CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí của khu vực nghiên cứu
Xã Ba Bích là một xã vùng cao, nằm cách trung tâm huyện khoảng 5km về hướng Nam, được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 140 41’12’’ đến 140 44’53’’ vĩ độ Bắc, 1080 39’00’’ đến 1080 47’00’’ kinh độ Đông, có giới cận:
- Phía Đông giáp: Xã Ba Trang, huyện Ba Tơ.
- Phía Nam giáp: Xã Ba Lế, xã Ba Nam, huyện Ba Tơ.
- Phía Tây giáp: Xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ.
- Phía Bắc giáp: Thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ.
3.1.1.2. Diện tích tự nhiên, địa hình
Diện tích tự nhiên toàn xã là 5.874,28 ha (chiếm 5,16 % tổng diện tích tự nhiên của huyện).
Địa hình: cũng như đặc điểm chung của vùng miền núi huyện Ba Tơ, phần lớn địa hình xã Ba Bích là địa hình rừng núi ít bằng phẳng, độ dốc cao thấp đột biến, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn. Tuy nhiên vẫn hình thành nên những triền đất ven sông có địa hình tương đối bằng phẳng.
3.1.1.3. Khí hậu
Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân.
- Nhiệt độ: Các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 3 đến tháng 8 (cao nhất là các tháng 6,7,8). Các tháng có nhiệt độ thấp từ tháng 11 đến tháng 12 và tháng 01 năm sau. Nhiệt độ bình quân hàng năm 250C. Tháng lạnh nhất trong năm trung bình 180C, tháng nóng nhất có thể lên đến 40 - 410C.
- Độ ẩm: Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, mùa khô độ ẩm rất thấp nhưng lại tăng nhanh vào mùa mưa. Từ tháng 09 trở đi, độ ẩm tăng lên nhanh chóng và duy trì đến tháng 02 năm sau. Độ ẩm cực đại vào khoảng tháng 11, 12 (89,5%).
Trong mùa khô đặc biệt vào những tháng cuối mùa lượng mưa ít, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, làm tăng khả năng hạn hán.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình 80,2 mm/tháng. Vào các tháng ít mưa, lượng bốc hơi khá lớn, nhất là vào các tháng mùa hè, lượng bốc hơi trung bình từ 119 - 163mm/tháng, đó là thời kỳ rất nóng. Vào các tháng mùa mưa, khả năng bốc hơi thấp, chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa cả tháng, các tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm 20 - 40% lượng mưa trong tháng.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.409 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 4 đến tháng 7, trung bình đạt từ 250 - 270 giờ/tháng. Các tháng có số giờ nắng thấp nhất từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, trung bình đạt khoảng 124 giờ/tháng.
- Gió: Hướng gió hình thành trong năm là gió Tây khô nóng, kéo dài khoảng 50 - 55 ngày xuất hiện vào mùa khô. Vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8m/s. Tốc độ gió lớn nhất là 20 - 40 m/s.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 3.175mm/năm, nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 09 đến tháng 02 năm sau, chiếm 70 - 75%
lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào tháng 11,12 (lượng mưa chiếm tới 50%
lượng mưa cả năm). Thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25 - 30% lượng mưa cả năm.
3.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông Liên. Trong năm, lượng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm 60 -70% lượng dòng chảy cả năm), còn vào mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất hạn chế. Lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 10 (chiếm 25 - 30% lượng dòng chảy cả năm), tháng có lượng dòng chảy nhỏ là tháng 01 và tháng 02 (chiếm 25 – 35% lượng dòng chảy cả năm).
3.1.1.5. Thổ nhưỡng
Theo phương pháp phân loại FAO-UNESCO, xã Ba Bích có 05 loại đất và được tổng hợp thành 2 nhóm đất chính gồm: nhóm đất phù sa - FLUVISOLS (FL);
nhóm đất xám - ACRSOLS (AC).
3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã Ba Bích có 02 nhóm đất chính, chia ra làm 05 đơn vị đất. Cụ thể:
- Nhóm đất phù sa (FL): Là loại đất được hình thành do quá trình lắng động của sông Liên, các vật liệu phù sa còn được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích từ các dãy núi xung quanh đồng bằng. Diện tích khoảng 427,51 ha, chiếm 7,27% diện tích tự nhiên và được chia ra làm 02 đơn vị đất: Đất phù sa chua - Dystric Fluvisols (FLd) và đất phù sa đốm rỉ - Cambic Fluvisols (FLc).
- Nhóm đất xám (AC): Phân bố trên tất cả các dạng địa hình từ núi cao, dốc đến địa hình bồn địa thung lung. Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm trên 90,27%
diện tích tự nhiên toàn xã. Phù hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rừng nhưng chỉ nên trồng ở nơi có độ dốc dưới 100. Và được chia ra làm 03 đơn vị đất: Đất xám đá lẫn - Lithic Acrisols (ACl), đất xám Ferralit - Ferralic Acrisols (ACfa) và đất xám mùn - Humic Acrisols (AChu).
Tài nguyên rừng
Theo kết quả diễn biến rừng năm 2016, thì trên địa bàn xã Ba Bích có: 4.961,17 ha đất có rừng, chiếm tỷ lệ 84,45% tổng diện tích tự nhiên (5.874,28 ha), chiếm 4,94%
diện tích rừng toàn huyện. Trong đó:
- Phân theo chức năng:
+ Phòng hộ: 877,70 ha (chiếm 14,94% tổng diện tích tự nhiên).
+ Sản xuất: 3.586,39 ha (chiếm 61,05% tổng diện tích tự nhiên).
+ Ngoài 3 loại rừng: 497,08 ha (chiếm 8,46% tổng diện tích tự nhiên).
- Phân theo hiện trạng:
+ Rừng tự nhiên: 729,27 ha (chiếm 12,41% tổng diện tích tự nhiên).
+ Rừng trồng: 4.231,90 ha (chiếm 72,04% tổng diện tích tự nhiên).
* Độ che phủ của rừng năm 2016, đạt tỷ lệ 47,93%, giảm 27,40% so với năm 2015 (75,33%).
Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Ba Bích tương đối phong phú, đáp ứng tưới tiêu cho phần lớn đất canh tác. Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sông Liên, suối Nước Niên, Nước Đang, suối Pa Rĩa, đập Con Rã và nguồn nước mưa (lượng mưa hàng năm khoảng hơn 3.000 mm), là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nước ngầm: Là nguồn tài nguyên quan trọng để bổ sung cho nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Mực nước ngầm trong khu vực khá cao, rất thuận tiện cho việc đào giếng giải quyết nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Trên địa bàn xã Ba Bích tiềm năng khoáng sản không đáng kể (chỉ mới phát hiện được điểm quặng đồng ở Con So). Tuy nhiên, tiềm năng về vật liệu xây dựng lại rất đa dạng bao gồm: đá ốp lát làm vật liệu xây dựng; đất sét để sản xuất gạch ngói;
cát, sỏi phân bố dọc theo các sông, suối.