Đặc điểm của cộng đồng nhận rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 72 - 81)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu

3.3.2. Đặc điểm của cộng đồng nhận rừng

Theo số liệu do UBND xã Ba Bích cung cấp (năm 2017), hiện trên địa bàn có 625 hộ/ 05 thôn; hộ nghèo 140 hộ (chiếm tỷ lệ 22,40% tổng dân số xã), cận nghèo 161 hộ (chiếm tỷ lệ 25,76% tổng dân số xã). Trong đó:

Bảng 3.9. Diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo xã Ba Bích, năm 2017

T

T Thôn

Tổng số hộ dân

cư 2017

Năm

2014 Năm 2016

Diễn biến hộ nghèo

trong năm Năm 2017

Số hộ Số

hộ Tỷ lệ

Số hộ thoát nghèo

Số hộ tái nghèo

Số hộ nghèo phát sinh

Số

hộ Tỷ lệ Số

hộ

Trong đó: số hộ rơi vào hộ cận

nghèo

1 Nước Đang 106 14 17 16,04 3 2 0 0 14 13,21 2 Đồng Vào 141 23 50 36,23 21 20 0 1 30 21,28 3 Đồng Tiên 145 26 16 11,43 0 0 1 1 18 12,41

4 Con Rã 135 15 33 24,62 5 4 0 7 35 25,93

5 Làng Mâm 98 67 61 62,89 20 19 0 2 43 43,88

Tổng cộng 625 145 177 28,78 49 45 1 11 140 22,40 (Nguồn: UBND xã Ba Bích, năm 2017)

61

Biểu đồ 3.5. Diễn biến số hộ nghèo từng thôn trên địa bàn xã Ba Bích qua các năm 2014-2017

Bảng 3.10. Diễn biến kết quả giảm số hộ cận nghèo xã Ba Bích, năm 2017

T

T Thôn

Tổng số hộ dân

2017

Năm

2014 Năm 2016 Diễn biến hộ cận

nghèo trong năm Năm 2017

Số hộ

Số

hộ Tỷ lệ

Số hộ thoát

cận nghè o

Số hộ tái cận nghè o

Số hộ cận nghè o phát sinh

Số

hộ Tỷ lệ

1 Nước Đang 106 10 32 30,19 0 0 7 39 36,79 2 Đồng Vào 141 8 47 34,06 16 0 24 55 39,01 3 Đồng Tiên 145 14 25 17,86 8 0 2 19 13,10

4 Con Rã 135 12 21 15,67 6 0 4 19 14,07

5 Làng Mâm 98 1 22 22,68 12 0 19 29 29,59

Tổng cộng 625 45 147 23,90 42 0 56 161 25,76 (Nguồn: UBND xã Ba Bích, năm 2017)

62

Biểu đồ 3.6. Diễn biến số hộ cận nghèo từng thôn trên địa bàn xã Ba Bích qua các năm 2014-2017

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả số hộ nghèo, cận nghèo xã Ba Bích, năm 2017

TT Thôn Tổng số

hộ dân

Năm 2017

Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo

Hộ nghèo, cận nghèo Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ 1 Nước Đang 106 14 13,21 39 36,79 53 50,00 2 Đồng Vào 141 30 21,28 55 39,01 85 60,29 3 Đồng Tiên 145 18 12,41 19 13,10 37 25,51

4 Con Rã 135 35 25,93 19 14,07 54 40,00

5 Làng Mâm 98 43 43,88 29 29,59 72 73,47

Tổng cộng 625 140 22,40 161 25,76 301 48,16 (Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2017)

63

 Nhận xét: Qua các Bảng: 3.9, 3.10, 3.11 và Biểu đồ: 3.5, 3.6, cho ta thấy:

- Cộng đồng dân cư thôn Nước Đang: 106 hộ, có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 50% tổng dân số thôn), cao hơn mặt bằng chung của xã là 48,16%. Cụ thể: hộ nghèo 14 hộ (chiếm tỷ lệ 13,21% tổng dân số thôn), cận nghèo 39 hộ (chiếm tỷ lệ 36,79% tổng dân số thôn). Diễn biến các năm gần đây, số hộ nghèo ít nhất trong xã, tuy nhiên không có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực (số hộ nghèo không giảm); đồng thời, số hộ cận nghèo ngày càng tăng lên do phát sinh thêm, tìm ẩn nguy cơ dẫn đến số hộ nghèo, cận nghèo tăng cao.

