Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 59 - 67)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

3.3.2. Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Quảng Trị

3.3.2.1.Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền TAND tỉnh

Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).

Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Hiện tại, TAND tỉnh nhận được một lượng lớn đơn TCĐĐ, chủ yếu là tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ; tranh chấp hợp đồng cho thuê QSDĐ; tranh chấp đòi lại đất do mượn, cho sử dụng nhờ; tranh chấp do lấn, chiếm đất đai và tranh chấp cây lâu năm. Thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp cho thấy đây là loại án có tính chấp phức tạp, khó giải quyết, từ việc đánh giá chứng cứ, thu thập chứng đến việc áp dụng pháp luật. Vì vậy, TAND tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài, qua nhiều cấp xét xử. Trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự về QSDĐ, TAND tỉnh cơ bản đã áp dụng đúng và thống nhất các quy định của của pháp luật đất đai, do đó chất lượng giải quyết khá cao, số vụ việc tồn đọng ít, góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn tỉnh

Bng 3.5. Thực trạng giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền TAND tỉnh giai đoạn 2014 - 2018

Năm Tổng

đơn

Đã giải quyết

Trong đó

Đình chỉ

Công nhận thỏa thuận của các

đương sự

Xét xử hoặc giải

quyết

2014 0 0

2015 1 1 1

2016 1 1 1

2017 22 12 7 1 4

2018 20 13 4 1 8

Tổng 44 27 13 2 12

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị) Qua bảng 3.4 cho thấy, số đơn thư tại tòa án tăng lên so với các năm trước từ năm 2015, 2016 là 01 vụ nhưng tăng đột biến lên 22 và 20 vụ trong các năm 2017, 2018. Nguyên nhân là do trong hai năm 2017, 2018, thị trường bất động sản trên địa bàn sôi động, tỉnh Quảng Trị thu hút được nhiều dự án đầu tư bất động sản làm cho việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất gia tăng mạnh mẽ, dẫn đến nảy sinh nhiều tranh chấp về quyền sử dụng đất. Mặt khác, việc am hiểu pháp luật của người dân được nâng cao, việc tiếp cận thông tin cũng được nâng lên, các văn bản hướng dẫn luật đất đai ra đời giải quyết được nhiều vướng mắc của người dân.

Các vụ TCĐĐ đa phần tranh chấp quyền sử dụng đất thường xảy ra về tranh chấp ranh giới liền kề; tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất; tranh chấp về quyền thừa kế; tranh chấp khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp giữa người dân với các nông, lâm trường; giữa đồng bào đi xây dựng kinh tế mới với đồng bào sở tại…

Đa số các vụ việc được giải quyết bằng con đường hành chính nhiều vụ việc đã được chính quyền cơ sở thực hiện hoà giải cơ sở, có sự chủ trì của chính quyền cơ sở và sự tham gia của mặt trận, những vụ việc hòa giải nhưng không thành do đó các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết.

3.3.2.2. Đánh giá tình hình gii quyết tranh chấp đất đai thuộc thm quyn UBND tnh thông qua S TN&MT.

Trình tự này được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013 và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.

Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Các trường hợp giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền UBND tỉnh đều do Sở TN&MT tỉnh tham mưu mà cụ thể là Thanh tra Sở TN&MT. Phần lớn các vụ TCĐĐ giữa cơ quan tổ chức với cơ quan tổ chức, giữa Cơ quan tổ chức với hộ gia đình cá nhân và ngược lại, giữa hộ gia đình cá nhân với nhau, ngoài ra các hộ gia đình cá nhân khiếu nại các quyết định giải quyết TCĐĐ lần đầu thuộc thẩm quyền UBND huyện. Vì vậy, việc tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định TCĐĐ được xem xét một cách thận trọng, khách quan và chính xác, giải đáp được những uẩn khúc trong quá trình giải quyết tranh chấp, đảm bảo các quyền của người SDĐ. Bên cạnh đó, các trường hợp TCĐĐvề quyền sử dụng đất liên quan đến các cơ quan tổ chức trong tỉnh thường có sự biến động về đối tượng SDĐ trong thời gian ngắn, chuyển quyền cho nhiều người, diện tích rộng mà ranh giới thửa đất không rõ ràng, do đó mất nhiều thời gian để xác định chính xác các chủ sử dụng đất, diện tích và ranh giới SDĐ thực tế. Tuy nhiên, trong số các vụ TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh có sự tham mưu của Sở TN&MT.

