CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
3.2.3. Tình hình quản lý đất đai của quận Liên Chiểu
3.2.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Việc quản lý đất đai trên địa bàn quận Liên Chiểu được triển khai thực hiện chủ yếu dựa theo các văn bản quy phạm pháp luật do các cấp từ UBND thành phố Đà Nẵng trở lên ban hành, cụ thể là:
- Luật Đất đai 2003;
- Luật Đất đai 2013;
- Luật Nhà ở năm 2005;
- Bộ Luật dân sự năm 2005;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
- Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2006 quy định về trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc cho tổ chức, công dân trong công tác bồi thường thiệt hại, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà nẵng;
- Quyết định 103/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2006 ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ và trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ , thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghi định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ , thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 07/4/2008 ban hành Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30/ 5/2008 ban hành Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại UBND quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 5126/QĐ-UBND ngày 7/7/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 8/6/2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ qui định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
- Thông tư số 23/2014/NĐ-CP ngày 19/5/2014 của Chính phủ quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 24/2014/NĐ-CP ngày 19/5/2014 của Chính phủ quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT_BNV-BTC ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của VPĐKQSDĐ;
- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;
- Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai;
- Quyết định số 6048/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng v/v ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 04/7/2011 của Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 5126/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống VPĐKQSDĐ một cấp trực thuộc Sở TNMT, theo Quyết định số 447/QĐ-TTG ngày 17/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 4931/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thu nợ tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất ở;
- Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 24/12/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành bộ đơn giá đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính;
- Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 2/5/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành hệ số áp dụng đối với các thửa đất có vị trí thuận lợi để xác định giá đất trên địa bàn thành phốĐà Nẵng;
- Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/3/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành qui định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc qui định giá các loại đất trên địa bàn thành phốĐà Nẵng;
Với các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai mà địa phương đã ban hành như đã nêu trên; việc quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tương đối đi vào ổn định, đúng quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, nội dung này trên địa bàn quận vẫn còn tồn tại sau:
- Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành quá nhiều, thay đổi thường xuyên, thiếu thống nhất, còn chồng chéo do nhiều cấp khác nhau ban hành (từ trung ương đến địa phương) làm cho việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn;
- Hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý đất đai thiếu tính thống nhất từ trên xuống dưới.
3.2.3.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Năm 2015 đã hoàn thành việc công bố quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2014-2019 một cách khá cụ thể và đúng trình tự theo quy định.
Ngay sau khi đi vào thực hiện, quận cũng gặp nhiều vấn đề và những vấn đề phát sinh.
Chẳng hạn như việc thu hồi 87 ha để các đơn vị xây dựng công trình gặp nhiều khó khăn, chỉ đạt 91% chỉ tiêu.
Việc thực hiện nội dung quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Liên Chiểu có những tồn tại sau:
- Kết quả của công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất không đạt được kết quả khả quan như mong muốn đã dẫn tới quy hoạch luôn phải điều chỉnh trong suốt giai đoạn từ 2014 đến nay.
- Nhiều dự án và quy hoạch bị treo, khu vực sản xuất và kinh doanh xen lẫn khu dân cư, việc xử lý ô nhiễm môi trường chưa được tốt, tình trạng khiếu kiện về đất đai vẫn còn cao. Vì thế, kế hoạch sử dụng đất của quận nhiều năm vẫn không hoàn thành, lý do là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác quản lý và thi hành các văn bản pháp luật.Đây cũng có thể coi là những bài học lớn cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất của quạn Liên Chiểu.
- Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai bộc lộ nhiều yếu kém và mang nặng tính hình thức, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế, xã hội.
- Việc sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà tràn lan tùy tiện không đúng quy hoạch, lấn, chiếm đất đai còn phổ biến, những việc kiểm tra, phát hiện và xử lý chưa kịp thời, chưa kiên quyết, có những vụ việc kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
Nguyên nhân của những hạn chế này là do:
Thực tế của việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa mang tính dự báo chính xác; việc lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư thực hiện chậm, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất không tính toán kỹ, thiếu tính khả thi của dự án. Một số chủ dự án đăng ký nhu cầu sử dụng đất mang tính chủ quan, chưa xác định được hết những khó khăn, trở ngại trong công tác chuẩn bị đầu tư, về nguồn vốn, lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết nên làm cho kế hoạch sử dụng quỹ đất và nguồn vốn đầu tư hiệu quả chưa ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
3.2.3.3. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Cùng với việc triển khai thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo Luật đất đai 2013, hằng năm, UBND thành phố tiến hành xây dựng bảng giá đất và thông qua Hội đồng nhân dân làm cơ sở cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. UBND thành phố cũng đã thành lập hội đồng thẩm định giá đất nhằm xác định giá đất giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức thực hiện dự án đảm bảo phù hợp với thực tế.
Công tác xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi thực hiện các quyền liên quan được triển khai đảm bảo công khai, đúng trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Cục thuế. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn thu được từ khai
thác quỹ đất được thực hiện đúng qui định của pháp luật. Chi tiết về nội dung này sẽ được trình bày tại mục 3.3.
