CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng của quản lý rừng cộng đồng sau khi được giao rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ
3.2.1. Tình hình chung về quản lý rừng cộng đồng tại huyện Ba Tơ
Hiện tại, trên địa bàn huyện đang tồn tại ở 02 hình thức QLRCĐ: (1) rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, và (2) rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục. Trong đó:
- Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý: 9.139,26 ha/40 cộng đồng/16 xã, thị trấn (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
- Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục: những loại rừng được cộng đồng quản lý theo hình thức này thường là rừng ma. Đây là nghĩa địa, là nơi chôn cất những người chết của người dân tộc thiểu số. Là một nơi rất linh thiêng mà những người còn sống, từ già đến trẻ không ai dám đặt chân đến và có những quy định, tục lệ riêng và rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, loại hình quản lý rừng này chưa được pháp luật nhà nước công nhận nhưng nó vẫn tồn tại và trở thành tục lệ của người dân tộc thiểu số, bất kể ai xâm phạm cũng bị xử lý nghiêm theo tục lệ của cộng đồng. Hiện nay, có khoảng gần 100 ha rừng cộng đồng tự quản lý (nằm ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp), phân bố nhỏ lẻ và rãi rác ở 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Hình 3.3. Rừng ma – Nơi chôn cất người đã mất của dân tộc Hrê
Tuy nhiên, rừng tự nhiên được nhà nước giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ được nhà nước thừa nhận trong những năm gần đây thường xuyên bị xâm hại, nhất là tình hình phá rừng trái pháp luật nổi lên trong năm 2016. Trái lại, rừng tự nhiên do cộng đồng tự quản lý theo luật tục (Rừng ma) thì được quản lý bảo vệ tốt nhờ vào những tục lệ riêng biệt của từng cộng đồng.
3.2.1.2. Tình hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn quản lý tại huyện Việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là một chủ trương lớn có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào tiến trình quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển vốn rừng với phương châm là đảm bảo rừng có chủ thật sự, tài nguyên rừng được giữ vững.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã có nhiều nỗ lực thực hiện việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các Chương trình dự án như: Chương trình Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi (RUDEP) thực hiện việc giao đất, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp; Chương trình WB3; Đề án giao rừng gắn với cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp cho các BQL rừng phòng hộ; Phương án giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ giai đoạn 2012-2015.
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016 được Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ phê duyệt tại Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 31/3/2017, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 103.109,06 ha, được phân theo các chủ quản lý, như sau:
Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho các chủ quản lý trên địa bàn huyện Ba Tơ
Phân loại rừng
Tổng BQL rừng PH
Doanh nghiệp NN
DN ngoài QD
HGĐ, cá nhân
Cộng đồng
Các tổ chức
khác UBND
TỔNG 103.109,06 31.032,41 10.120,20 128,82 22.019,27 8.389,59 2.600,08 28.818,69 I. Đất có rừng (gồm
rừng trồng chưa thành rừng)
96.764,50 29.836,41 9.791,21 128,60 20.276,45 7.952,56 2.118,63 26.660,64
1. Rừng TN 40.451,65 23.292,48 6.254,27 422,10 7.759,44 577,80 2.145,56
2. Rừng trồng 56.312,85 6.543,93 3.536,94 128,60 19.854,35 193,12 1.540,83 24.515,08 II. Đất không rừng 6.344,56 1.196,00 328,99 0,22 1.742,82 437,03 481,45 2.158,05 (Nguồn: Kết quả kiểm kê rừng huyện Ba Tơ, 2016)
Nhận xét: Qua Bảng 3.1, ta thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho các chủ quản lý như sau:
- Các BQL rừng phòng hộ khu Tây, khu Đông quản lý: 31.032,41 ha, chiếm 30,10% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 23.292,48 ha.
+ Rừng trồng: 6.543,93 ha.
+ Đất không có rừng: 1.196,00 ha.
- Các Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ, Ba Tô: 10.120,20 ha, chiếm 9,82% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 6.254,27 ha.
+ Rừng trồng: 3.536,94 ha.
+ Đất không có rừng: 328,99 ha.
- Công ty cổ phần Huyền Trang: 128,82 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó:
+ Rừng trồng: 128,60 ha.
