Thực trạng, nội dung và nguyên nhân tranh chấp đất đai thuộc thẩm quy ền giải quyết của tòa án nhân dân và UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 52 - 59)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

3.3.1. Thực trạng, nội dung và nguyên nhân tranh chấp đất đai thuộc thẩm quy ền giải quyết của tòa án nhân dân và UBND tỉnh

3.3.1.1. Thực trạng tranh chấp đất đai

Trong các năm vừa qua, công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào nền nếp, giải quyết được một số lượng lớn các vụ việc, chất lượng giải quyết được nâng lên, nhiều vụ việc phức tạp, gay gắt, kéo dài đã được UBND các cấp và các ban ngành trong tỉnh giải quyết dứt điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã được khôi phục góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua.

Luật Đất đai 2013 mở rộng các quyền của người SDĐ, người dân trên toàn tỉnh ngày càng nhận thức được giá trị to lớn của đất đai, do đó tình trạng TCĐĐ có xu hướng tăng. Quá trình SDĐ dễ phát sinh mâu thuẫn. Nhiều trường hợp mâu thuẫn trong quá trình SDĐ được giải quyết kịp thời, người SDĐ không gửi đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước giải quyết TCĐĐ. Nhiều vụ TCĐĐ đã diễn ra nhưng hai bên tự thương lượng được với nhau và giải quyết được mâu thuẫn, tình làng nghĩa xóm được gìn giữ. Tuy nhiên, phần lớn mâu thuẫn về lợi ích rất nhỏ nhưng kéo dài, đến một thời điểm nào đó xảy ra xung đột giữa các bên, một bên không kiềm chế được dẫn đến tranh chấp.

Hình 3.2. Tình hình tranh chấp đất đai giải quyết theo thẩm quyền UBND tỉnh và TAND tỉnh giai đoạn 2014-2018

81,5%

18,5%

TAND tỉnh UBND tỉnh

Qua hình 3.2 cho thấy số vụ tranh chấp đất đai được giải quyết theo thẩm quyền ở TAND vẫn chiếm tỷ lệ lớn 81,5% (44 vụ) còn số vụ được giải quyết theo thẩm quyền UBND tỉnh là 18,5% (10 vụ). Nguyên nhân hồ sơ được giải quyết theo thẩm quyền ở TAND chiếm tỷ lệ cao là do tính chất, quy mô và sự phức tạp về nội dungtranh chấp, liên quan đến nhiều quyền lợi. Các bên tranh chấp đều đã có GCN hoặc có đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý liên quan phù hợp quy định điều 100 của Luật Đất đai 2013 nên chủ động nộp đơn lên TAND sau khi công tác hoà giải tại cấp xã không thành.

Bng 3.4. Số lượng đơn tranh chấp đất đai tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018

STT Đơn vị Số vụ TCĐĐ trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị

Tỷ lệ (%)

1 Huyện Triệu Phong 7 12,96

2 Huyện Cam Lộ 4 7,40

3 Huyện Gio Linh 12 22,25

4 Huyện Hải Lăng 3 5,55

5 Thành Phố Đông Hà 5 9,26

6 Huyện Vĩnh Linh 14 25,93

7 Huyện Đakrông 2 3,70

8 Huyện Hướng Hóa 3 5,55

9 Thị Xã Quảng Trị 4 7,40

Tổng 54 100

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, TAND tỉnh) Qua bảng 3.4, trong giai đoạn 2014 - 2018, tỉnh Quảng Trị có 54 trường hợp TCĐĐ xảy ra ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Được thể hiện cụ thể như sau:

Tình trạng TCĐĐ diễn ra mạnh mẽ nhất tại huyện Gio Linh (12 trường hợp, chiếm 22,25% tổng số vụ TCĐĐ), huyện Vĩnh Linh (14 trường hợp, chiếm 25,93%) và huyện Triệu Phong (7 trường hợp, chiếm 12,96%). Nguyên nhân phát sinh chủ yếu là do tình trạng đất lấn, chiếm đất, đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, khi thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không xác định định rõ, thực hiện việc cắm và giao mốc giới, ranh giới SDĐ giữa các hộ liền kề. Bên cạnh đó, tại các huyện

có thực hiện một số dự án phát triển nông nghiệp thì trong quá trình đo đạc, quy chủ, kiểm kê áp giá đền bù để thực hiện công tác thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án có phần chưa chính xác, thiếu khách quan khách quan từ cơ quan thực hiện, bên cạnh đó Nhà nước bồi thường một khoản tiền lớn dẫn đến tình trạng lấn đất của người khác để nhận được khoản bồi thường cao dẫn đến sự tranh chấp.

