Giải pháp về chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 80 - 88)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã

3.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

- Khi Luật Đất đai thay đổi, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai phải kịp thời, đồng bộ, không được chồng chéo. Các căn cư pháp lý để cấp GCN phải được quy định cụ thể để dễ dàng thực hiện, các quận, huyện phải có các quy định chung về cấp GCN.

- Các thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1410/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai áp dụng đốivới hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được chuẩn hóa, thuộc phạm vi quản lí của Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Quảng Trị cần thay đổi vì chưa phù hợp, thiếu sót và chưa phù hợp với địa phương.

- UBND thị xã cần ra các văn bản phù hợp, quy trình, thủ tục cấp giấy đối với những trường hợp đã cấp giấy CNQSD đất đến nay biến động đất đai.

- Cần thống nhất các mẫu đơn đăng ký cấp GCN đối với 1 hồ sơ gồm nhiều thủ tục thời gian giải quyết hồ sơ các thủ tục cùng một lần.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ nâng cao chuyên môn cho cán bộ phường, xã.

- Có sự phối hợp đồng nhất giữa UBND thị xã, UBND Phường, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ và tổ tiếp nhận hồ sơ một cửa.

- Phải phổ biến, tuyên truyền pháp luật đất đai đến từng người dân và có hướng dẫn cụ thể cho người dân về các trình tự thủ tục khi đi kê khai cấp GCN.

- Phải thực hiện cơ chế “một cửa” cho gia đình,các hộ dân đi làm thủ tục xin cấp GCN.

- Có quy định thời hạn cụ thể phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính để lập thủ tục trình ký cấp GCN.

3.4.2. Hiện đại hóa cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính

Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận theo định hướng sau:

- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại hóa thông tin đất đai làm cơ sở thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin.

- Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, thành một bộ phận của Hệ thống cấp tỉnh, do một hệ thống cơ quan đăng ký thống nhất thực hiện.

- Cập nhật biến động sử dụng đất lên bản đồ địa chính thường xuyên và chuyển về dạng số để quản lý. Những khu vực có biến động nhiều cần tiến hành đo đạc mới lập bản đồ địa chính chính quy.

- Tiến hành lập và hoàn thiện hệ thống bản đồ hiện trạng đầy đủ, chính xác, thống nhất, chỉ tiết đến từng thửa đất.

- Thiết lập hệ thống sổ sách (sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động) đầy đủ, theo đúng hướng dẫn và quy định hiện hành.

Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với người sử dụng đất, bao gồm các tài liệu: bản đồ địa chính, Sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai chung trong toàn thị xã.

- Cần đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

- Cần trang bị và có kế hoạch cụ thể để ứng dụng khoa học công nghệ việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, hệ thống hồ sơ địa chính, thực hiện đăng ký điện từ trong giao dịch đất đai, giải quyết thủ tục hành chính để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện (sau khi xây dựng xong hồ sơ địa chính điện tử)

3.4.3. Nâng cao chất lượng tổ chức cán bộ

- Nâng cao tinh thần nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân dân. Ổn định cán bộ tiếp nhận hồ sơ, không thay đổi liên tục gây ảnh hưởng đến quá trình cấp giấy.

- Bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt chuyên môn cho cán bộ địa chính phường, xã.

- Đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp cho cán bộ Địa chính. Cán bộ Địa chính cấp cơ sở phải công tác liên tục ở địa bàn, không luân chuyển theo nhiệm kỳ của UBND và Hội đồng nhân dân cấp hành chính, không kiêm nhiệm công tác.

- Có chính sách quan tâm đầu tư thích đáng về biên chế, con người, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin cho VPĐK đất đai để hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của nhà nước và của nhân dân.

- Cần có sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên đối với các trường hợp vướng mắc về TTHC, về chính sách pháp luật.

Đảm bảo chế độ chính sách thỏa đáng và ổn định cho cán bộ địa chính, quan tâm và có chế độ bồi dưỡng lâu dài cho đội ngũ cán bộ hợp đồng. Bên cạnh đó, cần có quy định xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ, công chức cố tình cản trở, kéo dài, gây phiền hà cho nhân dân.

