Đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu

3.1.2.1. Kinh tế

Bng 3.1 Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu giai đoạn 2014 -2017

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông, lâm, ngư 2,34 1,92 1,23 1,20

- Công nghiệp – Xây Dựng 71,67 71,71 72,06 72,23

- Dịch vụ 25,99 26,37 26,72 26,77

Nguồn: [1]

Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch đáng kể theo hướng giữ ổn định cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, tăng cơ cấu ngành dịch vụ và giảm cơ cấu ngành thủy sản - nông - lâm.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bàn quận có chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm tương đối qua các năm.

Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với xu hướng phát triển chung của của thành phố và của cả nước.

Trong nội bộ ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản đã tăng nhanh tỷ trọng lĩnh vực thủy sản, phát huy lợi thế kinh tế biển; đối với công nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, đã có nhiều chuyển biến trong đổi mới công nghệ, sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến; đối với dịch vụ, cũng có sự dịch chuyển theo hướng tăng các hoạt động thương mại có chất lượng cao, nhưng còn chậm, hoạt động phân phối hàng hoá ngày càng đa dạng, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất, kèm theo những phương thức dịch vụ văn minh, lành mạnh, nâng cao cả chất lượng và số lượng.

Cơ cấu kinh tế khu vực Nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng lên. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh qua các năm.

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, thành phần sở hữu phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh những thành tựu đạt được còn một số vấn đề cần khắc phục đó là cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, lĩnh vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của một quận công nghiệp. Cơ cấu lao động chưa phù hợp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp, số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn. Cơ cấu kinh tế biển tăng lên, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của quận.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND thành phố, sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố, cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp toàn quận đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được thành phố giao.

a. Sản xuất nông nghiệp

Kinh tế Liên Chiểu có xuất phát điểm với tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 60%, nên ngành nông nghiệp trong mấy năm qua vẫn giữ vị trí trung gian quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch lao động trên địa bàn quận. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi, định hướng phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường.

Bng 3.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành 2014 2015 2016 2017

Trồng trọt 9,002 11,582 4,063 3,715

Chăn nuôi 14,459 18,604 23,537 23,392

Nguồn: [1]

b. Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng

Công nghiệp của quận Liên Chiểu luôn có giá trị sản xuất tăng cao hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn vào quy mô kinh tế quận. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn quận chiếm trên 90% GTSX toàn ngành. Thời kỳ đổi mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất là khối dân doanh. Ngành công nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, giải thể và cổ phần hóa.

Bng 3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp quận Liên Chiểu.

ĐVT: tỷđồng

CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017

Giá trị sản xuất 6.694 8.171 9.168 10.287

Nguồn: [1]

GTSX của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm, GTSX của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng qua các năm. Đây là do quá trìn hợp tác quốc tế ngành càng mạnh, làm cho đầu tư nước ngoài vào quận ngày càng lớn.

c. Thương mại, dịch vụ

Thành phố Đà Nẵng có ưu thế về vị trí địa kinh tế so với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng đều đóng cơ quan tại Đà Nẵng để cung ứng dịch vụ không chỉ cho Đà Nẵng mà cho cả vùng. Vì vậy, thương mại dịch vụ của quận cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định.

Bng 3.4. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ quận Liên Chiểu

ĐVT: Tỷ đồng

CHỈTIÊU 2014 2015 2016 2017

Giá trị trị thực hiện Tổng mức bán lẻ

1.135 8.627

1.396 10.838

1.720 13.384

2.086 16.329 Nguồn: [1]

Các ngành kinh doanh thương mại có lợi thế được quan tâm phát triển như:

thương mại nội địa, xuất khẩu, vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng. Hệ thống chợ được chú trọng đầu tư; mạng lưới phân phối hàng hóa đảm bảo tốt chức năng cung ứng và tiêu thụ hàng hóa.

Quản lý nhà nước đối với khu vực thương mại, dịch vụ được tăng cường, nhất là quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã, giá cả hàng hóa; chống đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế... được triển khai tích cực, góp phần ổn định và phát triển thị trường, phục vụ tốt sản xuất và đời sống của người dân

3.1.2.2. Văn hóa – Xã hội

Năm 2017, dân số trung bình toàn quận là 162,452 người, mật độ dân số là 2053người/km2

Bng 3.5. Diện tích, dân số, lao động quận Liên Chiểu năm 2017

Vị trí Diện tích (km2) Dân số (người)

Mật dộ dân số (người/km2)

Quận Liên Chiểu 79,13 162,452 2,053

Hòa Minh 7,92 46,140 4,826

Hòa Khánh Nam 9,77 31,245 3,198

Hòa Khánh Bắc 9,97 49,584 4,973

Hòa Hiệp Nam 7,88 19,027 2,414

Hòa Hiệp Bắc 43,59 16,456 378

Nguồn: [3]

Nhìn chung, nếu tính theo mật độ dân số có hộ khẩu tại địa phương, đây không phải là con số quá lớn. Tuy nhiên nếu xem xét theo mật độ dân số sống tại địa phương, con số trên lớn hơn nhiều. Hệ thống các khu công nghiệp, trường học khác nhau tại địa phương đang đặt ra cho quá trình quản lý quy hoạch sử dụng đất cần có những xem xét, chú ý đặc thù. Đó chính là những công trình hay loại đất được sử dụng cho lực lượng dân số trên.

