CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN
3.3. Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại quận Liên Chiểu
Công tác quản lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính trên địa bàn quận Liên Chiểu đã được thực hiện đúng quy định của Chính phủ và Nhà nước. Cụ thể, Chính quyền quận đã tuân thủ đúng các hướng dẫn theo Thông tư liên tịch 30/2005/TTLT-BTC- BTNMT ngày 18/04/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (luật Đất đai năm 2003); Công văn số 15286/BTC-QLCS ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn tạm thời về trình tự, thủ tục thẩm định giá đất và hồ sơ, trình tự, thủ tục, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai khi triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 45/2014/NĐ-CP), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư liên tịch số 88/
2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/06/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc thực hiện các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ để xác định nghĩa vụ tài chính đều được các cơ quan hành chính Nhà nước chấp hành khá nghiêm chỉnh, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Nhìn chung trong thời gian qua, các cơ quan hành chính nhà nước của quận Liên Chiểu đã chấp hành nghiêm túc trong việc hướng dẫn công dân kê khai hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với từng trường hợp cụ thể, trường hợp hồ sơ chưa đủ thì trả lại ngay trong ngày làm việc và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định và việc chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính, việc xác định và ban hành Thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất kịp thời, đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì để thực hiện đúng thời gian nên kiểm tra không kỹ phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính nhưng cơ quan thuế không đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai xác định hoặc bổ sung thông tin đầy đủ dẫn đến ra thông báo thuế sai sót. Do đó, việc điều chỉnh thông báo thuế xảy ra nhiều lần.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người sử dụng đất kê khai hồ sơ; tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, thống nhất thông tin của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ thì trả lại ngay trong ngày làm việc và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đối với các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và có trách nhiệm luân chuyển hồ sơ đã tiếp nhận cho Văn phòng đăng ký đất đai để giải quyết theo quy định.
Trách nhiệm của các cơ quan hành chính trên địa bàn quận Liên Chiểu:
- Văn phòng đăng ký đất đai quận Liên Chiểu:
+ Lập phiếu chuyển thông tin(bao gồm cả trường hợp hồ sơ người sử dụng đất nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai và hồ sơ do các cơ quan tiếp nhận hồ sơ nêu tại bước 1 chuyển đến).
+ Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin ghi trên phiếu.
+ Thực hiện phân loại hồ sơ để luân chuyển như sau: đối với hồ sơ không có khoản được trừ thì luân chuyển cho cơ quan thuế. Đối với hồ sơ có khoản được trừ thì chuyển đồng thời cho cơ quan thuế và cơ quan tài chính quận.
+ Cung cấp thông tin và hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan tài chính quận đối với trường hợp hồ sơ không đủ thông tin hoặc có sai sót để xác định nghĩa vụ tài chính, xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
+ Trình cơ quan trực thuộc thành phố Đà Nẵng hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật sau khi người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo thông báo của cơ quan thuế.
- Trách nhiệm của cơ quan tài chính: xác định các khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp trên cơ sở hồ sơ do Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến.
- Trách nhiệm của chi cục thuế quận Liên Chiểu:
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến. Trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính thì cơ quan thuế đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai xác định hoặc bổ sung thông tin.
+ Tiếp nhận thông tin về các khoản người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp do cơ quan tài chính chuyển đến (nếu có).
+ Xác định và ban hành thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Thời hạn xác định và ban hành thông báo như sau: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp không có khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác định các khoản mà người sử dụng đất được trừ theo quy định của pháp luật do cơ quan tài chính chuyển đến đối với trường hợp có khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
+ Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, cơ quan thuế phải thực hiện chuyển thông báo đến người sử dụng đất.
+ Phối hợp với Kho bạc Nhà nước theo dõi, đôn đốc, cập nhật kết quả người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các tiêu chí: số tiền đã nộp, số tiền còn nợ, số tiền chậm nộp.
+ Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường và cơ quan tài chính rà soát các trường hợp thuộc đối tượng phải điều chỉnh đơn giá thuê đất theo quy định của pháp luật để xác định và thông báo số tiền thuê đất phải nộp cho người sử dụng đất.
+ Thực hiện xác nhận việc người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất đối với trường hợp đã được quy đổi số tiền đã ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc tiền đã nộp ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện quyết toán số tiền thuê đất mà người sử dụng đất đã tạm nộp và ban hành thông báo nộp tiền thuê đất.
- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước quận Liên Chiểu:
+ Thực hiện thu tiền theo thông báo do cơ quan thuế ban hành và cung cấp chứng từ thu cho người nộp.