- Cộng đồng dân cư thôn Đồng Vào: 141 hộ, có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 60,29% tổng dân số thôn), cao hơn mặt bằng chung của xã là 48,16%. Cụ thể: hộ nghèo 30 hộ (chiếm tỷ lệ 21,28% tổng dân số thôn), cận nghèo 55 hộ (chiếm tỷ lệ 39,01% tổng dân số thôn). Diễn biến các năm gần đây, số hộ nghèo có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong năm 2017 (tuy năm 2016 số hộ nghèo có tăng đột biến); đồng thời, số hộ cận nghèo ngày càng tăng lên do phát sinh thêm, tìm ẩn nguy cơ dẫn đến số hộ nghèo, cận nghèo tăng cao.

* Tỷ lệ hộ nghèo có biến động liên tục qua các năm, không thuận theo một chiều hướng nào; tuy nhiên, đến năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng còn chiếm tỷ lệ lớn, cận nghèo tăng lên. Đây cũng là vấn đề cốt lõi làm tăng sức ép lên tài nguyên rừng trên địa bàn huyện nói chung và xã Ba Bích nói riêng.

3.3.2.2. Vị trí của cộng đồng dân cư thôn sinh sống đối với khu rừng được giao

Qua khảo sát thực địa, vị trí của cộng đồng dân cư thôn sinh sống đối với khu rừng được giao là tương đối gần, tuy nhiên phỏng vấn các hộ dân ở địa bàn 02 thôn thì Quãng thời gian đi bộ từ nhà đến khu rừng được giao, như sau:

Bảng 3.12. Quãng thời gian đi bộ từ nhà đến khu rừng giao cho cộng đồng

Cộng đồng

Quãng thời gian đi bộ từ nhà đến khu rừng (tính theo t l %) Dưới 15 phút Từ 15 – 30

phút

Từ 30 – 60

phút Trên 60 phút

Nước Đang 0 0 0 100

Đồng vào 0 0 0 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)

64

 Nhận xét: Qua kết quả phỏng vấn tại Bảng 3.12 và khảo sát thực tế tại cộng đồng, ta thấy: Tuy vị trí nơi sinh sống của cộng đồng thôn đối với khu rừng được giao là tương đối gần, nhưng do địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, diện tích rừng được giao phân bố dàn trải và manh mún nên thời gian tổ chức đi tuần tra, truy quét bảo vệ rừng từ nhà của các hộ dân đến khu rừng được giao là khá lâu so với quảng đường tuần tra truy quét bảo vệ rừng (100% số hộ dân được phỏng vấn đi bộ trên 60 phút), có những lô rừng phải đi bộ trên 02 tiếng đồng hồ mới tiếp cận được hiện trường. Điều này, cũng gây những khó khăn nhất định trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng 02 thôn.