Tại các huyện, thị xã, thành phố có số lượng các vụ TCĐĐ rất ít, điển hình là huyện Đakrôngvới 2 trường hợp, chiếm 3,70%; Huyện Hải Lăng với 3 trường hợp, chiếm 5,55% và huyện Hướng Hoá với 3 trường hợp, chiếm 5,55%. Nguyên nhân chủ yếu là do các huyện như Đakrông, huyện Hướng Hoá là huyện miền núi nằm cách xa và tách biệt so với trung tâm thành phố, dân số chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số mức độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật đất đai của người SDĐ thấp, diện tích đất canh tác lớn mà giá trị đất không cao, do đó người SDĐ thường bằng lòng với cuộc sống thực tại, không nhiều mưu cầu và không có nhiều toan tính về giá trị kinh tế như ở các thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, người dân ở các huyện trong đời sống cũng như trong sản xuất rất xem trọng tình cảm, tình làng nghĩa xóm, do đó, trong trường hợp phát sinh các mâu thuẫn về đất đai, phần lớn các đối tượng SDĐ tự thỏa thuận với nhau để giải quyết mâu thuẫn.

Đối với các huyện Hải Lăng, huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh những năm 2014, 2015 ít xảy ra tình trạng TCĐĐ. Nhưng những năm gần đây khi tỉnh Quảng Trị đã ban hành Danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2015 bao gồm 18 dự án thương mại, du lịch, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện năng lượng với tổng số vốn khoảng 87 nghìn tỷ đồng (ước tính gần 4 tỷ USD), trong đó có nhiều dự án trọng điểm, qui mô đầu tư lớn, tính khả thi cao, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch như: Xây dựng khách sạn, khu nghĩ dưỡng ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt; Xây dựng sân Golf tại huyện Hướng Hóa; Xây dựng khu dịch vụ - du lịch Trường Sơn…Trong số 18 dự án tỉnh Quảng Trị kêu gọi xúc tiến đầu tư năm 2015, công trình xây dựng Nhà máy điện khí 1.350 MW Hải Lăng có số vốn dự kiến lớn nhất (1,5 tỷ USD) thì giá đất được đẩy lên cao, người SDĐ ý thức được các quyền lợi của mình trong quá trình SDĐ, TCĐĐ gia tăng, chủ yếu là tranh chấp ranh giới QSDĐ.

Trên thực tế, nhiều vụ TCĐĐ tại các thị xã, thành phố phát sinh trên những thửa đất có diện tích rất nhỏ hoặc đã được nhiều đối tượng sử dụng lâu đời, nay vì tư lợi cá nhân dẫn đến mau thuẫn, xung đột. Một hoặc nhiều bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết TCĐĐ. Ở các thị xã, thành phố, phần lớn vụ việc được UBND các phường tổ chức hòa giải thành công. Tuy nhiên, nhiều trường hợp UBND cấp cơ sở đã tổ chức hòa giải và lập biên bản hòa giải thành, nhưng chỉ mấy ngày sau, một bên tranh chấp thay đổi ý kiến và tiếp tục yêu cầu cơ quan Nhà nước giải quyết tranh chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do khi tham gia hòa giải, đối tượng tranh chấp nhận thấy sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp khá hợp lý, những đối tượng liên