Bng 3.6. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền UBND tỉnh giai đoạn 2014 - 2018

Năm Tổng

đơn

Đã giải quyết

Tỷ lệ (%)

Loại đối tượng tranh chấp

Cơ quan, tổ chức với hộ gia đình cá nhân

và ngược lại

Hộ gia đình, cá nhân với

nhau

2014 0 0 - 0 0

2015 4 4 100 3 1

2016 2 2 100 2 0

2017 2 2 100 1 1

2018 2 2 100 2 0

Tổng 10 10 100 8 2

(Nguồn: Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị) Số vụ TCĐĐ có hồ sơ lưu tại Thanh tra Sở TN&MT trong giai đoạn 2014 - 2018 là 10 trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết UBND tỉnh, có 8 vụ tranh chấp ranh giới QSDĐ có liên quan đến các tổ chức. Có 8 trường hợp tranh chấp đòi lại QSDĐ, chiếm 80%. Như vậy, có thể thấy kết quả tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định giải quyết TCĐĐ của Thanh tra tỉnh có chất lượng và hiệu quả.

3.3.2.3. Công tác gii quyết tranh chấp địa gii hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC và lập bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC cấp tỉnh, huyện, xã, từ năm 1992 tỉnh Quảng Trị đã tích cực tổ chức thực hiện và đến năm 1995 đã hiệp thương thống nhất đường ĐGHC giữa cấp xã, cấp huyện trong tỉnh. Đối với các điểm có tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC giữa cấp xã và cấp huyện, theo quy định của Trung ương các cấp đã ban hành các quyết định xác định tuyến ĐGHC tại những điểm tranh chấp và đến năm 1995 bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC đã được Trung ương nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Trong giải quyết các điểm tranh chấp ĐGHC, tỉnh đã thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013. Kết quả giải quyết như sau:

- Địa giới hành chính với tỉnh Thừa Thiên Huế: Theo quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC giữa hai tỉnh thuộc Chính phủ. Ban

Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh đã nhiều lần đi thực địa giải quyết tranh chấp giữa hai tỉnh, đồng thời đã kiến nghị với các Bộ, ngành và Chính phủ giải quyết.

- Đối với các điểm tranh chấp giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh: Đối với 10 điểm tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC giữa các huyện, thị xã, thành phố:

Năm 2013, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 6 quyết định để giải quyết và năm 2015 ban hành 01 quyết định bổ sung và chỉnh sửa quyết định tranh chấp ĐGHC giữa xã Triệu Thượng (huyện Triệu Phong) và xã Hải Lệ (huyện Hải Lăng) trên cơ sở văn bản các cuộc họp mà các bên liên quan đã thống nhất. Hiện nay UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Thủ tưởng chính phủ xem xét lập, điều chỉnh đường ĐGHC theo nội dung các Quyết định đã giải quyết.

Sau khi ban hành Quyết định và tổ chức thực hiện, đến nay các bên tranh chấp đã cơ bản chấp hành các Quyết định của UBND tỉnh, tình hình tại các điểm tranh chấp ổn định, nhân dân yên tâm phát triển sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn hai tuyến dưới đây:

+ Tuyến ĐGHC giữa xã Hải Ba, huyện Hải Lăng với xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, đường ĐGHC được giữ nguyên như trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364.

Huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong đã cùng với các xã có liên quan khôi phục lại mốc 3X. 403 (HB-TS-TL) để làm cơ sở xác định đường ĐGHC giữa hai xã. Phần diện tích nhân dân thôn Linh Chiểu, xã Triệu Sơn đang canh tác (95,3 ha) sẽ do UBND huyện Hải Lăng cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo Luật đất đai. Tuy nhiên, nhân dân thôn Linh Chiểu không đồng tình để UBND huyện Hải Lăng cấp giấy chứng nhân QSDĐ, vì vậy tình trạng khiếu nại kéo dài.

+ Tuyến ĐGHC giữa phường Đông Lương, thành phố Đông Hà và xã Triệu Ái theo Quyết định số 2169/QĐ-UBND ngày 15/10/2007 của UBND tỉnh giao UBND huyện Triệu Phong chủ trì phối hợp với UBND thành phố Đông Hà lập hồ sơ, cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân khu phố Tân Vĩnh, phường Đông Lương.

Hiện nay, UBND huyện Triệu Phong đã nhận 18 hồ sơ xin cấp giấy CNQSD đất của nhân dân phường Đông Lương, tuy nhiên đến nay UBND huyện Triệu Phong vẫn chưa cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình nói trên.

- Đối với các điểm tranh chấp trong nội huyện, thị xã, thành phố: Để giải quyết các điểm tranh chấp tại các huyện, thị xã, thành phố UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo cụ thể về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến ĐGHC, trong đó đã quy định rõ thẩm quyền xử lý giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC giữa các xã, phường, thị trấn trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã, thành phố. UBND huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn có liên quan bàn bạc hiệp thương, thỏa thuận giải quyết.

