Kết quả đạt được, những tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết tranh chấp đât đai tại tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

3.3.5. Kết quả đạt được, những tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết tranh chấp đât đai tại tỉnh Quảng Trị

3.3.5.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2014 - 2018, mặc dù số vụ TCĐĐ tại tỉnh Quảng Trị có xu hướng tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, tuy nhiên, với sự quan tâm và đầu tư vào công tác giải quyết TCĐĐ, kết quả giải quyết TCĐĐ tại tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan sau:

Thứ nhất, chú trọng thực hiện công tác tiếp dân

Từ khi thực hiện cơ chế một cửa, công tác tiếp dân tại UBND tỉnh được chú trọng thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của người SDĐ. Thông qua công tác tiếp dân định kì, UBND tỉnh đã nhanh chóng giải đáp những thắc mắc của người dân, củng cố niềm tin của người dân đối với Nhà nước. Đồng thời, thông qua các buổi tiếp dân, cán bộ tiếp dân trực tiếp tuyên truyền pháp luật đất đai cho người SDĐ, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật đất đai của người SDĐ.

Thứ hai, công tác hòa giải cơ sở đạt hiệu quả cao

Được sự quan tâm đầu tư của UBND các cấp, công tác hòa giải cơ sở tại thành phố đạt hiệu quả cao. Số vụ hòa giải thành công tại UBND các cấp đạt kết quả cao trên 50% tổng số vụ được hòa giải thành công, góp phần giải quyết một lượng lớn đơn TCĐĐ, giảm áp lực cho UBND các cấp và TAND các cấp. Bên cạnh đó, hòa giải giúp cán bộ giải quyết tranh chấp tìm hiểu rõ nội dung vụ việc, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật đất đai của người SDĐ.

Thứ ba, trình độ của cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai được nâng cao

Đa số cán bộ giải quyết TCĐĐ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, có kinh nghiệm giải quyết TCĐĐ lâu năm và được cử đi học các lớp học nâng cao bằng cấp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo chuyên đề; tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai, các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia các buổi tiếp dân và hòa giải cơ sở… nhằm tạo điều kiện nâng cao trình độ giải quyết TCĐĐ cho cán bộ. Đội ngũ cán bộ tại cơ quan Thanh tra được học các lớp thanh tra viên, giúp nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn trong công tác giải quyết TCĐĐ.

Thứ tư, đa dạng hóa các phương thức tìm hiểu pháp luật đất đai

Bên cạnh các hình thức tuyên truyên pháp luật truyền thống như thông qua loa phát thanh, các cuộc họp dân phố, các buổi tuyên truyền pháp luật được thường xuyên tổ chức, trong thời gian qua, UBND các cấp và các cơ quan QLĐĐ đã công bố nhiều số điện thoại, số đường dây nóng cũng như nhiều trang web để nhân dân có thể tìm hiểu pháp luật và kịp thời phản ánh những thắc mắc, kiến nghị về đất đai. Bên cạnh đó, người dân có thể thông qua báo chí, yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết TCĐĐ. UBND tỉnh đã tổ chức một số buổi họp báo hoặc thông qua các cuộc tiếp dân để giải đáp thắc mắc của nhân dân, trả lời về hướng giải quyết và nguyên nhân chưa giải quyết kịp thời, góp phần hạn chế tình trạng gửi đơn trùng và tái khiếu.

Thứ năm, phân công phân cấp trách nhiệm giải quyết tranh chấp đất đai rõ ràng Tỉnh đã tiến hành phân công rõ ràng, cụ thể thẩm quyền giải quyết TCĐĐ giữa cơ quan hành chính các cấp và TAND các cấp. Trong đó, sở TNMT, Thanh tra tỉnh và Thanh tra Sở TNMT có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh và TAND các cấp ban hành quyết định giải quyết TCĐĐ. Nhờ đó, công tác giải quyết TCĐĐ tại tỉnh nhanh chóng và hiệu quả hơn, hạn chế lượng đơn tồn đọng, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết TCĐĐ.

3.3.5.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết TCĐĐ tại tỉnh Quảng Trị còn bộc lộ một số tồn tại sau:

Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ tiếp dân và giải quyết tranh chấp đất đai

Cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp đất đai UBND tỉnh phần lớn kiêm nhiệm hai, ba lĩnh vực. Đối với cán bộ tiếp dân, trình độ chuyên môn đa số chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn có trình độ trung cấp và nhiều người ở các lĩnh vực khác chuyển sang. Tình trạng cán bộ trái ngành dẫn đến nhiều hạn chế trong nghiên cứu vận dụng pháp luật, sử dụng máy tính. Cán bộ giải quyết tranh chấp có trình độ cao hơn, nhưng thường kiêm nhiệm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, dẫn đến tình trạng không thực hiện đúng thu tục về thời gian giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, chưa có quy định cụ thể về công tác giải quyết tranh chấp đất đai Hiện tại, UBND tỉnh Quảng Trị chưa ban hành văn bản cụ thể giải quyết TCĐĐ trên địa bàn tỉnh, vì vậy, các TCĐĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được giải quyết theo quy định chung của cả nước, dẫn đến khó khăn khi phát sinh những trường hợp tranh chấp với các loại giấy tờ cụ thể của cơ quan chế độ cũ cấp cho người SDĐ. Trong khi đó, hệ thống pháp luật quy định về giải quyết TCĐĐ còn tồn tại một số hạn chế nhất định, số lượng văn bản liên quan nhiều, do đó việc áp dụng các văn bản pháp luật của các UBND các cấp còn thiếu tính nhất quán, gây khó khăn trong công tác giải quyết TCĐĐ.