quan đều đảm bảo được quyền lợi của mình. Tuy nhiên, sau buổi hòa giải, được sự đóng góp ý kiến của nhiều người khác nhau, người SDĐ nhận thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng nhiều dẫn đến việc không chấp nhận kết quả hòa giải. Vì các quy định của pháp luật không quy định biên bản hòa giải tại cơ sở có tính pháp lý, do đó UBND phường tiếp tục tổ chức hòa giải trong thời hạn 45 ngày, nếu các bên không thỏa thuận được thì gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Tình trạng TCĐĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị không chỉ gia tăng về số lượng mà sự đa dạng và mức độ phức tạp ngày càng tăng. Hiện nay, không chỉ có các dạng tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân mà còn có sự tranh chấp giữa cá nhân với các tổ chức, tranh chấp tài sản gắn liền với đất phát sinh trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, bồi thường giá trị QSDĐ và tài sản gắn liền với QSDĐ. Cụ thể có các dạng như tranh chấp ranh giới QSDĐ đối với những thửa đất liền kề trong cùng một xã, phường, tranh chấp đòi lại QSDĐ, tranh chấp cản trở việc thực hiện quyền của người SDĐ, tranh chấp QSDĐ khi vợ chồng ly hôn, tranh chấp thừa kế QSDĐ, tranh chấp các hợp đồng giao dịch về QSDĐ, tranh chấp tài sản gắn liền với đất.

Phần lớn các vụ TCĐĐ ở tỉnh khá phức tạp. Đối tượng tham gia tranh chấp thường khiếu nại, khiếu kiện quyết liệt, gay gắt để đòi QSDĐ của mình. Đặc biệt, các dạng tranh chấp trong thực tế thường không có sự phân biệt rõ ràng, khó xác định chính xác. Do đó, đòi hỏi công tác giải quyết TCĐĐ được thực hiện một cách bài bản, xác định đúng, đầy đủ đối tượng tham gia, thông qua hòa giải cấp cơ sở để tìm hiểu vấn đề, xác định được vấn đề xảy ra TCĐĐ chính xác, khách quan trung thực để từ đó tiến hành hoà giảitheo quy định đúng thẩm quyền giải quyết.

3.3.1.2. Ni dung, nguyên nhân tranh chấp đất đai a. Tranh chấp quyền sử dụng đất

Số lượng đơn thư có nội dung tranh chấp QSDĐ giai đoạn 2014 - 2018 được giải quyết theo thẩm quyền tại TAND và UBND tỉnh là 54 vụ. Trong đó:

+ Tranh chấp ranh giới liền kề 26 vụ, chiếm tỉ lệ 48,1%. Đây là một dạng tranh chấp chiếm tỉ lệ tương đối cao, xảy ra giữa những người sử dụng đất với nhau.

Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp này xảy ra do ranh giới đất giữa các chủ sử dụng không rõ ràng, đất đã sang nhượng nhiều lần, qua nhiều chủ sử dụng. Cũng có nhiều trường hợp do lỗi của cơ quan Nhà nước khi giao đất, không chỉ rõ ranh giới trên thực địa.

Trong đó, nổi lên một số vụ việc như: Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị nộp đơn khởi kiện tranh chấp QSD đất với nhóm hộ ông Tạ Văn Khoa, bà Trương

Thị Yến và ông Nguyễn Tiến Tài, bà Tạ Thị Hòa trú tại Thôn Xuân Mai, xã Gio Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tại TAND huyện Gio Linh năm 2018. Vụ Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị nộp đơn khởi kiện tranh chấp QSD đất và hủy Quyết định hành chính đối với Ông Cao Ngọc Quý và bà Đoàn Thị Tuyến trú tại Thôn 4, TT Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tại TAND tỉnh Quảng Trị năm 2017, hay vụ Bà Nguyễn Thị Hòa và ông Nguyễn Kim Hùng nộp đơn khởi kiện tranh chấp QSD đất và hủy Quyết định hành chính đối với Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị tại TAND tỉnh Quảng Trị năm 2017. Nguyên nhân thường gây tranh chấp ranh giới liền kề là do chủ sử dụng đất không quản lý chặt chẽ diện tích, ranh giới thửa đất của mình hoặc một lý do nào đó mà thửa đất không có ranh giới rõ ràng, cố định trên thực địa, không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý dẫn đến tranh chấp.

Trong một số trường hợp nguyên nhân do lỗi cơ quan quản lý của các cơ quan Nhà nước trong nhiệm vụ quản lý đất đai như chưa thực sư thực hiện đúng và đủ các thủ tục quy định trong việc lập hồ sơ cấp GCN, quy trình quản lý mốc giới thửa đất trên thực địa còn buông lỏng, thiếu chính xác; Công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ địa chính chưa được chú trọng đầu tư, đôi khi còn xem nhẹ.

