Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Ví trí địa lý thị xã Quảng Trị

Thị xã Quảng Trị thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị, cách thành phố tỉnh lỵ Đông Hà 12 km về phía Nam.

Có toạ độ địa lý từ 16037'44'' đến 16046'09'' vĩ độ Bắc và từ 107003'55'' đến 107012'26'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong.

- Phía Nam giáp huyện Hải Lăng.

- Phía Đông giáp huyện Hải Lăng.

- Phía Tây giáp huyện Đakrông và huyện Triệu Phong.

Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Quảng Trị là 7.282,30 ha, chiếm 1,54% diện tích cả tỉnh. Bao gồm 5 đơn vị hành chính là Phường 1, Phường 2, Phường 3, phường

An Đôn và xã Hải Lệ. Dân số năm 2017 khoảng 23.960 người, chiếm 3,80% dân số cả tỉnh với 5.765 hộ.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

- Phía Tây là vùng đồi núi với những thảm rừng có hệ sinh thái phong phú, cao độ 30 - 300 m thoải dần về phía Bắc, độ dốc trung bình 10 - 25%, bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp và trồng cây công nghiệp lâu năm, ngoài ra hệ thống khe suối tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể khai thác vào mục đích du lịch sinh thái.

- Phía Bắc là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình 5 - 8 m, đây là nơi tập trung mật độ dân cư cao cùng với các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thị xã, thuận lợi cho việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ và quy hoạch xây dựng đô thị nhỏ. Ngoài ra, vùng này thường xảy ra ngập lụt, hàng năm được bồi đắp phù sa nên thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm.

3.1.1.3. Khí hậu

Thị xã Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng, mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, thị xã được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng thổi mạnh từ tháng ba đến tháng tám thường gây nên hạn hán, từ tháng chín đến tháng hai năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kèm theo mưa nên thường xảy ra lũ lụt.

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị - Duy trì 5/5 xã phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.

- Tỷ lệ huy động vào nhà trẻ đạt 52%. Mẫu giáo: 98% trong đó riêng mẫu giáo 5 tuổi: 100%

- Tạo việc làm mới cho 372 lao động, trong đó: Xuất khẩu lao động ước thực hiện 54 người.

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ước đạt 0,58%

- Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,57%, giảm 0,74%

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (theo cân nặng) dưới 5 tuổi là 6,37%, giảm 0,24%

(KH giảm 0,1-0,2%).

- Tỷ lệ người dân đóng Bảo hiểm Y tế ước đạt 92%.

- Tỷ lệ che phủ rừng trên 57%

- Tỷ lệ dân thành thị sử dụng nước sạch đạt 94%

- Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 94%

- Tỷ lệ hộ được thu gom rác thải: Phường 1, 2, 3, An Đôn: đạt 100% Xã Hải Lệ đạt 60% (KH 60%).

3.1.2.1. Thương mại, dịch vụ, du lịch

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước thực hiện 1.980 tỷ đồng, tăng 20,7%

- Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ nông nghiệp ước đạt 460tỷ đồng, tăng 9,3% (KH 6-8%).

- Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước thực hiện 103,6 tỷ đồng, tăng 5,67%; trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 76 tỷ đồng, tăng 6,97%

- Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 245,136 tỷ đồng, tăng 34,4% so với dự toán. Thu ngân sách trên địa bàn 113,321 tỷ, tăng 42% so với dự toán, tăng 41% so với năm 2017, trong đó: Thu từ khai thác quỹ đất: 62,5 tỷ đồng; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 108,922 tỷ đồng.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ đã có bước phát triển khá. Nguồn cung hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả các mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thực hiện chỉnh trang các ki ốt mặt tiền Chợ Quảng Trị theo phương thức xã hội hóa, tạo diện mạo mới cho khu vực trung tâm thương mại thị xã. Hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại tại các huyện.

Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại được duy trì thường xuyên. Phối hợp với các sở ngành tạo mặt bằng kêu gọi 04 cơ sở lập dự án đầu tư kho hàng vào khu dịch vụ dân cư Bàu de và Khu quy hoạch cát sỏi tại Phường An Đôn.

3.1.2.1. Nông nghiệp, Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung, một số ngành nghề như chế biến lương thực, chế biến dăm gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí… phát triển khá. Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất, hầu hết các cơ sở hoạt động có hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường và góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.

Tiếp tục hướng dẫn một số doanh nghiệp đủ điều kiện lập đề án đề nghị hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công của Tỉnh năm 2018 để đổi mới thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Kết quả có 03 dự án được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công của tỉnh. Tuy đã tích cực kêu gọi đầu tư nhưng đến nay, Cụm công nghiệp Hải Lệ chỉ mới có 1 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh (từ năm 2016). Đang xúc tiến kêu gọi thêm một số dự án khác, hiện nay đang kêu gọi thực hiện dự án Nhà máy sản xuất đồ gỗ xây dựng Hoàng Anh 2 đầu tư vào cụm công nghiệp Hải Lệ.