3.4.4. Về tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luât cho người dân

Chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai để mọi người dân trong vùng dự án được hiểu và đồng thuận chấp hành, đồng thời chính quyền các cấp phải thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân để kịp thời xử lý, giải quyết những vướng mắc, tâm tư và nguyện vọng chính đáng nhằm tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.4.5. Giải pháp về tài chính

Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có kinh phí để thực hiện. Tài chính là một trong những yêu cầu tiên quyết cho mọi hoạt động. Công tác cấp giấy chứng nhận muốn được hoàn thành tốt thì đặc biệt phải cần kinh phí cho các công việc như:

- Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt để đưa công nghệ thông tin vào quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, quản lý thông tin đất đai và nhà ở.

- Kinh phí để cập nhật hệ thống hồ sơ quản lý đất đai như đo đạc, khảo sát, lập bản đồ địa chính, lưu trữ hồ sơ.

- Kinh phí để đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc

- Hiện nay nguồn tài chính Nhà nước cung cấp cho công tác cấp giấy chứng nhận còn eo hẹp, lại chưa kịp thời. Vì vậy các cơ quan quản lý, chính sách tài chính cần nghiên cứu để có những chính sách cụ thể như: một mặt tăng cường đầu tư kinh phí, mặt khác nghiên cứu qui định rõ các thủ tục hành chính về đăng ký đất đai được thực hiện theo hình thức dịch vụ hành chính công, vừa để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, từng bước tạo cơ chế cho Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động tự chủ về tài chính đảm bảo tự thu, tự trang trải kinh phí hoạt động cho hệ thống văn phòng đăng ký đất đai, có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện trích kinh phí thu được từ nguồn thu tiền sử dụng đất để phục vụ công tác đăng ký đất đai tại cấp xã, tại văn phòng đăng ký, phòng Tài nguyên và Môi trường khi xử lý tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận:

Qua quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, học viên rút ra các kết luận sau:

Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi nằm ở phía nam của tỉnh, có tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt (Bắc Nam) chạy qua trên địa bàn toàn thị xã. Thị xã tập trung phát triển kinh tế - xã hội theo hướng kinh doanh, thương mại, dịch vụ hoài thiện.

Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Quảng Trị là 7.282,30 ha chiếm 1,54% diện tích cả tỉnh, bao gồm 05 đơn vị hành chính là Phường 1, Phường 2, Phường 3, phường An Đôn và xã Hải Lệ. Dân số năm 2017 khoảng 23.960 người, chiếm 3,80% dân số cả tỉnh với 5.765 hộ. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp và ổn định trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

Công tác cấp GCNQSDĐ tại địa bàn thị xã Quảng trị đã được thực hiện đúng với các quy định của pháp luật hiện hành, các căn cứ pháp lý được xác định đầy đủ.

Khối lượng tổ chức đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn của thị xã đến nay là rất lớn, tổng số giấy CNQSD đất đã cấp qua các thời kì là 15.698 giấy đã cấp hộ gia đình, cá nhân. Việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu là đất ở chiếm 90% và đất nông nghiệp chỉ 56% trong tổng diện tích tự nhiên. Giai đoạn 2014 - 2018, đã cấp được 2.529 giấy CNQSDĐ, trong đó cấp 2.445 giấy CNQSD đất ở, cấp 44 giấy CNQSD đất nông nghiệp, cấp 33 giấy CNQSD đất Lâm nghiệp và 7 giấy CNQSD đất nuôi trồng Thủy sản, với tổng diện tích được cấp giấy là 88,6 ha.

Trên cơ sở thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn, đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu về pháp luật, pháp chế, chính sách giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Cấp GCNQSD đất theo cải cách hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai hiện đại là cần thiết, là điều kiện cần để triển khai việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy CNQSD đất trong thời gian tới.