+ Đòi lại đất cũ là 3 vụ, chiếm tỉ lệ 5,6% số vụ tranh chấp (trong đó: 2 vụ nộp đơn tại TAND tỉnh năm 2018, 1 vụ nộp đơn tại thanh tra Sở TN&MT năm 2015) . Các vụ tranh chấp đòi lại đất cũ không nhiều. Trong đó, có một số vụ chủ sử dụng bỏ đi nơi khác, nay trở về đòi lại đất ở, đất sản xuất; tranh chấp đòi lại đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ; đòi lại đất của một số cơ sở tôn giáo. Điển hình là vụ bà Hồ Thị Bích Vân, thường trú tại Khu phố Tây Trì, phường 1, thành phố Đông Hà tranh chấp đất đai đòi lại đất với Tịnh xá Ngọc Hà, vụ việc đã được UBND tỉnh giải quyết dứt điểm trong năm 2015.

+ Tranh chấp khác như tranh chấp đất hương hoả, họ tộc; tranh chấp giữa nông dân với các nông trường, lâm trường, tranh chấp về diện tích đất đã mua bán, chuyển nhượng; tranh chấp quyền thừa kế QSDĐ, thừa kế tài sản gắn liền với QSDĐ, chia tài sản khi ly hôn … có số lượng là 17 vụ, chiếm tỉ lệ 31,5 %. Đây là những dạng tranh chấp xảy ra ở nhiều nơi. Nguyên nhân thường do khi có người từ trần nhưng không để lại di chúc phân chia tài sản. Hoặc do các nông lâm trường bao chiếm một diện tích lớn nhưng không quản lý, sử dụng chặt chẽ, sử dụng không hết diện tích. Dẫn đến hiện tượng người dân vào khai thác sử dụng, làm phát sinh tranh chấp. Một trường hợp khác đó là tranh chấp đất đai giữa người đi kinh tế mới với đồng bào sở tại. Một nguyên nhân sâu xa là do lỗi quản lý của lãnh đạo các nông trường, lâm trường, các công ty cổ phần do Nhà nước quản lý khi thực hiện chủ trương giao đất làm nhà, lập vườn cho các công nhân thuộc đơn vị trái thẩm quyền khi hình thành tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu các công nhân thì xảy ra tranh chấp về phần diện tích, hoặc các tổ chức đó thế chấp vay vốn ngân hàng khi phá sản thì xảy ra tranh chấp cả phần

diện tích và tài sản gắn liền với đất, hoặc thế hệ lãnh đạo đi sau không kế thừa, công nhận các quyết định của thế hệ đi trước cũng xảy ra tranh chấp.

Hiện nay, do nhu cầu đất ở và sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng tăng, trong khi đó quỹ đất do địa phương quản lý còn ít, không đủ bố trí. Do đó, người dân có nguyện vọng đề nghị một số tổ chức đang sử dụng diện tích đất lớn nhưng khai thác không có hiệu quả cao như: nông, lâm trường, công ty lâm nghiệp, trại giam... trả lại đất cho địa phương để phân bổ cho nhân dân. Đối với một số nông, lâm trường, công ty lâm nghiệp do địa phương quản lý thì UBND tỉnh đã có chỉ đạo thực hiện, một số diện tích đã được giao lại cho địa phương để địa phương giao cho người dân, như ở Vĩnh Linh, Triệu Phong, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải... trả lại hàng trăm ha cho địa phương để giao đất cho nhân dân sinh sống và sản xuất. Tuy nhiên, đối với các tổ chức do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh như Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, Trại giam thì vấn đề này rất phức tạp, do các tổ chức này thường viện dẫn đất đã được Bộ, Ngành Trung ương trình Chính phủ quy hoạch vào các mục đích như trồng rừng thực nghiệm, an ninh quốc phòng... nên hạn chế trả lại cho địa phương. Điều này gây tâm lý bức xúc trong một bộ phận nhân dân.

b. Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Số vụ giải quyết tại TAND là 8 vụ chiếm tỷ lệ 14,8%, các dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp QSD đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…. Nguyên nhân tranh chấp hầu hết do các chủ thể là người sử dụng đất khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ không tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật.

c. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:

Đây là dạng tranh chấp không xảy ra trong giai đoạn từ năm 2014-2018, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

d. Tranh chấp địa giới hành chính

- Cấp tỉnh, hiện nay có tuyến ĐGHC giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế còn 2 khu vực, 2 tỉnh chưa thống nhất, đó là:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)