3.3.2.3. Mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng cộng đồng

Thành phần dân tộc ở 02 thôn khảo sát chủ yếu là người dân tộc Hrê, có phong tục, tập quán gắn với những khu rừng, con nước; do vậy, cuộc sống đời thường của họ cũng gắn với các nguồn lâm sản sẵn có trong rừng:

Bng 3.13. Tỷ lệ (%) mức độ khai thác, sử dụng các sản phẩm từ rừng của hộ gia đình trong cộng đồng

Cộng đồng

Mức độ % Sản phẩm

Phụ thuộc Không

phụ thuộc Tổng Nhiều Trung

bình Ít

Nước Đang

Gỗ 86,7 0 6,7 80,0 13,3

Củi 86,7 0 50 36,7 13,3

Lâm sản ngoài gỗ

- Rau rừng 100 0 30,0 70,0 0

- Dược liệu 6,7 0 0 6,7 93,3

- Mây, tre 10 0 0 10,0 90,0

- Trái/quả 0 0 0 0 100,0

- Mật ong 3,3 0 0 3,3 96,7

- Đót 0 0 0 0 100

- Phong lan 0 0 0 0 100

- Động vật 3,3 0 0 3,3 96,7

- Khác 0 0 0 0 0

Đồng Vào Gỗ 86,7 0 10 76,7 13,3

Củi 93,3 0 63,3 30,0 6,7

65

Cộng đồng

Mức độ % Sản phẩm

Phụ thuộc Không

phụ thuộc Tổng Nhiều Trung

bình Ít Lâm sản ngoài gỗ

- Rau rừng 100 0 40 60,0 0

- Dược liệu 10 0 0 10,0 90,0

- Mây, tre 16,7 0 0 16,7 83,3

- Trái/quả 0 0 0 0 100

- Mật ong 6,7 0 0 6,7 93,3

- Đót 0 0 0 0 100

- Phong lan 3,3 0 0 3,3 96,7

- Động vật 6,7 0 0 6,7 93,3

- Khác 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)

 Nhận xét: Từ Bảng 3.13, ta có nhận xét, đánh giá mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng cộng đồng ở mực độ tương đối: Chủ yếu là hái rau rừng và khai thác củi để phục vụ cho đời sống hàng ngày và bán cho người dân ở thị trấn sử dụng;

nguồn lâm sản ngoài gỗ khác (sa nhân tím, ba kích, song mây, ...) dần cạn kiệt, đi kiếm để thu hái để tăng thêm thu nhập thì không đủ ngày công nên người dân ít khai thác.

Hình 3.4. Bữa cơm của một hộ gia đình người Hrê,tại thôn Đồng Vào (đu đủ rừng, rau dớn, rau má)

66

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân khai thác gỗ để làm nhà, chuồng trại và săn bắt động vật hoang dã (chủ yếu là chồn, sóc) để bán cho một số người dân có nhu cầu nhằm tăng thu nhập. Cụ thể:

- Cộng đồng thôn Nước Đang: Tỷ lệ người dân tham gia khai thác lâm sản đi từ cao đến thấp như sau: Rau rừng 100% (Mức độ: trung bình 30%, ít 70%); gỗ 86,7%

(Mức độ: trung bình 6,7%, ít 80%); củi 86,7% (Mức độ: trung bình 50%, ít 36,7%,);

mây, tre 10% (Mức độ: ít 10%); dược liệu 6,7% (Mức độ: ít 6,7%); mật ong và động vật rừng chiếm tỷ lệ như nhau 3,3% (Mức độ: ít 3,3%).

- Cộng đồng thôn Đồng Vào: Tỷ lệ người dân tham gia khai thác lâm sản đi từ cao đến thấp như sau: Rau rừng 100% (Mức độ: trung bình 40%, ít 60%); củi 93,3% (Mức độ: trung bình 63,3%, ít 30%); gỗ 86,7% (Mức độ: trung bình 10%, ít 76,7%); mây, tre 16,7% (Mức độ: ít 16,7%); dược liệu 10% (Mức độ: ít 10%); mật ong và động vật rừng chiếm tỷ lệ như nhau 6,7% (Mức độ: ít 6,7%) và phong lan 3,3% (Mức độ: ít 3,3%).

