vào rừng hái các loại dược liệu để chữa các bệnh thông thường. Và mỗi xã lại có một số người biết sử dụng cây cỏ làm thuốc ở mức cao hơn, để chữa các bệnh khó hơn. Hiện có khoảng 22 người biết sử dụng thuộc 3 xã điều tra là: Xuân

Đài (13), Kim Thượng (3), Đồng Sơn (6). Những người này biết sử dụng từ vài chục đến hàng trăm loài cây cỏ để làm thuốc. Phạm vi hành nghề là trong xã, huyện Thanh Sơn, Lập Thạch, và cá biệt là ở toàn khu vực miền Bắc. Các bệnh chứng được chữa trong trường hợp này là: Viêm não, gẫy xương, viêm gan siêu vi trùng, sỏi thận, thấp khớp, thuốc bổ, tăng cường sức khoẻ, hậu sản, ho, viêm

đại tràng, đau dạ dày...vv với các cách sử dụng khác nhau như: sắc uống, xông, đắp, ăn.... Đáng chú ý nhất là trong số 82 loài cây thuốc có ở vùng đệm

Hình 03: Rau sắng- một loại rau ăn quen thuộc của người dân và được bán trên thị trường địa phương

VQG, có 9 loài được cộng đồng người Dao và người Mường sử dụng làm thuốc chưa được nhắc tới trong các tài liệu phổ biến về cây thuốc ở Việt Nam (bao gồm: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam; Từ điển cây thuốc Việt Nam; Dược điển Việt Nam)(Bảng4.8)

Bảng 4.8. Danh mục các loài cây thuốc ở vùng đệm VQG Xuân Sơn

được người Dao và Mường sử dụng làm thuốc...

STT Tên khoa học Tên địa phương

(M: Mường; D: Dao)

Tên thường dùng

1 Amomum biflorum Tung quay (M)

Xiên xa củ (D)

Sa nh©n hai hoa

2 Amomum mengtzense Chau (D)

Cời pai nả (M)

Sa nh©n khÕ

3 Amomum vespertilio Gapnep Sa nh©n thÇu dÇu

4 Antidesma hainamensis Bãi đêm, (M); Pê siêu đẻng (D)

Chòi mòi hải nam 5 Chirita pellegriniana Tấu đất (M) Rau tai voi

6 Melastoma imbrricatum Cọ ông (D) Mua đỏ

7 Musa coccinea Andr Ch×uklÒm (D) Chuèi rõng

8 Mussaenda baviensis Camkềl Bướm bạc

9 Pseuderanthemum palatiferum Lay gàm (D), nhần nhÐng (M)

Xu©n hoa

Ngoài ra, cộng đồng người Dao trong vùng đệm VQG Xuân Sơn có cách sử dụng cây cỏ làm thuốc tắm rất độc đáo. Nếu được phát triển, có thể mang lại lợi ích đáng kể cho cộng đồng cũng như tạo sự hấp dẫn đối với hoạt

động du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn trong tương lai.

Việc sử dụng LSNG làm vật liệu cũng rất đa dạng: Từ làm nhà, chòi rẫy, các công trình phụ cho đến các vật dụng thiết yếu cho đời sống và sản xuất của cộng đồng (Cán các loại công cụ, các vật để đựng, nhiều loại bẫy thú, bẫy chuột bảo vệ hoa màu...). Khi nào có nhu cầu sử dụng họ mới vào rừng lấy và chỉ lấy với một lượng đủ dùng.

Một phần của tài liệu Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn phú thọ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)