Bằng các giải pháp đồng bộ, quận Liên Chiểu đã huy động được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, kết hợp với các chương trình, dự án để tạo việc làm cho người lao động. Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của quận Liên

Chiểu đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau, nhờ chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại địa phương của tỉnh và của Thành phố. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,2% so với tổng số lao động trên địa bàn, công tác đào tạo lại lao động cũng được chính quyền quận Liên Chiểu rất chú trọng

Bng 3.6. Số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên tại Quận Liên Chiểu

Số lượng Cấp trường

Số trường Số lớp Số học sinh Số cán bộ giáo viên

Nhà trẻ và mẫu giáo 43 525 10.683 818

Tiểu học 13 334 12.283 485

Trung học cơ sở 7 188 7.551 355

Trung học phổ thông 3 72 3014 194

Nguồn: [3]

Ngoài ra trên địa bàn quận còn có 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng và 8 trường trung học chuyên nghiệp. Các trường này đang có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao với bề dày kinh nghiệm sư phạm. Trong nhiều năm qua, đội ngũ trí thức này đã tham gia vào sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao dân trí trên địa bàn.

Hàng năm, quận huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo từ TW, thành phố, tổ chức phi chính phủ, huy động trong nhân dân. Từ đó, nhiều trường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, tạo môi trường tốt cho các em học tập.

Phòng Giáo dục đào tạo cùng với Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Đoàn thanh niên, và các ngành liên quan phối hợp triển khai nhiều chương trình nhằm đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Ngoài ra, hàng năm còn thực hiện các chương trình hỗ trợ sách vở, áo quần, dụng cụ học tập cho trẻ nghèo và những trẻ em có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh khó khăn.

3.1.2.3. Tài nguyên - môi trường, Đầu tư – Phát triển a. Tài nguyên và môi trường

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, môi trường được tăng cường. Công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm bảo vệ môi trường của các đơn vị được quan tâm; tiếp tục Đề án xây dựng “ Xây dựng Đà Nẵng – xanh – sạch – đẹp. Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, triền khai các hoạt động hưởng ứng đề cao nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường.

b. Giải tỏa đền bù

Năm 2017, trên địa bàn quận đồng thời triển khai 63 dự án phát triển đô thị;

số hộ phải giải tỏa gần 2.060 hộ; đã đề xuất 1.137 lô tái định cư cho nhân dân.

Nhiều dự án trọng điểm được đã được đẩy nhanh tiến độ, nổi bật là các dự án:

Tuyến đường Tô Hiệu, đường Nguyễn Như Hạnh, Khu du lịch sinh thái Nam Ô, Tuyến đường nối từ Phạm Như Xương đi Hoàng Văn Thái. Nhìn chung công tác giải tỏa đền bù đã được chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị từ quận đến phường vào cuộc.

c. Đầu tư – Xây dựng cơ bản

Triển khai xây dựng 52 công trình với tổng mức đầu tư 199,913 tỷ đồng20, đã thực hiện giải ngân 78,8% vốn ngân sách thành phố, 72% vốn ngân sách quận; 08 công trình chuyển tiếp năm 2017; lập thủ tục chuẩn bị đầu tư 63 công trình, trong đó có 18 công trình dân dụng, 05 công trình giao thông có vốn đầu từ ngân sách thành phố; 40 công trình xây dựng cơ bản vốn đầu tư từ ngân sách quận. Bàn giao đưa vào sử dụng 09 công trình.

d. Quản lý đô thị

Xác nhận và cung cấp thông tin quy hoạch 259 trường hợp; cấp giấy phép xây dựng 2.072 trường hợp; bàn giao mốc giới 16 dự án quy hoạch; cấp giấy phép vỉa hè 1.383 trường hợp; cấp biển số nhà 556 trường hợp; cấp giấy phép thi công: 22 hồ sơ.

Thẩm định thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán 87 hồ sơ với tổng giá trị 66,148 tỷ đồng.

Đề xuất kẻ vạch và sửa chữa vỉa hè tuyến đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng nhằm đảm bảo trật tự và an toàn giao thông; cung cấp số liệu đặt tên đường trên địa bàn quận năm 2017; rà soát điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đề xuất biện pháp xử lý khắc phục các vị trí nguy hiểm thường xẩy ra tai nạn giao thông trên địa bàn quận. Xin ý kiến thành phố về việc thay đổi kết cấu lát gạch vỉa hè tuyến đường Nguyễn Tất Thành.

e. Kiểm tra qui tắc đô thị

Công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, không phép; các trường hợp vi phạm trật tự giao thông, lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh buôn bán được tăng cường24. Xử phạt vi phạm hành chính 15 trường hợp, nộp ngân sách nhà 126,75 triệu đồng. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch trên đỉnh đèo Hải Vân. Tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở, xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)