NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi về không gian: Cộng đồng dân cư thôn Nước Đang và thôn Đồng Vào, xã Ba Bích, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

- Phạm vi về thời gian: từ tháng 7/2017 đến tháng 01/2018.

2.1.2. Đối tượng nghiên cu

- Những hoạt động trong công tác QLRCĐ dân cư thôn Nước Đang và thôn Đồng Vào.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến QLBVR của cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.

- Thực trạng của việc QLRCĐ sau khi được giao rừng tự nhiên để QLBV.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLBVR cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá hiệu quả của việc giao rừng cộng đồng quản lý thông qua một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý rừng bền vững.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. La chọn địa điểm nghiên cu

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Ba Tơ đã triển khai hai dự án giao rừng (Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3 và Dự án giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ giai đoạn 2012-2015). Đến nay, UBND huyện đã giao rừng gắn với giao đất cho các cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân quản lý bảo vệ và sử dụng rừng trên 16/20 xã, thị trấn đến địa bàn huyện. Trong đó, thông qua Dự án WB3 UBND huyện Ba Tơ đã giao đất lâm nghiệp có rừng cho hai cộng đồng thôn Nước Đang, Đồng Vào, xã Ba Bích quản lý – Đây được xem là một mô hình quản lý rừng cộng đồng thí điểm tại trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2016, thực hiện hoàn thành Dự án giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ giai đoạn 2012-2015 (gia hạn đến hết năm 2016).

Để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp QLRCĐ bền vững trên địa bàn huyện nói chung và xã Ba Bích nói riêng một cách có hiệu quả, xác với tình hình thực

tế tại địa phương, bản thân tôi chọn nghiên cứu ở địa điểm mà dự án WB3 triển khai thực hiện, năm 2015 (tính đến thời điểm nghiên cứu hơn hai năm), đó là: cộng đồng thôn Nước Đang và thôn Đồng Vào, xã Ba Bích, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

2.3.2. Phương pháp thu thập s liu th cp

- Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước, các báo cáo nghiên cứu khoa học, các chương trình, dự án, các văn bản pháp luật liên quan.

- Thu thập các số liệu tại UBND huyện, xã, ban quản lý thôn, hồ sơ giao rừng cho cộng đồng và các báo cáo hàng năm của các cơ quan ban ngành.

2.3.3. Phương pháp thu thập s liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức các nhóm để thảo luận gồm các nhóm như ban quản lý rừng thôn, tổ bảo vệ rừng; hay các nhóm khác nhau trong thôn như người lớn tuổi, thanh niên, nhóm là nam hoặc nữ...

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin từ từng cá nhân gồm các cán bộ ban ngành liên quan của Hạt Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và môi trường, Ban quản lý rừng của thôn, tổ BVR của thôn, và các hộ gia đình...

- Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal). Sử dụng các công cụ như:

+ Phân tích kinh tế hộ gia đình: Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập các thông tin về cơ cấu thu nhập, đời sống kinh tế của cộng đồng, ...

+ Sơ đồ Veen để phân tích các bên liên quan đến QLRCĐ

- Điều tra thực địa với sự tham gia của trưởng thôn, thành viên tổ BVR và người dân trong thôn, kết hợp với phỏng vấn, thảo luận để nắm rõ hơn về tình hình của rừng cộng đồng như chất lượng rừng, khả năng phòng hộ, tình hình cây tái sinh ...

2.3.4. Phm vi thu thp s liu và mu của đề tài

- Thực hiện các cuộc phỏng vấn cán bộ huyện gồm 02 cán bộ Hạt Kiểm lâm, 01 cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện để thu thập các thông tin về tình hình quản lý rừng trên toàn huyện, kế hoạch giao rừng cho cộng đồng, ...

- Phỏng vấn cán bộ xã với 05 phiếu phỏng vấn, gồm những người có hiểu biết về tình hình QLRCĐ trên địa bàn xã như: Phó Chủ tịch xã, Kiểm lâm địa bàn, cán bộ địa chính, .... Các nội dung phỏng vấn gồm tình hình quản lý rừng trên địa bàn xã, sự tham gia của chính quyền địa phương trong quá trình quản lý bảo vệ...

- Phỏng vấn các thôn trưởng của 02 thôn, các thành viên tổ BVR của thôn và các hộ gia đình trong thôn với mỗi thôn 30 phiếu phỏng vấn, gồm các nội dung như:

cấu trúc quản lý rừng của thôn, tình hình quản lý bảo vệ sau khi giao, chất lượng rừng sau khi giao, sự tham gia của người dân vào tiến trình giao và quản lý rừng, nhận thức của người dân về rừng cộng đồng...

- Tiêu chí để chọn hộ gia đình phỏng vấn: Từ danh sách các hộ gia đình của thôn hoặc của xã, phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ thuộc các nhóm nghèo, cận nghèo và khá - giàu với một tỷ lệ phù hợp, đại diện cho từng nhóm hộ đó.

+ Thôn Nước Đang: Nhóm hộ nghèo: 05 hộ, nhóm hộ cận nghèo: 10 hộ và nhóm hộ khá: 15 hộ.

+ Thôn Đồng Vào: Nhóm hộ nghèo: 10 hộ, nhóm hộ cận nghèo: 10 hộ và nhóm hộ khá: 10 hộ.

2.3.5. Phương pháp phân tích thông tin

- Phân tích các bên liên quan bằng sơ đồ Veen.

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với quản lý rừng cộng đồng.

2.3.6. Phương pháp xử lý s liu

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích những số liệu liên quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)