Sự hỗ trợ của các dự án trong tiến trình giao rừng và trong quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 85 - 90)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu

3.3.5. Sự hỗ trợ của các dự án trong tiến trình giao rừng và trong quản lý bảo vệ rừng

Sự hỗ trợ của dự án góp phần thúc đẩy tiến trình giao rừng nhanh hơn thông qua việc hỗ trợ về kỹ thuật điều tra rừng, khoanh vẽ bản đồ và hỗ trợ kinh phí để tiến hành đi thực địa. Ngoài ra hỗ trợ dự án đặc biệt có ý nghĩa đối với sự quản lý đó là hỗ trợ sau khi giao rừng, bằng cách hỗ trợ kinh phí để cộng đồng tham gia tuần tra bảo vệ, phát triển rừng. Điều này sẽ tăng động lực thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo vệ rừng khi mà hưởng lợi từ rừng tự nhiên giao cho cộng đồng là rất ít. Cụ thể như sau:

Được sự hỗ trợ của các chuyên gia, các phòng, ban chuyên môn của huyện, Dự án WB3 huyện đã tổ chức tập huấn các bước hoạt động xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng cho cộng đồng dân cư thôn Nước Đang và Đồng Vào. Cụ thể:

- Tập huấn xây dựng mô hình và hướng dẫn quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng.

- Tập huấn hướng dẫn xây dựng Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Quy chế hoạt động của BQL RCĐ thôn.

- Tập huấn lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm.

- Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm.

74

Hình 3.8. Tập huấn quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng thôn Nước Đang (Nguồn: Dự án WB3)

Qua điều tra phỏng vấn tại 02 thôn, ta thu nhận được kết quả như sau :

Bảng 3.17. Thống kê số lượng cộng đồng được tập huấn các lớp liên quan đến quản lý rừng cộng đồng theo Dự án WB3

Cộng đồng Lớp tập huấn

Tham gia

Không

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Nước Đang

Về quản lý, bảo vệ rừng

cộng đồng 21 70,0 9 30,0

Về xây dựng Quy ước BV và PTR, Quy chế hoạt động của BQL RCĐ thôn.

23 76,7 7 23,3

Về lập Kế hoạch bảo vệ rừng 05 năm và hàng năm

17 56,7 13 43,3

Về khuyến nông khuyến

lâm 19 63,3 11 36,7

Khác

75

Cộng đồng Lớp tập huấn

Tham gia

Không

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Đồng Vào

Về quản lý, bảo vệ rừng

cộng đồng 18 60,0 12 40,0

Về xây dựng Quy ước BV và PTR, Quy chế hoạt động của BQL RCĐ thôn.

25 83,3 5 16,7

Về lập Kế hoạch bảo vệ rừng 05 năm và hàng năm

20 66,7 10 33,3

Về khuyến nông khuyến

lâm 22 73,3 8 26,7

Khác

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017) Còn đối với Dự án giao rừng huyện Ba Tơ, giai đoạn 2012-2015 chỉ tiến hành giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy CNQSDĐ cho cộng đồng quản lý bảo vệ và sử dụng lâu dài. Ngoài ra, không có một hỗ trợ nào khác để nâng cao năng lực quản lý cũng như sinh kế của người dân trong cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Ba Bích nói riêng cũng như toàn huyện Ba Tơ nói chung.

 Nhận xét: Qua Bảng 3.17, ta thấy tỷ lệ người dân tham gia vào các lớp tập huấn là tương đối. Cụ thể :

- Tại thôn Nước Đang: Các lớp tập huấn: Quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng (70%

tham gia, 30% không tham gia); xây dựng Quy ước BV và PTR, Quy chế hoạt động của BQL RCĐ thôn (76,7% tham gia, 23,3% không tham gia); lập Kế hoạch bảo vệ rừng 05 năm và hàng năm (56,7% tham gia, 43,3% không tham gia); khuyến nông khuyến lâm (63,3% tham gia, 36,7% không tham gia).