Thực hiện quy định trên trong những năm qua, Sở Nội vụ đã hướng dẫn, đôn đốc và phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã tích cực tập trung giải quyết các tranh chấp đất đai có liên quan đến ĐGHC và đã thu được kết quả thiết thực.

Nhìn chung các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung giải quyết cơ bản ổn định.

Hiện nay theo báo cáo các huyện: Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Đông Hà và Hướng Hóa đã giải quyết ổn định. Các đơn vị còn lại đã tập trung giải quyết nhưng các bên vẫn chưa thống nhất, UBND và Ban chỉ đạo các huyện, thị xã đang tiếp tục tập trung giải quyết theo thẩm quyền.

Đánh giá kết quả: Để đạt được những kết quả tích cực trong giải quyết tranh chấp đất đai, đó là nhờ sự phân công, phân cấp hợp lý về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc hình thành các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP trong đó có cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra, Nội vụ đã góp phần quan trọng trong việc tham mưu cho UBND cáccấp thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn và giải quyết được các vụ việc tranh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, công tác đo đạc lập bản đồ ĐGHC, bản đồ địa chính được tập trung đầu tư. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai cơ bản có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt, có chuyên môn năng lực và am hiểu địa bàn cho nên phần lớn đã hoàn thành được các nhiệm vụ được giao, được cấp trên tín nhiệm, tin tưởng trong tham mưu, giải quyết công tác.

3.3.2.4. Đánh giá chung về tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Quảng Trị

Các vụ TCĐĐ thuộc thẩm quyển UBND tỉnh giải quyết luôn có sự tham mưu tích cực của nhiều cơ quan chuyên môn trong đó vai trò chủ yếu là Sở TN&MT. Để làm tốt công tác giải quyết TCĐĐ UBND tỉnh Quảng Trị không ngừng chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết TCĐĐ. Hiện tại, UBND các huyện, thị xã, thành phố có một cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác giải quyết TCĐĐ và một số cán bộ mang tính chất kiêm nhiệm hai hay ba lĩnh vực. Tại Sở TN&MT, các vụ việc TCĐĐ được giao cho Thanh tra Sở TN&MT với đội ngũ gồm 6 cán bộ, trong đó có 4 thanh tra viên và 2 chuyên viên chuyên trách, cơ bản đáp ứng được công tác giải quyết TCĐĐ đúng thời hạn và thủ tục, nhưng một số vụ TCĐĐ liên quan đến tổ chức vẫn còn tồn đọng. Đội ngũ thanh tra viên và chuyên viên tại Thanh tra Sở TN&MT không chỉ giải quyết TCĐĐ mà còn xử lý những lĩnh vực khác, bao gồm cả những vấn đề về môi trường.

Các phường, xã trên địa bàn tỉnh có ít nhất một cán bộ địa chính chuyên trách, đảm nhận những công việc chung liên quan đến công tác quản lý đất đai. Do biên chế lực lượng làm công tác giải quyết TCĐĐ có hạn, trong khi đó, số vụ việc TCĐĐ ngày

càng gia tăng dẫn đến việc một số vụ việc không thể giải quyết đúng thời hạn luật định. Một số vụ việc tồn đọng, kéo dài qua năm sau, một số vụ việc không đủ cơ sở và căn cứ giải quyết. Đối với những vụ việc đã được giải quyết, hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết chưa cao.

Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết TCĐĐ còn tồn tại một số hạn chế nhất định, số lượng văn bản liên quan nhiều, việc áp dụng các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn thiếu tính nhất quán, gây khó khăn trong công tác giải quyết TCĐĐ. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện khá thường xuyên, gồm cả kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất nhưng nhiều trường hợp còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Một số trường hợp cán bộ giải quyết TCĐĐ chưa đúng quy định pháp luật về mặt thời gian nhưng vẫn chưa bị xử lý.

UBND tỉnh chưa ban hành văn bản cụ thể giải quyết TCĐĐ trên địa bàn tỉnh, vì vậy, các TCĐĐ tại tỉnh Quảng Trị được giải quyết theo các văn bản pháp luật của Chính phủ và Bộ TN&MT. UBND tỉnh chỉ ban hành kế hoạch số 4620/KH-UBND ngày 04/11/2016 về thực hiện đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong những năm gần đây, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai, nhà ở trong nội bộ nhân dân ở tỉnh Quảng Trị có chiều hướng gia tăng. TCĐĐ, nhà ở là loại tranh chấp phức tạp và khó giải quyết nhất. Nếu không kịp thời giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đánh mất tình cảm gia đình, láng giềng, gây mất trật tự an ninh, nhiều trường hợp từ dân sự chuyển thành hình sự. Do đó, việc giải quyết nhanh, kịp thời các TCĐĐ mới phát sinh là vấn đề các cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm nhất.

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình với thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)