+ Đất không có rừng: 0,22 ha.
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai: 2.600,08 ha, chiếm 2,52% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 577,80 ha.
+ Rừng trồng: 1.540,83 ha.
+ Đất không có rừng: 481,45 ha.
- Hộ gia đình cá nhân quản lý: 22.019,27 ha, chiếm 21,36% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 422,10 ha.
+ Rừng trồng: 19.854,35 ha.
+ Đất không có rừng: 1.742,82 ha.
- Cộng đồng dân cư thôn quản lý: 8.389,59 ha, chiếm 8,14% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện (diện tích này nhỏ hơn so với thực tế vì Dự án giao rừng huyện và dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng 2016 thực hiện song trùng nên trong quá trình điều tra về chủ quản lý thì việc cập nhập chủ quản lý đối với cộng đồng dân cư chưa đầy đủ), trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 7.759,44 ha.
+ Rừng trồng: 193,12 ha.
+ Đất không có rừng: 437,03 ha.
- Diện tích rừng (chưa giao) hiện do UBND các xã quản lý: 28.818,69 ha, chiếm 27,95% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 2.145,56 ha.
+ Rừng trồng: 24.515,08 ha.
+ Đất không có rừng: 2.158,05 ha.
* Diện tích rừng do UBND các xã quản lý và những diện tích UBND tỉnh thu hồi từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai là phần diện tích trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát, lập phương án để tổ chức giao cho các hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý sử dụng.
Biểu đồ 3.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2016 phân theo các chủ quản lý
Phương án giao rừng cộng đồng cho thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi (thuộc Dự án phát triển ngành lâm nghiệp WB3 huyện Ba Tơ)
Từ năm 2013 đến năm 2015, thực hiện Phương án giao rừng cộng đồng cho thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi với sự hỗ trợ của Dự án phát triển ngành lâm nghiệp WB3 huyện Ba Tơ – Đây là mô hình quản lý rừng cộng đồng đầu tiên được thực hiện trên địa bàn huyện Ba Tơ, UBND huyện Ba Tơ đã giao đất lâm nghiệp có rừng cho 02 cộng đồng thôn Nước Đang, Đồng Vào, xã Ba Bích quản lý/302,09 ha rừng tự nhiên sản xuất. Cụ thể:
Bảng 3.2. Diện tích và trạng thái rừng cộng đồng thôn Nước Đang, Đồng Vào
Số TT
Vị trí Diện
tích
Loại
rừng Trạng thái Thôn Tiểu khu Khoảnh Lô
1
425
7
7a 7,70 Sản xuất Nghèo
Nước Đang
2 7b 25,20 Sản xuất Trung bình
3 7c 19,10 Sản xuất Trung bình
4 9 9a 29,70 Sản xuất Trung bình
5
427
2 2a 6,90 Sản xuất Trung bình
6 3 3a 7,20 Sản xuất Nghèo
7
7
7a 10,20 Sản xuất Nghèo
8 7b 26,10 Sản xuất Trung bình
9 7c 14,80 Sản xuất Trung bình
10 7d 21,80 Sản xuất Trung bình
Tổng 168,70
11
427
5 5a 1,30 Sản xuất Nghèo
Đồng Vào
12 5b 0,90 Sản xuất Trung bình
13 8 8a 31,80 Sản xuất Nghèo
14
428
1 1a 2,70 Sản xuất Nghèo
15
2
2a 16,59 Sản xuất Nghèo
16 2b 8,80 Sản xuất Nghèo
17 2c 11,80 Sản xuất Nghèo
18
3 3a 1,80 Sản xuất Trung bình
19 3b 25,00 Sản xuất Trung bình
20
4 4a 29,90 Sản xuất Trung bình
21 4b 2,80 Sản xuất Trung bình
Tổng 133,39
Tổng cộng 302,09
(Nguồn: Dự án WB3 huyện Ba Tơ)
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ loại rừng giao cho các cộng đồng quản lý tại xã Ba Bích
Nhận xét: Qua Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.4, ta thấy cộng đồng dân cư thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích được giao rừng gắn với giao đất để quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng là: 302,09 ha rừng tự nhiên sản xuất; trong đó:
- Cộng đồng dân cư thôn Nước Đang được giao đất, giao rừng là: 168,70 ha rừng tự nhiên. Trong đó, trạng thái rừng trung bình là chủ yếu: 143,60 ha, chiếm 85,1% tổng diện tích được giao và rừng nghèo: 25,10 ha, chiếm 14,9% tổng diện tích được giao;
- Cộng đồng dân cư thôn Đồng Vào được giao đất, giao rừng là: 133,39 ha rừng tự nhiên sản xuất. Trong đó, trạng thái rừng trung bình: 60,4 ha, chiếm 45,3 % tổng diện tích được giao, rừng nghèo: 72,99 ha, chiếm 54,7 % tổng diện tích được giao.
