Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý rừng cộng đồng bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 104 - 107)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý rừng cộng đồng bền vững

Từ những phân tích, đánh giá về hiệu quả của QLRCĐ tại 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích, căn cứ vào các văn bản pháp lý liên quan đến QLRCĐ; để công tác QLRCĐ bền vững trên địa bàn huyện Ba Tơ nói chung và xã Ba Bích nói riêng phải đảm bảo sự hài hòa trên cả ba phương diện: Kinh tế - Xã hội – Môi trường.

Để làm được mục tiêu này, bản thân đề xuất tổng hợp các giải pháp, như sau:

3.5.1. Gii pháp v công tác qun lý bo v rng cộng đồng

- Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương trong việc tuần tra, truy quét bảo vệ rừng tận gốc (định kỳ và đột xuất) để kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý các đối tượng có hành vi xâm hai đến tài nguyên rừng do cộng đồng quản lý, tránh xảy ra điểm nóng về phá rừng như năm 2016.

- Nâng cao năng lực cho cộng đồng: Mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật cho cộng đồng là giải pháp người dân trong cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh tự nhiên làm giàu rừng, gây trồng LSNG, phương thức nông lâm kết hợp, kỹ năng điều chế rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng, ...

- Hỗ trợ cộng đồng về kỹ thuật cũng như cây giống để trồng bổ sung trên các diện tích đất trống nhằm tăng thu nhập từ rừng. Hiện nay, cộng đồng đều có mong muốn được trồng bổ sung các loài cây bản địa, cây có giá trị kinh tế vào các diện tích trống của RCĐ, đây có thể nói là một trong những nguồn hưởng lợi chính từ rừng của cộng đồng. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ về vốn, cây giống và quan trọng nhất là kỹ thuật để người dân thực hiện phát triển rừng hiệu quả hơn.

- Tiến hành xây dựng cơ chế hưởng lợi của cộng đồng từ các dịch vụ môi trường như, bảo vệ nguồn nước cho thủy lợi, thủy điện, bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thu khí CO2 giảm hiệu ứng nhà kính, … Đây là các tiềm năng tạo ra thu nhập cho người dân nhận rừng trong tương lai, đặc biệt là tại các khu rừng non, rừng nghèo chưa tạo ra các thu nhập từ nguồn lâm sản. Từ các nguồn hưởng lợi này có thể làm động cơ thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo vệ, vì hiện nay nguồn hưởng lợi từ rừng còn rất hạn chế. Vì hiện nay, trên địa bàn huyện chuẩn bị tiến hành xây dựng Thủy điện Sông Liên mà RCĐ do 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào là lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường cho thủy điện này.

93

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo vệ rừng: Thường xuyên tổ chức họp thôn để nhắc nhở những trường hợp vi phạm quy ước bảo vệ rừng của thôn, động viên khen thưởng những người có công trong công tác quản lý bảo vệ; xây dựng, tu sữa các bảng quy ước bảo vệ rừng tại các khu vực vào rừng; vận động người dân mạnh dạn tố giác các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng; tổ chức ký cam kết tham gia quản lý bảo vệ rừng đối với tất cả đảng viên, cán bộ và nhân dân toàn xã, …

- Đối với diện tích đất (9,66 ha) đã giao cho cộng đồng thôn Nước Đang đến nay đã bị một số người dân xâm chiếm để trồng rừng sản xuất thì tổ chức họp dân lấy ý kiến xử lý theo hai phương án sau:

+ Phương án 1. Hoàn vốn đầu tư cho người đã trồng rừng và rừng đó thuộc sở hữu của cộng đồng, sau đó sử dụng các biện pháp lâm sinh để hoán đổi sang rừng trồng phòng hộ theo quy định.

+ Phương án 2. Thực hiện việc “Phá bỏ cây trồng trái phép” trên đất phòng hộ theo tinh thần của Chỉ thỉ số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ; sau đó lập phương án trồng rừng phòng hộ để cộng đồng QLBV, sử dụng ổn định và hưởng lợi.

3.5.2. Gii pháp v cơ chế chính sách h tr để cộng đồng qun lý bo v rng - Để cộng đồng quản lý rừng đã giao một cách có hiệu quả và đúng với quy định của pháp luật thì Nhà nước cần phải công nhận cộng đồng dân cư thôn bản là một chủ rừng thật sự đảm bảo đầy đủ quyền tham gia quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng như các chủ rừng khác. Đồng thời, cần có chính sách xác định rõ ràng quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng vì các quy định hiện hành của Nhà nước về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi chưa phổ biến rõ ràng và áp dụng vào đối tượng cộng đồng mà chỉ quy định về quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình cá nhân nhận rừng.

- Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và quy định rõ cơ chế hưởng lợi, nhất là từ nguồn khai thác gỗ tự nhiên được rộng mở đối với cộng đồng (hiện nay gỗ tự nhiên chỉ được khai thác, sử dụng tại địa phương mà không được xem là một mặt hàng thương mại) – đây là một khó khăn, hạn chế trong QLRCĐ. Phương pháp hiện nay là giao cho cộng đồng đánh giá tài nguyên rừng nhìn chung chưa phù hợp và cơ chế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên yêu cầu khắt khe (phải có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững,…) nên khả năng hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khai thác rừng tự nhiên của cộng đồng là rất thấp.

- Chuyển đổi đất quy hoạch phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch sản xuất nhằm tạo quy đất cho nhân dân sản xuất, nhất là trồng rừng kinh tế theo hướng quy

94

hoạch trồng rừng gỗ lớn, ... nhằm mục đích giảm tải sức ép lên tài nguyên rừng và đất rừng.

- Thành lập Ban Lâm nghiệp xã, biên chế chủ yếu là cán bộ chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp để tư vấn kỹ thuật cho người dân trong cộng đồng; kiện toàn BQL RCĐ thôn, xây dưng quy chế hoạt động để tổ chức hoạt động cho có hiệu quả; rà soát và xây dựng lại Quy ước bảo vệ rừng trong công đồng dân cư thôn cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, ...

- Cần được hỗ trợ của Nhà nước về nguồn kinh phí cho cộng đồng thôn để bảo đảm hoạt động chi thường xuyên cho công tác QLBVR.

- Cần có chính sách giao rừng gắn với giao đất đối với những diện tích rừng mà cộng đồng tự quản lý bảo vệ chưa được nhà nước công nhận quyền sở hữu (Rừng ma, rừng thiêng) để người dân sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững.

- Cần khai thác sử dụng và phát huy kiến thức bản địa của người dân trong quản lý rừng. Phải biết kết hợp, lồng ghép giữa kiến thức bản địa của người dân ở đây với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Huy động các nguồn vốn giúp đỡ, hỗ trợ và kêu gọi đầu tư của các dự án để nâng cao sinh kế của cộng đồng (chăn nuôi, trồng rừng gỗ lớn, LSNG, nông lâm kết hợp; xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm đối với một số mặt hàng được xem là đặc sản, gắn liền với bản sắc văn hóa của địa phương: rượu cần, thịt trâu, cá niên, rau rừng, dệt thổ cẩm, ...)

3.5.3. Gii pháp v nâng cao năng lực qun lý cho cộng đồng

- Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ tăng cường năng lực cho cán bộ lâm nghiệp cấp xã, kiểm lâm địa bàn để hỗ trợ BQL RCĐ thôn.

- Tổ chức tập huấn cho trưởng thôn và BQL RCĐ thôn về các giải pháp kỹ thuật mới về việc quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn và có chính sách cụ thể cho việc tăng cường bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo các kiến thức lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng bền vững, phát triển các mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân trong cộng đồng.

95

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)