Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất giữa người dân xã hải lệ và công ty tnhh mtv lâm nghiệp triệu hải (Trang 34 - 38)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HẢI LỆ

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Qua số liệu điều tra, tình hình dân số xã Hải Lệ năm 2018 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1 : Tình hình dân số xã Hải Lệ

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1

Tổng số nhân khẩu Người 4.781

Trong đó: nam Người 2.423

nữ Người 2.358

2 Mật độ dân số Người/km2 73,93

3 Tỷ lệ tăng dân số % 1,39

4 Tổng số hộ Hộ 1.118

5 Quy mô hộ Người/hộ 4,27

Nguồn: UBND xã Hải Lệ, năm 2018 b) Thực trạng lao động và việc làm

Nguồn lao động của xã khá dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế xã. Số lao động đi xuất khẩu lao động và lao động đi làm ngoại tỉnh tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên trình độ chưa đồng đều, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá lớn, lao động đã qua đào tạo còn ít. Mặt khác, ngành sản xuất nông nghiệp của xã còn dừng lại ở năng suất, chưa tạo mô hình, chưa tính đến giá trị sản xuất và hàng hóa nông nghiệp; việc phát triển, mở mang các nhóm nghề chưa tập trung nên hiệu quả còn thấp. Trong thời gian tới cần có biện pháp tạo việc làm ngay tại địa phương cho người lao động, nhất là lao động đối với thanh niên tốt nghiệp phổ thông.

[15]

c) Thu nhập và mức sống

Thu nhập bình quân đầu người xã Hải Lệ năm 2018 đạt 30.000.000 đồng/người/năm. [6]

Đến cuối năm 2018 toàn xã chỉ còn 3,13% hộ nghèo theo chuẩn mới. [6]

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới nền kinh tế và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, xã Hải Lệ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện. Nền kinh tế của xã tập trung chủ yếu vào chăn nuôi, sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ- thương mại.

Trong giai đoạn 2010- 2018, cán bộ và nhân dân toàn xã tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực và tranh thủ quan tâm lãnh đạo cấp trên, vượt khó khăn cho nên đến năm 2018 đạt được những kết quả quan trọng sau:

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm.

- Tỷ lệ phát triển dân số trên 1,39%

- Tỷ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới còn 3,13%

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện là 100%.

94%

4%2%

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế của xã Hải Lệ năm 2018 a) Về kinh tế nông nghiệp

* Trồng trọt

- Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2017-2018 là 390,1 ha. Trong đó, diện tích gieo cấy lúa 221,4 ha với năng suất bình quân cây lúa đạt hơn 57 tạ/ha, sản lượng 1.262 tấn; diện tích trồng màu 168,7 ha; chủ yếu một số loại cây trồng như sắn, ngô, lạc...

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1.486,7 tấn.

- Diện tích gieo trồng vụ Hè – Thu năm 2018 là 388 ha. Các Hợp tác xã đã thực hiện tốt việc chăm sóc và phòng chống sâu bệnh hại cây lúa vụ Hè – Thu. Đến nay đã tiến hành thu hoạch lúa và cây hoa màu vụ Hè – Thu năm 2018 với tiến độ đạt 100%. Trong đó, diện tích gieo cấy lúa: 211,5 ha với năng suất 53 tạ/ha; cây màu (đậu xanh): 7,5 ha với năng suất 254 tạ/ha; sắn: 119 ha với năng suất 254 tạ/ha. [15]

* Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã có 673 con trâu; 641 con bò, trong đó bò lai 86 con; 6.651 con lợn, trong đó lợn nái 2.724 con; gà, vịt, ngan trên 14.560 con; hươu 86 con; dê 54 con.

* Lâm nghiệp

Chỉ đạo công tác trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển gỗ rừng trồng trên địa bàn được kiểm soát chặt chẻ, đến nay trên địa bàn xã không có trường hợp cháy rừng nào xảy ra. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng và PCCCR cho nhân dân đã được triển khai tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2018 đã trồng mới trên 65 ha rừng.

Tích cực thực hiện các phương án giải quyết đất rừng tại Tiểu khu 832.[15]

* Thuỷ sản

Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác chăm sóc, nuôi trồng và thu hoạch thủy sản trên địa bàn xã, duy trì diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có của xã là 62,3 ha. [15]

b) Về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ

Hoạt động công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ổn định, tiếp tục giữ vai trò đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương, nhất là các dịch vụ chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ, cơ khí.

Hoạt động thương mại, dịch vụ có những chuyển biến mới với nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Duy trì hoạt động chợ trung tâm xã ở thôn Như Lệ và 01 điểm họp chợ ở khu vực thôn Tân Mỹ tạo điều kiện trong việc trao đổi mua bán trên địa bàn xã. [15]

c) Về Văn hóa - Xã hội

* Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo

Công tác giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đã được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học. Việc huy động và duy trì số lượng được triển khai tích cực. Năm học 2018-2019 có tổng số 607 em học sinh, trong đó: THCS có 174 em, Tiểu học 273 em, Mầm non: 180 học sinh, trong đó: Mẫu giáo: 160 cháu, nhà trẻ 22 cháu. Chất lượng dạy và học từng bước được duy trì và nâng cao. [15]

* Lĩnh vực Văn hóa - thông tin, Thể dục thể thao

Thường xuyên duy trì, tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày Tết, lễ lớn của đất nước cũng như tham gia các phong trào ở thị xã. Công tác tuyên truyền trực quan cũng được quan tâm, nhất là tại các trụ sở, các nhà họp dân, các hộ gia đình đều có treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng. Phong trào vệ sinh môi

trường, chỉnh trang cơ quan, công sở, đường làng ngỏ xóm được cán bộ và nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện tốt. [15]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất giữa người dân xã hải lệ và công ty tnhh mtv lâm nghiệp triệu hải (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)