+ Đối chiếu số tiền và thời hạn ghi trên thông báo do cơ quan thuế ban hành để xác định số ngày chậm nộp, số tiền còn nợ và thông báo bằng văn bản ngay trong ngày cho cơ quan thuế để tính tiền chậm nộp và đôn đốc thu nộp (nếu có). Đối với các trường hợp đã được cơ quan thuế tính số tiền chậm nộp thì cơ quan thu tiền căn cứ cách tính của cơ quan thuế xác định ngay số tiền chậm nộp để thu nếu người sử dụng đất tiếp tục chậm nộp.
+ Mở sổ theo dõi việc tiếp nhận thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chính do cơ quan thuế chuyển đến để theo dõi thu nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.
UBND quận còn phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn nội dung Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo UBND quận, lãnh đạo các phòng ban trên địa bàn quận; cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường cấp quận, lãnh đạo và cán bộ địa chính cấp phường. Qua đó, 100% cán bộ thường xuyên tìm hiểu pháp luật việc thu nghĩa vụ tài chính về đất đai, trao đổi với đồng nghiệp, tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan, cập nhật hàng ngày tin tức về đất đai; 100% tham gia vào công tác tuyên truyền pháp luật đất đai của địa phương và trực tiếp giải thích cụ thể cho hộ dân những thắc mắc mà họ gặp phải.
3.3.2. Kết quả thu ngân sách tài chính đất đai tại quận Liên Chiểu
Trong những năm 2014-2017, bối cảnh thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, tình hình kinh tế trong nước đối mặt với những khó khăn, thách thức, lạm phát vẫn còn tăng cao, bất ổn kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã trở thành khó khăn lớn đối với nền kinh tế trong nước. Vì vậy đã ảnh hưởng đến việc thu ngân sách trên địa bàn quận Liên Chiểu. Để biết thêm về vấn đề này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, thu thập những tài liệu, số liệu có liên quan đến nghĩa vụ tài chính của những người sử dụng đất trên địa bàn quận Liên Chiểu từ năm 2014 đến năm 2017. Từ đó phân tích các quy định về thuế suất, việc xác định giá đất, phương pháp xác định giá đất, cũng như công tác áp dụng giá đất của Nhà nước vào việc thực hiện các chính sách đất đai: giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất, thu hồi đất, đấu giá quyền sử dụng đất và tính toán các loại thuế và nghĩa vụ tài chính liên quan khác. Trên cơ sở đó xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và đề xuất hướng giải quyết những tồn tại, vướng mắc, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và cơ chế thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai trên địa bàn quận Liên Chiểu nói riêng.
Năm 2014 đến năm 2017, thu ngân sách trên địa bàn quận Liên Chiểu là 1.197 tỷ đồng, trong đó thu từ đất là 263 tỷ đồng, chiếm 22% thu ngân sách của quận (Chưa đạt được tỷ lệ 50%). Từ năm 2014 đến năm 2017 nguồn lực tài chính từ đất đai luôn chưa chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống nguồn thu ngân sách của quận. Vì vậy, UBND quận cần có chính sách, chiến lược để huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách vì nguồn thu từ đất đai là nguồn lực tài chính quan trọng.
Bảng 3.10. Kết quả thu ngân sách, nguồn thu từ đất đai Quận Liên Chiểu giai đoạn năm 2014-2017
Đơn vị: triệu đồng
Năm Thu NS
Thu NS từ đất
đai
Trong đó Tiền sử
dụng đất
Tiền thuê đất
Thuế chuyển QSD đất
Lệ phí trước
bạ
Phí, lệ phí khác 2014 238,405 43.790 38,546 313 266 3,409 1,257 2015 262,845 64.387 56,767 634 520 4,792 1,675 2016 311,536 74.249 63,209 834 718 7,458 2,030 2017 385,078 80.701 67,724 666 539 9,376 2,396 Tổng 1,197,864 263.127 226,246 2,446 2,042 25,035 7,358
Nguồn: [2]
Hình 3.3. Tỷ lệ đóng góp các nguồn thu từ đất so với tổng ngân sách giai đoạn 2014-2017
Từ bảng 3.10 và hình 3.3, so sánh các nguồn thu từ đất đai với tổng thu ngân sách của quận Liên Chiểu giai đoạn 2014-2017, ta thấy:
- Tỷ lệ đóng góp các nguồn thu từ đất đai cho thu ngân sách biến động qua các năm chiếm tỷ lệ khá trong tổng thu ngân sách nội địa từ 18% đến 24%. Tỷ lệ này có chiều hướng tăng và giữ mức ổn định trong giai đoạn từ 2015-2016. Do tình hình tài chính dần ổn định, lượng tiền lưu thông tương đối nhiều và thị trường bất động sản hoạt động sôi nổi nên nhu cầu mua bán, trao đổi, đáu giá quyền sử dụng đất cũng tăng và duy trì trong một thời gian. Tuy nhiên đến năm 2017, tỷ lệ đóng góp đã giảm xuống còn 21%.