- Tại thôn Đồng Vào: Các lớp tập huấn: Quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng (60%

tham gia, 40% không tham gia); xây dựng Quy ước BV và PTR, Quy chế hoạt động của BQL RCĐ thôn (83,3% tham gia, 16,7% không tham gia); lập Kế hoạch bảo vệ

76

rừng 05 năm và hàng năm (66,7% tham gia, 33,3% không tham gia); khuyến nông khuyến lâm (73,3% tham gia, 26,7% không tham gia).

Sau khi UBND huyện Ba Tơ giao rừng cho cộng đồng 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào quản lý bảo vệ và sử dụng lâu dài thì Dự án WB3 có hỗ trợ số tiền 120 triệu đồng (60 triệu/thôn) để Ban Quản lý RCĐ 02 thôn duy trì hoạt động (truy quét, phát triển rừng, ...). Tuy nhiên, vì nguồn quỹ của thôn còn hạn chế nên quy chế chi tiêu (đã họp thôn thống nhất trước đó) quy định: chi trả 50.000 đồng/người/ngày công lao động đi tuần tra, truy quét BVR; đến nay, không còn phù hợp với ngày công lao động tại địa phương (170.000 đồng /người/ngày) cộng vào đó là nguồn quỹ hỗ trợ từ dự án đến nay đã hết và không có nguồn hỗ trợ nào khác, dẫn đến người dân ít tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Sau khi hỗ trợ số tiền trên thì Ban Quản lý dự án WB3 trên địa bàn huyện giải thể; và công tác QLBVR, nhất là đối tượng RCĐ phụ thuộc chủ yếu vào sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn xã, huyện.

 Nhận xét, đánh giá chung: Dưới sự hỗ trợ của Dự án WB3, qua các lớp tập huấn về các hoạt động xây dựng mô hình QLRCĐ cho cộng đồng dân cư thôn Nước Đang và Đồng Vào được tiếp cận và nâng dần nhận thức về công tác QLBVR nói chung và cách thức quản lý, bảo vệ RCĐ nói riêng; phương pháp xây dựng và thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quy chế hoạt động của Ban Quản lý RCĐ thôn; xây dựng kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm. Ngoài ra, cộng đồng còn được mở rộng các kiến thức, được tham quan các mô hình quản lý RCĐ, mô hình khuyến nông, khuyến lâm có hiệu quả ở một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh (Sơn La, Điện Biên). Qua đó, góp phần thúc đẩy nâng cao sinh kế của cộng đồng gắn với việc quản lý bảo vệ rừng cộng động bền vững tại địa phương.

Hình 3.9. Mô hình chăn nuôi dê của một hộ gia đình tại thôn Nước Đang

77

Tuy nhiên, năng lực của cộng đồng về công tác QLBVR mà cụ thể ở đây là BQL RCĐ mới làm quen với công tác quản lý nên còn hạn chế về nhiều mặt, như:

Chưa đủ năng lực để tự xây dựng kế hoạch quản lý rừng 5 năm và kế hoạch quản lý rừng hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt, công tác quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng còn lung túng, …. Hay nói một cách khác, là năng lực QLRCĐ của Ban Quản lý RCĐ cũng như các thành viên trong cộng đồng còn phụ thuộc khá nhiều vào sự hỗ trợ của dự án. Mặt khác, việc Ban Quản lý dự án giải thể ngay sau khi hoàn thành việc giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy CNQSDĐ cho cộng đồng 02 thôn: Nước Đang và Đồng Vào quản lý bảo vệ đã làm cho hoạt động của Ban Quản lý RCĐ 02 thôn: Nước Đang và Đồng Vào bị “tê liệt” và phải nhờ vào sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng (Kiểm lâm, công an, quân sự) và các hội đoàn thể trên địa bàn xã, huyện nên hoạt động của 02 Ban Quản lý RCĐ này mới duy trì hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính chất “cầm chừng” chưa thật sự đi vào chiều sâu để lãnh đạo cộng đồng quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng hiện có của thôn.

Hình 3.10. UBND huyện Ba Tơ tổ chức làm việc với UBND xã Ba Bích về công tác quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn xã Ba Bích

78

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)