Tình hình thực hiện phương án giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ giai đoạn 2012-2015
Thực hiện các Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 06/01/2012 về việc phê duyệt Phương án giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ giai đoạn 2012-2013; Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 25/7/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh nguồn kinh phí và thời gian thực hiện Phương án giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ; Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 12/8/2015 của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc điều chỉnh đối tượng, loại rừng, diện tích rừng, hạn mức giao cho thuê rừng và tổng dự toán thực hiện Phương án giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ giai đoạn 2012-2015. Tính đến cuối năm 2016, Phương án giao rừng, cho thuê rừng của huyện cơ bản đã hoàn thành và đạt được những kết quả như sau:
Hoàn thành công tác lập hồ sơ giao đất, giao rừng đối với toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện do UBND 16 xã, thị trấn đang quản lý; Hồ sơ giao đất, giao rừng đã được UBND huyện Ba Tơ phê duyệt tại 126 Quyết định giao đất, giao rừng đối với 88 hộ gia đình cá nhân và 38 cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ và phát triển rừng, với tổng diện tích rừng, đất rừng được giao là 9.358,80 ha/9.494,62 ha, đạt 98,56% so với phương án được duyệt; UBND huyện đã ký xác nhận 365 giấy CNQSD đất/365 thửa đất/9.358,80 ha; đã hoàn thành việc tổ chức công bố và trao quyết định giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSD đất gắn liền với tài sản là rừng tự nhiên, bàn giao đất, bàn giao rừng tại thực địa cho 88 hộ gia đình cá nhân và 38 cộng đồng dân cư thôn/16 xã, thị trấn vào đầu tháng 11/2016 (thể hiện qua bảng 3.3).
Bảng 3.3. Thống kê kết quả giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình huyện Ba Tơ
TT Xã,
thị trấn
Đối tượng nhận rừng
Số lượng GCNQSD đất
Tổng diện tích (ha)
Hiện trạng Chức năng
CĐ dân
cư HGĐ Rừng tự
nhiên
Đất không
rừng PH SX
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Ba Bích 4 1 33 606,59 596,93 9,66 424,50 182,09
Cộng đồng 4 32 604,46 594,80 9,66 424,50 179,96
HGĐ 1 1 2,13 2,13 2,13
2 Ba Chùa 3 0 10 362,75 360,42 2,33 362,75 0,00
Cộng đồng 3 10 362,75 360,42 2,33 362,75
HGĐ 0,00
3 Ba Dinh 2 3 11 71,67 71,67 0,00 0,00 71,67
Cộng đồng 2 7 64,88 64,88 64,88
HGĐ 3 4 6,79 6,79 6,79