- Nguồn thu từ đất đai đóng góp vào ngân sách nhà nước cao nhất vào năm 2015, chiếm đến 24.5% tổng thu ngân sách và thấp nhất vào năm 2014, chỉ đạt 18.3%.
Phân tích bảng 3.10 cho thấy, mức đóng góp của các khoản thu từ đất đai cho tổng thu ngân sách là khác nhau. So sánh tỷ lệ đóng góp của các loại khoản thu từ đất trong tổng thu ngân sách từ đất đai từ năm 2014 đến 2017 thể hiện ở biểu đồ dưới đây cho thấy, trong nguồn thu từ đất đai thì khoản thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao (chiếm tỷ trọng cao 86% trong tổng nguồn thu từ tiền sử dụng đất. Tiếp đến là khoản thu lệ phí trước bạ chiếm 9,5%, phí và lệ phí thu từ đất chiếm 2,8%, tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất chiếm 0,78% và tiền thuê đất chiếm 0,93%. Tỷ lệ này biến đổi qua các năm.
Hình 3.4. Tỷ lệ đóng góp các khoản thu từ đất đai trong tổng thu ngân sách từ đất đai từ năm 2014-2017
3.3.3. Phân tích kết quả thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn quận Liên Chiểu 3.3.3.1. Tiền sử dụng đất
Khi giao đất có thu tiền sử dụng đất, người được giao đất không phải là chủ sở hữu, nhưng họ có quyền được sử dụng đất ổn định có thời hạn nhiều năm hoặc lâu dài.
Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất nhằm mục đích một mặt thực hiện khai thác nguồn lực tài chính phục vụ cho nhu cầu chi ngân sách của Nhà nước, mặt khách là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đối tượng nộp tiền sử dụng đất là người sử dụng đất được nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích gồm: hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở, làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh theo quy định tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, sử dụng làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế, không bao gồm các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài liên doanh với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để đầu tư vào Việt Nam.
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất: người đang sử dụng đất trong các trường hợp là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất hoặc được thuê đất, nay được phép chuyển sang sử dụng vào mục đích đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất; đất sử dụng để xây dựng công trình công cộng thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dụng, thể thao không có mục đích kinh doanh khi chuyển sang sử dụng có mục đích kinh doanh (xã hội hóa); đất
nông nghiệp được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất chuyển sang sử dụng làm mục đích đất ở. Đối với tổ chức kinh tế thì thu đủ tiền sử dụng đất theo giá đất của mục đích sử dụng mới. Đối với hộ gia đình, cá nhân, chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp; trương hợp khác thu theo mức chênh lệch giữa 2 loai đất khi chuyển mục đích.
Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dẫn xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 điều 100 Luật Đất đai thì không phải nộp tiền sử dụng đất, trường hợp vi phạm thì nộp 50% theo Bảng giá đất do ủy ban nhân dân thành phố, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Trường hợp đã được giao đất từ 15/10/1993 đến trước ngày 17/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai thì thu tiền sử dụng đất được tính theo giá bằng 50% giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổ chức nhà nước giao đất không thu tuền sử dụng đất hoặc cho thuê đất nhưng đã cấp trái thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân việ của tổ chức làm nhà ở trước ngày 15/10/1993, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng 40% theo giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố quy định. Thu 100% theo giá đất cụ thể đối với diện tích ngoài hạn mức đất ở.
Hộ giá đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn chiếm xây dựng nhà ở, nếu phù hợp với quy hoạch đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nếu sử dụng đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, thu tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất, nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất cụ thể.
Sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Bảng giá đất đói với phần diện tích đất trọng hạn mức giao đất ở (nếu có), phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất.
Nhìn chung, chính sách thu tiền sử dụng đất được điều chỉnh, bổ sung ngày càng phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, sử dụng đất từ trung ương đến địa phương.
Và quan trọng hơn là tiền sử dụng đất luôn đóng góp tỷ lệ rất lớn trong thu ngân sách của các địa phương, nhất là quận đang phát triển như Liên Chiểu. Từ năm 2014 đến năm 2017, thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Liên Chiểu là 226 tỷ đồng, cao nhất là năm 2017 với 67 tỷ đồng.