CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã
3.3.1. Thực trạng hồ sơ địa chính
Thị xã Quảng trị có 2 loại bản đồ, bản đồ đo đạc hiện trạng năm 1996 sử dụng đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1996 theo Nghị định 64/CP của Chính phủ và Bản đồ đo đạc năm 2013 (bản đồ số) sử dụng để quản lý đất hiện tại và dùng để cấp đổi GCN
Tổng toàn thị xã có số GCN đã cấp cho hộ gia đình cá nhân đến nay chiếm 85%, số giấy còn lại chưa cấp chủ yếu tập trung tại phần lớn tại xã Hải Lệ.
3.3.1.1. Thực trạng công tác lập hồ sơ địa chính
Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thị xã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính theo Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc thành lập bản đồ địa chính.
Bảng 3.3. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại thị xã Quảng Trị
STT Đơn vị (xã, phường) Tổng số tờ
Tỷ lệ
1:500 1:1000
1 Phường 1 18 8 10
2 Phường 2 24 23 11
3 Phường 3 28 15 13
4 An Đôn 23 7 16
5 Hải Lệ 44 12 (1/2000) 32
Tổng 137 65 82
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Trị) Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Hệ thống sổ sách địa chính gồm 4 loại: Sổ Mục kê, Sổ Địa chính, Sổ cấp giấy chứng nhận, Sổ theo dõi biến động đất đai của 5 xã/ phường thuộc thị xã đã được lập ở dạng giấy và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính theo đúng qui định.
Bảng 3.4. Hệ thống sổ sách địa chính
Số TT
Tên xã, phường
Hồ sơ địa chính lưu trữ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Quảng Trị
Sổ địa chính
Sổ mục kê
Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1 Phường 1 7 1 1 1
2 Phường 2 9 2 1 1
3 Phường 3 11 2 1 1
4 An Đôn 3 1 1 1
5 Hải Lệ 8 10 1 1
Tổng cộng 38 16 5 5
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Trị) Ngoài ra, tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai còn lập hệ thống sổ phục vụ công tác chuyên môn như: Sổ theo dõi giao dịch đảm bảo, Sổ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ giao dịch đảm bảo, Sổ luân chuyển hồ sơ đăng ký biến động. Sổ tiếp nhận hồ sơ
đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu. Sổ luân chuyển thông tin địa chính với cơ quan thuế, Sổ đăng ký đất đai.
3.3.1.2. Thực trạng công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính
Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính dạng giấy được Văn phòng đăng ký chưa được chú trọng thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động theo qui định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính, gồm các công việc sau:
+ Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp mới Giấy chứng nhận do UBND thị xã cấp;
+ Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính điện tử thì thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định của các thông tư này.
+ Khi nhận được thông báo chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính trên giấy đang quản lý đối với tất cả các trường hợp đủ điều kiện chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo qui định.
Tuy nhiên công tác chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính trên địa bàn hiện tại thực hiện trên hồ sơ dạng giấy do chưa có hồ sơ địa chính điện tử chính quy, và chỉ cập nhật biến động, chỉnh lý được đối với các trường hợp đủ điều kiện đăng ký biến động do người dân thực hiện quyền của người sử dụng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở.
3.3.1.3. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính
Hệ thống hồ sơ địa chính đang lưu trữ tại Chi nhánh VPĐKĐĐ thị xã Quảng Trị gồm: 2 quyền sổ địa chính, 2 quyển sổ mục kê ruộng đất lập năm 1996, 5 quyền sổ theo dõi biến động đất đai và 5 quyển sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập năm 2013. Những biến động trong việc sử dụng đất trước năm 2014 không được thực hiện đầy đủ nên số lượng sổ theo dõi biến động đất đai đến nay chỉ có 5 quyển.
Hệ thống hồ sơ địa chính của văn phòng đăng ký chủ yếu ở dạng giấy. Trước đây, hồ sơ địa chính được lập theo mẫu cũ và theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường gồm: Bản đồ đo đạc năm 1996; Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập theo đơn vị phường 1996; Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sổ địa chính; Sổ theo dõi biến động đất đai. Thực hiện các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường: số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Văn phòng đăng ký đã xây dựng hồ sơ địa chính theo mẫu
mới và hướng dẫn các xã cập nhật hệ thống sổ theo các Thông tư này để việc quản lý được đồng bộ, đầy đủ, đúng qui định.
Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính: Cán bộ Văn phòng đăng ký được phân công thụ lý hồ sơ thực hiện đồng thời nhiệm vụ chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với hồ sơ được giao thụ lý theo đúng quy định. Năm 2018, Văn phòng đăng ký đang số hoá GCN của xã, phường trên địa bàn để thuận lợi cho việc tra cứu, cung cấp thông tin, đăng ký đất đai. Tuy nhiên do hệ thống bản đồ địa chính của thị xã được đo đạc thủ công từ khoảng 20 năm trước, cùng với công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong giai đoạn trước còn buông lỏng, thiếu đồng bộ, nên việc lưu trữ, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức. Lực lượng cán bộ còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính xã, phường trên địa bàn còn hạn chế, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, giao thông, môi trường, ... dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên. Hệ thống văn bản quy định của việc chỉnh lý hồ sơ địa chính còn thay đổi nhiều lần về mẫu sổ sách. Chính vì vậy, việc theo dõi biến động về sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.