Thứ ba, công tác theo dõi việc thực hiện kết quả hòa giải và quyết định giải quyết tranh chấp đất đai chưa được chú trọng

Sau khi hòa giải thành công, phần lớn cán bộ hòa giải xem như hoàn thành nhiệm vụ và thiếu kiểm tra, đốc thúc các bên thực hiện kết quả hòa giải dẫn đến các bên tranh chấp thay đổi ý kiến so với kết quả hòa giải ban đầu. Như vậy, đòi hỏi UBND các cấp phải chú trọng công tác đốc thúc các đối tượng tranh chấp tiến hành theo biên bản hòa giải. Bên cạnh đó, hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết TCĐĐ chưa cao. Có trường hợp tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên hoặc khởi kiện ra TAND. Thực trạng này đòi hỏi UBND các cấp cần tăng cường công tác theo dõi việc thực hiện biên bản hòa giải thành công và quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

3.3.5.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai

Qua tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thông qua việc giải quyết các trường hợp TCĐĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như nâng cao nhận thức pháp luật đất đai của người SDĐ, đẩy mạnh công tác hòa giải tranh chấp đất đai, tập trung xử lý số đơn thư tồn đọng, hạn chế phát sinh đơn thư mới và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình quản lý đất đai nói chung và quá trình giải quyết TCĐĐ.

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức pháp luật đất đai

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mức độ nhận thức pháp luật đất đai của người SDĐ tham gia tranh chấp đất đai chỉ ở mức trung bình. Để hạn chế tình trạng người

SDĐ không nắm rõ các quy định của pháp luật, yêu cầu giải quyết tranh chấp không có căn cứ hoặc không thi hành các quyết định giải quyết TCĐĐ đã có hiệu lực thi hành, đòi hỏi thành phố cần chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật đất đai của người SDĐ. Các hình thức tuyên truyền cần đa dạng và phù hợp với thực tế. Nội dung tuyên truyền phải được điều chỉnh kịp thời, tránh mang tính lý thuyết hay hình thức. Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giải quyết TCĐĐ cũng cần được chú trọng. Cần tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có uy tín, trách nhiệm và có năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TCĐĐ.

- Thứ hai, đẩy mạnh công tác hòa giải tranh chấp đất đai

Tống số vụ TCĐĐ được giải quyết thông qua công tác hòa giải tại cơ sở, góp phần giải quyết nhanh chóng các trường hợp tranh chấp đơn giản, có căn cứ giải quyết rõ ràng, hạn chế được số lượng đơn yêu cầu các cơ quan quản lý đất đai và TAND các cấp giải quyết. Bên cạnh đó, các vụ hòa giải thành công góp phần giảm chi phí, thời gian của cán bộ và người SDĐ, gắn kết tình cảm xóm làng, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ quản lý đất đai tuyên truyền pháp luật cho người SDĐ. Vì vậy, cần đào tạo đội ngũ cán bộ hòa giải có đủ phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng, am hiểu pháp luật, sát thực tế, công tâm, khách quan, có quan điểm quần chúng, đặc biệt là không vụ lợi cá nhân. Trong thời gian tới, thành phố cần có chính sách hợp lý để bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ hòa giải, có chế độ đãi ngộ hợp lý cho những hòa giải viên cơ sở, đặc biệt là có chế độ khen thưởng cho những người hòa giải thành công nhiều vụ TCĐĐ và xem xét hỗ trợ kinh phí cần thiết để tổ hòa giải hoạt động có hiệu quả.

- Thứ ba, tập trung xử lý số đơn thư tồn đọng

Quá trình xử lý đơn thư tồn đọng không chỉ đảm bảo cho công tác giải quyết TCĐĐ đạt hiệu quả cao mà góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, nhờ đó, các biên bản hòa giải thành và các quyết định giải quyết TCĐĐ có hiệu lực thi hành cao. Để thực hiện được công việc này, đòi hỏi:

+ Cơ quan Thanh tra và cơ quan TNMT ở từng cấp phối hợp rà soát các trường hợp TCĐĐ hiện có, tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng và những trường hợp đã giải quyết nhưng chưa phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng, nhất là về thẩm quyền và thời hạn giải quyết. Những cơ quan, địa phương có nhiều đơn, thư tồn đọng hoặc có nhiều vụ việc TCĐĐ mới phát sinh, cần phải xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

+ Khi tiến hành giải quyết TCĐĐ cần có sự bàn bạc, đồng thuận giữa các ngành, các cấp, các hội đoàn thể quần chúng.

+ Những trường hợp TCĐĐ đã được các cơ quan hành chính hoặc tòa án giải quyết đúng pháp luật, phù hợp với thực tế mà người SDĐ không đồng ý, cần tổ chức đối thoại để thuyết phục các đối tượng chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Trường hợp đối tượng tranh chấp cố tình không chấp hành và có hành động kích động, gây rối, áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Thứ tư, hạn chế phát sinh đơn thư mới

Hạn chế phát sinh đơn thư mới phải được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý đất đai. Nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức thi hành và chấp hành pháp luật đất đai. Muốn hạn chế phát sinh các trường hợp TCĐĐ, đòi hỏi công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đạt hiệu quả cao, công tác quản lý hồ sơ địa chính hoàn chỉnh, công khai và minh bạch. Công tác thanh tra, kiểm tra phải thực hiện thường xuyên và có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm, không chỉ đối với người SDĐ mà bao gồm cán bộ quản lý và giải quyết TCĐĐ.

- Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát

Các cơ quan Thanh tra về TNMT cần tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về TNMT tại các địa phương nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

Các địa phương tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý và SDĐ, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm; tập trung kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh công tác quản lý đất đai; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ;

thành lập hồ sơ địa chính dạng số và công bố công khai các thông tin liên quan đến đất đai. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc thi hành các quyết định giải quyết TCĐĐ đã có hiệu lực thi hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)