4.2. Kiến nghị:

Từ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được nghiên cứu, đề tài có những kiến nghị sau:

- Với các bộ, ngành Trung ương:

Đề nghị Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính ban hành mẫu Phiếu chuyển thông tin địa chính, Quyết định công nhận quyền sử dụng đất đến từng người sử dụng đất để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Cần giảm bỏ những thủ tục kê khai thuế có phường xã ký trước khi chuyển thuế (kể cả hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế) dẫn đến người dân đi lại nhiều lần.

- Với UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị:

+ UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định thành lập Văn phòng đăng ký đất đai ”một cấp” trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thì cần sửa đổi, thay thế một số nội dung trong Quyết định số 1441 /2016/QĐ-UBND ban hành bộ thủ tục hành chính và quy chế sửa đổi bộ thủ thục hàng chính cấp GCN đất đâi cụ thể rõ ràng, phù hợp với các thông tư 33 và nghị định 01của Bộ tài nguyên và môi trường.

+ Đề nghị văn phòng ĐKĐĐ tỉnh hàng quý làm việc với một số UBND thị xã để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đối với các trường hợp đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận có nhiều vướng mắc, còn tồn lại trong hơn mười năm qua.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền trên truyền hình, các trang mạng xã hội để vận động người sử dụng đất thực hiện đăng ký đất đai.

+ Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai Dự án tổng thể xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2016-2025 của thị xã Quảng Trị.

- Với Uỷ ban nhân dân thị xã Quảng Trị:

+ Đề nghị UBND thị xã thường xuyên tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã/phường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, phù hợp với nhiệm vụ đề ra để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc.

+ Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và kịp thời xem xét chỉ đạo tháo gỡ các trường hợp vướng mắc.

+ Cần năng cao nghiệp vụ, chuyên môn cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại tổ 1 cửa để đảm bảo người dân không đi lại nhiều lần.

+ Năng cao trách nhiệm cán bộ chuyên môn trong công việc và thái độ phục vụ nhân dân.

+ Chỉ đạo các ngành chức năng của thị xã và UBND cấp xã/phường phối hợp thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động các chủ sử dụng đất về chính sách đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên hệ thống truyền thanh của xã, phường.

- Với Uỷ ban nhân dân các xã, phường:

+ Chủ động thực hiện tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về đăng ký đất đai tại các thôn, xóm, cụm dân cư dưới nhiều hình thức như: truyền thanh, bảng tin, công khai tại nhà văn hoá các thôn, xóm.

+ Đôn đốc, giám sát ban địa chính xã, bộ phận một cửa của UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ, có trách nhiệm trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND xã kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch để phục vụ công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận.

+ Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn như: phường, xã, Chi nhánh văn phòng và Phòng tài nguyên môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Hà Nội.

[5]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

[6]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1994), Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

[7]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai 2003, Hà Nội.

[8]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ- CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

[9]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

[10]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định số 126/2004/NĐ- CP ngày 26/5/2004 về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, Hà Nội.

[11]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất

đai, Hà Nội.

[12]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất, Hà Nội.

[13]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

[14]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Hà Nội.

[15]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

[16]. Hà Văn Hành, Nguyễn Hữu Ngữ (2016), Quy hoạch vùng và quy hoạch sử dụng đất, Giáo trình dùng cho Học viên sau đại học, Trường Đại học Nông - Lâm Huế.

[17]. Trần Thị Kim Hiền (2014), Phân tích hiệu quả mô hình thí điểm Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp hiện nay so với mô hình hai cấp tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[18]. Nguyễn Công Quân (2012), Tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[19]. Đặng Anh Quân (2010), Hệ thống ĐKĐĐ theo pháp Luật Đất đai Việt Nam và Thụy Điển, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Lund, Thụy Điển.

[20]. Ngô Viết Nam Sơn (2013), Không gian đô thị Đà Nẵng trong thế kỷ XXI, Tạp chí Kiến trúc -số 214 – 2013

[21]. Nguyễn Thị Nhất Sơn (2016), Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[22]. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1953), Luật Cải cách ruộng đất.

[23]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1987), Luật Đất đai, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)