Sóc bụng đỏ Chồn

Gà rừng Nấm lim

Hình 3.5. Một số loài động vật rừng, dược liệu được người dân săn, bẫy bắt, thu hái để cải thiện đời sống và tăng thêm thu nhập

67

3.3.2.4. Về ý thức quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng

Xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của địa phương nên công tác tuyên truyền nhận thức pháp luật về bảo vệ rừng được lãnh đạo đảng ủy, UBND xã quan tâm, chỉ đạo cán bộ tư pháp phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, các hội đoàn thể ở xã, các cơ quan liên quan của huyện thường xuyên tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản liên quan khác. Cụ thể, trong các năm gần đây:

Bảng 3.14. Công tác tuyên truyền pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2013 – 06 tháng đầu năm 2017, xã Ba Bích

Số đợt Số người Tờ rơi Ký cam kết

Năm 2013 14 1.352 60 221

Năm 2014 15 1.450 100 191

Năm 2015 11 1.289 234

Năm 2016 13 1.597 151

6 tháng đầu 2017 08 641 89

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ và phát triển rừng qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 06 tháng đầu năm 2017 của Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ) - Năm 2013, tổ chức tuyên truyền phát luật về Bảo vệ và phát triển rừng được 14 đợt/1.352 lượt người tham dự, cấp phát 60 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ rừng và tổ chức ký 221 bản cam kết thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Tương tự, qua các năm sau,

- Năm 2014, tổ chức được: 15 đợt/1.450 lượt người tham dự, cấp phát 100 tờ rơi tuyên truyền và tổ chức ký 191 bản cam kết.

- Năm 2015, tổ chức được: 11 đợt/1.289 lượt người tham dự và tổ chức ký 234 bản cam kết.

- Năm 2016, tổ chức được: 13 đợt/1.597 lượt người tham dự và tổ chức ký 151 bản cam kết.

- 06 tháng đầu năm 2017, tổ chức được: 08 đợt/641 lượt người tham dự và tổ chức ký 89 bản cam kết. Và công tác tuyên truyền pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng tại được thể hiện qua biểu đồ 3.7:

68

Biểu đồ 3.7. Công tác tuyên truyền pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2013 – 06 tháng đầu năm 2017, xã Ba Bích

Bảng 3.15. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng

Cộng đồng

Thường xuyên Có nhưng còn ít

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Nước Đang 27 90,0 3 10,0

Đồng Vào 25 83,3 5 16,7

Tổng 52 86,7 8 13,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017

 Nhận xét: Qua Biểu đồ 3.7, Bảng 3.15 và ý kiến của lãnh đạo UBND xã Ba Bích, có nhận xét: Công tác tuyên truyền được chính quyền địa phương tổ chức thường xuyên, đa dạng về hình thức (bảng tuyên truyền trực quan, bản cam kết bảo vệ rừng, loa phát thanh xã, họp dân, hội nghị, văn nghệ sân khấu hóa, ...) nên đa số người dân tại địa bàn nghiên cứu đều được tuyên truyền và có nhận thức, ý thức pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

69

Hình 3.6. Tuyên truyền bảo vệ rừng với hình thức sân khâu hóa lưu động Tuy nhiên, vẫn còn đó một số người dân bất chấp pháp luật, cố tình vi phạm để trục lợi cá nhân (phá rừng để lấy đất sản xuất trồng rừng kinh tế, săn bắt động vật hoang dã trái phép để bán kiếm thêm thu nhập). Về vấn đề có một số người dân cho rằng mình ít được tuyên truyền về Luật Bảo vệ và phát triển rừng (13,3% người dân được phỏng vấn tại 02 thôn Nước Đang, Đồng Vào), UBND xã Ba Bích cho biết lý do nhóm người dân đó thuộc nhóm lao động chính của hộ gia đình (làm thuê lấy ngày công lao động, đi làm dài ngày ở các xã, huyện khác trong và ngoài tỉnh) nên thường xuyên không có mặt tại địa phương để tham dự các buổi tuyên truyền do xã tổ chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)