Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP TRIỆU HẢI
3.2.1. Đặc điểm tình hình chung
3.2.1.1. Khái quát tình hình
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, được thành lập theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 19/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Lâm trường Triệu Hải thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải.
Là đơn vị sự nghiệp có thu, hàng năm Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải vừa làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, ươm gieo tạo cây con, khai thác gỗ, trồng và chăm sóc rừng theo kế hoạch tỉnh giao.
Diện tích rừng do Công ty quản lý nằm trên địa giới hành chính của 03 huyện:
Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải được thành lập do chuyển đổi từ Lâm trường Triệu Hải thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải. Năm 2006, Công ty quản lý và sử dụng 2.282,66 ha đất thuộc xã Hải Lệ - thị xã Quảng Trị. Thực hiện chủ trương của nhà nước, từ năm 2006 đến 2018, Công ty đã bàn giao 520,31 ha đất cho địa phương. Đến năm 2018, diện tích còn lại Công ty quản lý và sử dụng thuộc xã Hải Lệ - thị xã Quảng Trị là 1762,35 ha.
3.2.1.2. Hiện trạng quản lý rừng, đất rừng sản xuất của Công ty
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đang quản lý và sử dụng 1762,35 ha đất thuộc xã Hải Lệ - thị xã Quảng Trị, được phân bổ như sau:
Bảng 3.3: Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng sản xuất năm 2017
Hiện trạng
Đất có rừng
Đất không có
rừng Đất khác
Rừng tự
nhiên Rừng trồng
Diện tích (ha) 235,12 1.467,91 0 59,32
Tỷ lệ (%) 13,34 83,29 0 3,37 Nguồn: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải, năm 2018
Bảng 3.4: Phân loại rừng và đất rừng sản xuất theo mục đích sử dụng năm 2018
Theo mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Rừng sản xuất 1762,35 100
Rừng phòng hộ 0 0
Nguồn: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải, năm 2018
Căn cứ quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với diện tích: 330.126 ha [13]
Bảng 3.5: Phương án quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị năm 2015
Đất có rừng Đất trống đồi núi trọc
Rừng tự nhiên Rừng trồng
Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
133.256 40,36 77.596 23,50 119.274 36,14
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Quảng Trị, năm 2015 Bảng 3.6: Phương án phân loại rừng và đất lâm nghiệp
tỉnh Quảng Trị năm 2015
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
68.790 20,83 95.794 29,02 165.542 50,15
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Quảng Trị, năm 2015
3.2.1.3. Một số thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở NN&PTNT, UBND thị xã Quảng Trị, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành và chính quyền địa phương;
cũng như sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
- Lực lượng QLBVR có tinh thần đoàn kết cao, năng nổ, nhiệt tình và đầy tâm huyết.
- Ý thức người dân đã từng bước được nâng cao, đặc biệt trong công tác phát triển rừng.
* Khó khăn
- Một số diện tích rừng và đất rừng của Công ty nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, địa hình chia cắt, điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn nên việc nắm bắt thông tin để tổ chức truy quét chưa kịp thời.
- Nhu cầu sử dụng đất để trồng rừng kinh tế của nhân dân trên địa bàn ngày càng lớn gây sức ép vào rừng.
- Một số hộ gia đình sống gần rừng đời sống còn khó khăn, nhà cửa chưa ổn định, kinh tế chủ yếu dựa vào rừng, nhu cầu sử dụng gỗ nhiều, việc khai thác gỗ trái phép bằng cưa xăng, thông tin bằng điện thoại di động, nên gây khó khăn đến công tác quản lý.