3.1.3. Dân số, lao động và việc làm

3.1.3.1. Dân số

Theo số liệu của Chi cục Thống kê, dân số trung bình toàn thị xã đến 31/12/2017 có 23.960 người, trong đó nữ 12.202 người chiếm 50,93% tổng dân số. Tỉ lệ tăng tự nhiên 0,88 người so với năm 2016. Dân số chuyển đi là 119 người và chuyển đến 88 người. Dân số trong độ tuổi lao động của thị xã Quảng Trị có 13.710 người, trong đó nữ 6.659 người.

3.1.3.2. Lao động - việc làm

Nguồn lao động của huyện đến năm 2017 có 13.710 người.

Cơ cấu lao động năm 2017 như sau:

- Lao động nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: chiếm 5,1%.

- Lao động công nghiệp - xây dựng: chiếm 32.2%.

- Lao động dịch vụ và ngành khác: chiếm 65.7%.

Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của huyện còn ít so với yêu cầu (tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 20,1%), thiếu cán bộ khoa học ở hầu hết các ngành kinh tế và kỹ thuật như: xây dựng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp. Chất lượng nguồn lao động chưa cao và không đồng đều nên ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong những năm qua, để đáp ứng được tốt công việc, đòi hỏi cần có đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học trợ giúp. Do vậy, vấn đề đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của huyện trong những năm tới là rất cần thiết.

Những năm qua huyện đã xây dựng được nhiều dự án, thông qua các chương trình giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo điều kiện (cho vay vốn) để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thị xã.

3.1.3.3. Thu nhập và mức sống

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt mức 45 triệu đồng/người/năm, tăng 3 triệu đồng so với năm 2017, đạt 98 % kế hoạch đặt ra. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 5% giảm 1,68% vượt so với KH năm 2017.

Đời sống dân cư làm việc trong ngành thương nghiệp, xây dựng công nghiệp, giao thông vận tải, nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp còn gặp khó khăn mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát triển lớn.

3.1.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.4.1. Thuận lợi

- Lợi thế về vị trí: Thị xã Quảng Trị có vị trí thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 1, đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy qua... nối liền với các huyện lân cận với hầu hết các tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và Quốc tế; có tiềm năng rất lớn trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong tương lai.

- Lợi thế về nguồn nước: Vĩnh Linh có sông Thạch Hãn chảy từ đầu nguồn Hải Lệ qua các phường xã, và có kênh mương Thủy lợi chạy bao quanh vành đai ranh giới.

Thị xã nguồn nước phong phú, đáp ứng đầy đủ nguông nước cho tới tiêu và sinh hoạt.

- Lợi thế về đất đaiThị xã nằm về hạ lưu của sông Thạch Hãn, lượng phù sa bồi đắp lớn, màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trồng lúa nước 02 vụ năng suất cao. Vùng phía Bắc có kênh Nam Thủy lợi có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

- Lợi thế về thu hút đầu tư: Vị trí địa lý gắn liền với dịch vụ du lịch hoài niệm là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện.

- Lợi thế về truyền thống văn hoá và nguồn lao động: Người dân Quảng Trị có truyền thống văn hoá lâu đời và giàu ý chí cách mạng. Thị xã có lực lượng lao động dồi dào, có tinh thần tự lực tự cường, ham học hỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nền tảng vững chắc góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nguồn lực to lớn bổ sung vào phát triển các ngành kinh tế và cung cấp cho thị trường lao động.

b) Khó khăn, hạn chế

- Địa hình dốc từ phía Tây sang Bắc. Khu vực phía Tây phần lớn là đồi núi, đất dốc, tầng đất mỏng, nguy cơ rửa trôi, xói mòn cao. Khu vực phía Bắc thị xã là ven sông và vùng hạ lưu sông Thạch hãn có địa hình trũng thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.

- Tài nguyên khoáng sản của huyện không nhiều, chủ yếu là Khoáng sản cát sạn trên sông Thạch Hãn, đất màu ở Hải Lệ nhưng trữ lượng không lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Nguồn lao động chủ yếu xuất thân từ nông nghiệp, trình độ kỹ thuật và kỹ năng làm việc còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội công nghiệp. Cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp nhưng còn chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn.

- Tích luỹ nội bộ cho đầu tư còn hạn chế, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất thiếu đồng bộ và sâu rộng, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi còn nhiều lúng túng. Sản phẩm sản xuất ra số lượng thấp, chất lượng chưa cao, đồng dạng với nhiều địa phương và thiếu định hướng thị trường.

- Nguồn vốn đầu tư trong dân thấp, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh ít sôi động.

- Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng còn thiếu so với nhu cầu phát triển, nhiều công trình xây dựng lâu đã xuống cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)