4 Ba Giang 1 53 70 248,32 248,32 0,00 0,00 248,32
Cộng đồng 1 7 11,65 11,65 11,65
HGĐ 53 63 236,67 236,67 236,67
5 Ba Tô 4 3 26 269,02 269,02 0,00 102,16 166,86
Cộng đồng 4 22 255,56 255,56 101,66 153,90
HGĐ 3 4 13,46 13,46 0,50 12,96
6 Ba Lế 4 0 23 1.195,87 1.195,87 0,00 0,00 1.195,87
TT Xã, thị trấn
Đối tượng nhận rừng
Số lượng GCNQSD đất
Tổng diện tích (ha)
Hiện trạng Chức năng
CĐ dân
cư HGĐ Rừng tự
nhiên
Đất không
rừng PH SX
Cộng đồng 4 23 1.195,87 1.195,87 1.195,87
HGĐ 0,00
7 Ba Nam 2 0 37 2.046,62 2.046,62 0,00 0,00 2.046,62
Cộng đồng 2 37 2.046,62 2.046,62 2.046,62
HGĐ 0,00
8 Ba Thành 2 0 11 229,52 229,52 0,00 146,68 82,84
Cộng đồng 2 11 229,52 229,52 146,68 82,84
HGĐ 0,00
9 Ba Tiêu 0 1 1 6,01 6,01 0,00 0,00 6,01
Cộng đồng 0,00
HGĐ 1 1 6,01 6,01 6,01
10 Ba Trang 3 0 17 1.025,41 1.025,41 0,00 0,00 1.025,41
Cộng đồng 3 17 1.025,41 1.025,41 1.025,41
HGĐ 0,00
11 Ba Vì 0 2 2 3,70 3,70 0,00 0,00 3,70
Cộng đồng 0,00
HGĐ 2 2 3,70 3,70 3,70
12 Ba Vinh 5 0 15 259,78 259,78 0,00 0,00 259,78
TT Xã, thị trấn
Đối tượng nhận rừng
Số lượng GCNQSD đất
Tổng diện tích (ha)
Hiện trạng Chức năng
CĐ dân
cư HGĐ Rừng tự
nhiên
Đất không
rừng PH SX
Cộng đồng 5 15 259,78 259,78 259,78
HGĐ 0,00
13 Ba Xa 1 7 14 851,69 851,69 0,00 0,00 851,69
Cộng đồng 1 7 797,46 797,46 797,46
HGĐ 7 7 54,23 54,23 54,23
14 Ba Điền 4 0 62 1.926,84 1.796,29 130,55 1.524,97 401,87
Cộng đồng 4 62 1.926,84 1.796,29 130,55 1.524,97 401,87
HGĐ 0,00
15 Ba Khâm 3 1 6 56,96 56,96 0,00 0,00 56,96
Cộng đồng 3 6 56,37 56,37 56,37
HGĐ 1 0,59 0,59 0,59
16 TT. Ba Tơ 0 17 26 198,05 198,05 0,00 195,14 2,91
Cộng đồng 0,00
HGĐ 17 26 198,05 198,05 195,14 2,91
Tổng cộng 38 88 364 9.358,80 9.216,26 142,54 2.756,20 6.602,60
(Nguồn: Phương án giao rừng huyện, giai đoạn 2012-2015)
Nhận xét: Như vậy, tính đến hết năm 2016, qua 02 dự án (Dự án WB3, dự án Giao rừng, cho thuê rừng huyện Ba Tơ, giai đoạn 2012-2015 ) UBND huyện đã giao rừng gắn với với đất và cấp giấy CNQSD đất cho 38 cộng đồng dân cư thôn quản lý với tổng diện tích rừng, đất rừng được giao là 9.139,26 ha (diện tích rừng: 8.996,72 ha; đất không rừng: 142,54 ha).
* Riêng xã Ba Bích, qua thực hiện 02 dự án nêu trên, UBND huyện đã giao rừng gắn với với đất và cấp giấy CNQSDĐ cho 04 cộng đồng dân cư thôn quản lý với tổng diện tích được giao là 906,55 ha. Trong đó: Rừng tự nhiên: 896,89 ha, đất không rừng: 9,66 ha; quy hoạch sản xuất: 514,54 ha; quy hoạch phòng hộ: 392,01 ha (thể hiện qua bảng 3.4).
Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích rừng giao cho cộng đồng thôn trên địa bàn xã Ba Bích tính đến hết năm 2016
TT Cộng đồng
Tổng diện
tích (ha)
Hiện trạng/chức năng (ha)
Dự án/thời gian thực
hiện Diện
tích
Nghèo Trung bình Đất không rừng
SX PH SX PH SX PH
1 Nước
Đang 561,99
168,7 25,10 143,60 WB3-2015
393,29 48,18 335,45 9,66
PA Giao rừng huyện-
11/2016
2 Đồng
Vào 261,97
133,39 72,99 60,40 WB3-2015
128,58 102,43 26,15
PA Giao rừng huyện-
11/2016
3 Đồng
Tiên 61,84 61,84 61,84
PA Giao rừng huyện-
11/2016
4 Làng
Mâm 20,75 20,75 20,75
PA Giao rừng huyện-
11/2016 Tổng xã 906,55 906,55 310,54 382,35 204,00 9,66
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ WB3 và Phương án giao rừng huyện Ba Tơ)
Nhìn chung, công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan. Đến nay, phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý sử dụng, hầu hết người dân địa phương đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đồng thời có những chính sách hỗ trợ cây giống, cho vay vốn để phát triển trồng rừng và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp.
Thực trạng trước khi giao đất, giao rừng cho cộng đồng sử dụng ổn định lâu dài, phần lớn đất đai, tài nguyên rừng cộng đồng sử dụng nằm trong sự quản lý của UBND cấp xã. Từ đó, tài nguyên đất, tài nguyên rừng chưa được quản lý chặt chẽ nên việc khai thác và sử dụng còn bừa bãi, không có kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, phải kể đến sự hạn chế về trình độ kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, phong tục tập quán và canh tác truyền thống cũng như ý thức, thái độ của cộng đồng dân cư trong việc khai thác sử dụng đất, tài nguyên rừng.
Sau khi mô hình thực hiện giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài cho cộng đồng sử dụng, diện tích đất, diện tích rừng có chủ thực sự tăng lên nhiều so với trước đây. Từ đó, tình trạng quản lý, sử dụng đất, sử dụng tài nguyên rừng đã có sự thay đổi tích cực, hiện tượng khai thác và sử dụng đất, tài nguyên rừng sai mục đích có giảm hơn so với thời kỳ trước khi giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý.
Tuy nhiên, ngoài những hiệu quả mang lại từ công tác giao đất, giao rừng thì đối với những diện tích rừng, đất rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong nhiều năm qua. Cụ thể:
- Khả năng được hưởng lợi kinh tế từ rừng trên thực tế rất khó thực hiện vì rừng giao cho cộng đồng phần lớn là rừng nghèo, trung bình nên phải chờ thời gian dài mới có sản phẩm khai thác. Bên cạnh đó, thủ tục khai thác hưởng lợi rất phức tạp, chi phí đánh giá trữ lượng cao không phù hợp với điều kiện người dân nên hầu hết các địa phương không thực hiện được. Mặt khác, cộng đồng được giao rừng tự nhiên trên địa bàn chưa được chi trả công tác bảo vệ rừng nên không có kinh phí trang trải cho công tác bảo vệ rừng, do đó, công tác quản lý bảo vệ được rừng trong các năm qua không hiệu quả.
- Dự án giao rừng cho cộng đồng phụ thuộc quá lớn vào hỗ trợ bảo vệ rừng của dự án tài trợ. Trong thời gian dự án hoạt động, cộng đồng vẫn duy trì công tác bảo vệ rừng hiệu quả vì được hỗ trợ chi phí bảo vệ. Tuy nhiên, khi kết thúc dự án, công tác bảo vệ rừng cũng không được duy trì thường xuyên nữa, dẫn đến xảy ra tình trạng rừng bị chặt phá, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Dự án giao rừng cho cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về phong tục tập quán quản lý rừng của cộng đồng thôn bản khi giao rừng. Cụ thể, phương án giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thuộc khu vực rừng luân khoảnh với nương rẫy trước đây thuộc
quyền quản lý sử dụng của các hộ gia đình. Sau giao đất giao rừng cho cộng đồng, các hộ gia đình vẫn coi là khu vực luân khoảnh nương rẫy – rừng trước đây của ông bà để lại cho họ nên họ tiếp tục phát rừng làm nương. Mặt khác, về mặt pháp lý giao rừng cho cộng đồng quản lý nhưng thực tế tại địa phương thì chỉ mang tính chất nhóm hộ gia đình quản lý, nên việc huy động tổ chức, triển khai các hoạt động về bảo vệ rừng và hưởng lợi cũng không mang tính cộng đồng cao.