3.2.3.4. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Bảng 3.9. Tình hình đăng ký biến động đất đai đối với đất ở của quận Liên Chiểu giai đoạn 2014 – 2017
Đơn vị tính: hồ sơ STT Năm
Biến động i 2015 2016 2017 Tổng cộng
1 Cấp lần đầu 2.168 1.896 2.798 1.085 7.947
2 Cấp đổi, cấp lại 2.872 2.256 4.814 3.862 13.804 3 Chuyển nhượng, tặng
cho, thừa kế 2.800 2.884 6.947 8.332 20.963
4 Tách thửa, hợp thửa 517 449 536 602 2.104
5 Đăng ký thế chấp, xóa
thế chấp 3.621 3.316 6.370 8.243 21.550
6 Chuyển đổi mục đích
sử dụng đất 107 302 262 766
7 Biến động khác( đính
chính, giai hạn...) 126 14 175 512 827
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Liên chiểu ) Trong giai đoạn 2014 - 2017,quận Liên Chiểu đã giải quyết được nhiều trường hợp biến động đất đai như:
- Cấp lần đầu: Giai đoạn 2014 - 2015 có xu hướng giảm (272 hồ sơ); giai đoạn 2015 - 2016 có xu hướng tăng mạnh (902 hồ sơ); năm 2017 số lượng hồ sơ cấp lần đầu giảm (1.713 hồ sơ) so với cùng kỳ năm 2016.
- Cấp đổi, cấp lại: Giai đoạn 2014 - 2015 có xu hướng giảm (616 hồ sơ); giai đoạn 2015 - 2016 có xu hướng tăng (2.558 hồ sơ); năm 2017 số lượng hồ sơ cấp đổi giảm so với năm 2016 (952 hồ sơ).
- Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế: Giai đoạn 2014 - 2015 có xu hướng tăng (84 hồ sơ); giai đoạn 2015 - 2016 có xu hướng tăng (4.063 hồ sơ); năm 2017 số lượng hồ sơ tăng so với cùng kỳ năm 2016 là (1.385 hồ sơ).
- Tách thửa, hợp thửa: Giai đoạn 2014 - 2015 có xu hướng giảm (68 hồ sơ); giai đoạn 2015 - 2016 có xu hướng tăng (87 hồ sơ); năm 2017 số lượng hồ sơ tách, hợp thửa tăng so với cùng kỳ năm 2016 (66 hồ sơ).
- Đăng ký thế chấp, xóa thế chấp: Giai đoạn 2014 - 2015 có xu hướng giảm (305 hồ sơ); giai đoạn 2015 - 2016 có xu hướng tăng mạnh (3.054 hồ sơ); năm 2017 số lượng hồ sơ thế chấp, xóa thế chấp tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016 (1.873 hồ sơ).
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Đây là công tác đăng ký có số lượng hồ sơ ít nhất so với số lượng hồ sơ đăng ký khác. So sánh qua các năm số lượng hồ sơ cũng có tăng, giảm; tuy nhiên mức độ biến thiên không nhiều do nhu cầu thực tiễn của người sử dụng đất chưa cao.
- Gia hạn, đính chính: Giai đoạn 2014 - 2015 có xu hướng giảm (112 hồ sơ); giai đoạn 2015 - 2016 có xu hướng tăng mạnh (161 hồ sơ); năm 2017 số lượng hồ sơ gia hạn, đính chính tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016 (337 hồ sơ).
Nhìn chungviệc thực hiện nội dung này có những ưu điểm như:
- Quy trình chuyên môn từng bước được chuẩn hóa, tuân thủ đúng quy định, thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
- Hồ sơ được kiểm tra chặt chẽ về pháp lý, cơ sở dữ liệu địa chính; quản lý tốt về quy hoạch, việc tách, hợp thửa đất đúng theo quy định về điều kiện tách, hợp thửa nên không để xảy ra tình trạng chia cắt manh mún, không đúng quy định.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế như:
- Trong thời gian qua số lượng hồ sơ tăng lên đột biến nên việc giải quyết hồ sơ còn chậm trễ, mức độ xử lý hồ sơ khá phức tạp, do qua nhiều khâu kiểm tra dẫn đến trình ký chậm, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn khá cao.
- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa kịp thời, số liệu chỉnh lý các cấp chưa đồng nhất, mang tính hình thức nhưng chưa đầy đủ về nội dung.
3.2.3.5. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Nội dung này hiện nay đang được coi trọng và tập trung thực hiện. Hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đất đai được đầu tư và chuẩn hóa. Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2015-2018 và định hướng đến năm 2020đang dần hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân truy cập thông tin về hồ sơ địa chính một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Như vậy, nội dung này trên địa bàn quận được thực hiện rất tốt, tuy nhiên vẫn còn có tồn tại nhất định là trình độ về sử dụng công nghệ thông tin trong đội ngũ cán bộ chuyên môn của quận không giống nhau, có những trường hợp rất lúng túng và