3.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 3.2.2.1. Công tác tuyên truyền
- Xác định nhiệm vụ QLBVR- PCCCR là trên hết, ngay từ đầu năm Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đã phối hợp với UBND các xã Hải Lâm, Hải Lệ, Triệu Ái và Trạm Kiểm lâm để họp dân tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Công ty đã lồng ghép các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng để việc họp cụm dân cư tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Làm bảng niêm yết, in ấn tài liệu Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật lâm nghiệp phân phát cho 03 xã: Hải Lệ, Hải Lâm, Triệu Ái.[4]
3.2.2.2. Công tác PCCCR
- Phòng chống cháy rừng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý BVR. Công ty đặc biệt quan tâm hàng đầu, đã thành lập Ban chỉ huy- PCCCR, mua sắm trang thiết bị cũng như làm mới và tu sửa đường ranh cản lửa để chủ động PCCCR trong mùa nắng nóng. Cụ thể trong năm vừa qua Công ty đã triển khai cắm
bảng niêm yết bảo vệ rừng: 10 cái. Do đó trong năm qua, Công ty không có vụ cháy rừng nào xảy ra. [4]
3.2.2.3. Công tác quản lý rừng và đất rừng sản xuất
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng luôn được chú trọng.Vốn rừng được bảo toàn nhờ công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra nên hạn chế được các tổn thất, chất lượng rừng bảo đảm phát triển ổn định. [4]
3.2.2.4. Công tác đấu tranh ngăn chặn vi phạm pháp luật
Công tác bảo vệ đất rừng, chống chặt phá, xâm lấn đất đai chỉ mới ở mức độ phát hiện, vận động, báo cáo, chưa xử lý kiên quyết, dứt điểm. Dẫn đến còn hiện tượng xâm chiếm đất đai ở xã Hải Lệ đến nay vẫn chưa giải quyết được. [4]
3.2.2.5. Công tác phối hợp
Để thực hiện tốt công tác QLBVR-PCCCR trên địa bàn năm 2018 đơn vị thường xuyên phối hợp với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương; đồng thời mở rộng mối quan hệ hợp tác trên địa bàn, kết nghĩa với D43 bộ đội để cùng xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng đối phó kịp thời tại chỗ các tình huống có thể xảy ra đặc biệt là nhiệm vụ QLBVR nói chung, công tác PCCCR nói riêng. [4]
3.2.2.6. Sản xuất kinh doanh
Tổng kết kết quả đạt được trong năm 2018, Ban giám đốc và toàn thể người lao động đã phấn đấu đạt vượt mức các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch đề ra. Cụ thể như sau:
- Về khối lượng:
Khai thác nhựa thông đạt 248,7 tấn/244,9 tấn kế hoạch, đạt 101,6 % kế hoạch.
Khai thác rừng trồng 471,1 ha/410,0 ha, đạt 114,9 % kế hoạch. Trồng rừng 388,4 ha/388,4 ha, đạt 100% kế hoạch. Chăm sóc 784,1 ha/784,1 ha, đạt 100% kế hoạch.
Bảo vệ rừng 4.408,6 ha đạt 100% kế hoạch. Gieo tạo cây giống lâm nghiệp 40 vạn/40 vạn cây, đạt 100% kế hoạch.
- Về giá trị:
Doanh thu đạt 30,76 tỷ đồng/29,3 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch. Lợi nhuận đạt 4,5 tỷ đồng/3,775 tỷ đồng đạt 119% kế hoạch. Các khoản bảo hiểm cho người lao động được chăm lo và đóng đầy đủ, kết quả thực hiện 1,229 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
Thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,0 triệu đồng/người/tháng, đạt 103% kế hoạch. Đóng góp ngân sách 3,099 tỷ đồng/3,099 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Toàn bộ diện tích rừng của Công ty đều đã được cấp chứng chỉ FSC, đánh giá hàng năm của năm 2018 đạt kết quả tốt. [4]
3.2.3. Những tồn tại cần khắc phục
- Năm 2018 tình hình khai thác vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra (Do người dân vùng ven lén lút khai thác gỗ làm nhà và một số vùng xa xôi hiểm trở, vùng giáp ranh, dân ở ngoài địa bàn thường vào khai thác lâm sản trái phép nên khó quản lý).
- Tình trạng Công ty vừa khai thác xong đã bị người dân vào xâm chiếm đến nay vẫn chưa giải quyết được.
- Công tác phối kết hợp chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên mà chỉ phối kết hợp khi có sự vụ.
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc của một số cán bộ chưa cao, thiếu tính cương quyết trong thực thi nhiệm vụ.