Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. CÁC HÌNH THỨC, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN MÂU THUẪN TRONG SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT
3.5.1. Các hình thức mâu thuẫn
Bảng 3.11: Các hình thức mâu thuẫn
Các hình thức mâu thuẫn Thôn Như Lệ
(%)
Thôn Tân Mỹ (%) Mâu thuẫn giữa các hộ khác trong
thôn/xã/ngoài xã 10,0 6,7
Mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn và Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải 16,7 76,7
Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn/xã/ngoài xã
Mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn và Công ty
Thôn Như Lệ Thôn Tân Mỹ
Hình 3.4: Các hình thức mâu thuẫn
Qua điều tra cho thấy có 02 hình thức mâu thuẫn chính trong sử dụng rừng và đất rừng sản xuất ở hai thôn Như Lệ và Tân Mỹ là mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn/xã/ngoài xã và mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải.
3.5.2. Thực trạng các mâu thuẫn trong sử dụng rừng và đất rừng sản xuất 3.5.2.1. Thực trạng mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn/xã/ngoài xã
Đây là mâu thuẫn chiếm tỷ lệ thấp ở hai thôn. Số hộ có mâu thuẫn ở thôn Như Lệ chỉ có 03 hộ, chiếm tỷ lệ 10,0%. Thôn Tân Mỹ có 2 trường hợp (tỷ lệ 6,7%). Mâu thuẫn này không mang tính phức tạp, chủ yếu do ranh giới giữa các hộ chưa được xác định định cụ thể. Do đó khi mâu thuẫn xảy ra, hội đồng hòa giải xã đã tiến hành vận động, hòa giải kết hợp với xác định lại vị trí tọa độ của các hộ gia đình theo GCNQSD đất đã được cấp. Vì vậy đến nay nhìn chung các hộ đã sử dụng ổn định, không có mâu thuẫn kéo dài.
3.5.2.2. Thực trạng mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
Bảng 3.12: Thực trạng mâu thuẫn giữa các hộ dân thôn Như Lệ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
Vị trí/khu vực Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Đất trống của Công ty LN Triệu Hải bỏ
hoang (không trồng rừng trong một thời gian khá dài)
2 6,7 3,6
Diện tích rừng trồng của Công ty LN Triệu Hải vừa khai thác rừng (chưa kịp trồng lại)
3 10,0 4,5
Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018 Bảng 3.13: Thực trạng mâu thuẫn giữa các hộ dân thôn Tân Mỹ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
Vị trí/khu vực Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Đất trống của Công ty LN Triệu Hải bỏ
hoang (không trồng rừng trong một thời gian khá dài)
20 66,7 36,2
Diện tích rừng trồng của Công ty LN Triệu Hải vừa khai thác rừng (chưa kịp trồng lại)
3 10,0 5,3
Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018
Đây là hình thức mâu thuẫn chính, chiếm tỷ lệ cao trong 2 hình thức mâu thuẫn trong sử dụng rừng và đất rừng sản xuất ở xã Hải Lệ. Trong đó thôn Như Lệ có 5 trường hợp (tỷ lệ 16,7%), thôn Tân Mỹ có 23 trường hợp (tỷ lệ 76,7%). Các mâu thuẫn xảy ra chủ yếu ở khu vực đất Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải bỏ trống (không trồng trong một thời gian dài) và khu vực đất Công ty vừa khai thác chưa kịp trồng lại.
Diện tích đất bỏ hoang (100ha): đây là phần diện tích Công ty trồng theo dự án, tỷ lệ cây sống thấp, thưa thớt nên sau khi khai thác xong thì Công ty bỏ hoang một thời gian dài. Nhân dân thấy đất bị bỏ hoang nên đã lên phát quang và tự ý lấn chiếm trồng cây trên diện tích này, chủ yếu phần diện tích bị lấn chiếm phần lớn vào những năm 2008 – 2009.
Diện tích Công ty vừa khai thác chưa kịp trồng lại (48,2 ha): tháng 7/2017 Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải khai thác rừng chưa kịp trồng lại thì đến tháng 8/2017 đã có một số hộ dân xã Hải Lệ lên tự ý trồng cây chiếm đất.
Mâu thuẫn này mang tính phức tạp, kéo dài nhiều năm đến nay vẫn chưa giải quyết được và có dấu hiệu ngày càng gia tăng.
Hình 3.5: Sơ đồ diện tích lấn chiếm đất rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải ở xã Hải Lệ
3.5.3. Các nguyên nhân gây nên mâu thuẫn
3.5.2.1. Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp tại thôn Như Lệ
Bảng 3.14: Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp tại thôn Như Lệ
Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp
Vị trí lấn chiếm/tranh chấp
Đất/ rừng của HGĐ
(%)
Đất trống của Công ty LN Triệu Hải bỏ hoang (không
trồng rừng trong một thời gian khá
dài) (%)
Diện tích rừng trồng của Công ty
LN Triệu Hải vừa khai thác rừng (chưa
kịp trồng lại) (%)
Thiếu đất sản xuất 0,0 6,7 10,0
Ranh giới không rõ ràng 10,0 3,3 3,3
Hộ gia đình bỏ hoang 3,3 0,0 0,0
Công ty LN Triệu Hải bỏ hoang 0,0 6,7 3,3
DT đất/rừng của Công ty LN Triệu
Hải lớn 0,0 6,7 10,0
Thị trường gỗ Keo tăng giá 0,0 6,7 6,7
Tách hộ 3,3 0,0 0,0
Dễ bán cho người khác 0,0 0,0 0,0
Đất của HGĐ khai hoang từ lâu
nhưng không được thừa nhận 3,3 3,3 6,7
Tham lam muốn chiếm đất 6,7 3,3 6,7
Nghe xúi giục từ người khác 3,3 6,7 3,3
Công ty LN Triệu Hải liên kết với
người ngoài địa phương sản xuất 0,0 3,3 10,0
Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018 3.5.2.2. Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp tại thôn Tân Mỹ
Bảng 3.15: Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp tại thôn Tân Mỹ
Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp
Vị trí lấn chiếm/tranh chấp
Đất/
rừng của HGĐ
(%)
Đất trống của Công ty LN Triệu Hải bỏ hoang (không
trồng rừng trong một thời gian khá
dài) (%)
Diện tích rừng trồng của Công ty LN Triệu Hải vừa khai thác rừng (chưa kịp trồng lại)
(%)
Thiếu đất sản xuất 3,3 50,0 6,7
Ranh giới không rõ ràng 6,7 13,3 0,0
Hộ gia đình bỏ hoang 0,0 0,0 0,0
Công ty LN Triệu Hải bỏ hoang 0,0 66,7 6,7
DT đất/rừng của Công ty LN Triệu
Hải lớn 0,0 60,0 10,0
Thị trường gỗ Keo tăng giá 3,3 40,0 6,7
Tách hộ 0,0 6,7 3,3
Dễ bán cho người khác 0,0 3,3 0,0
Đất của HGĐ khai hoang từ lâu
nhưng không được thừa nhận 6,7 20,0 3,3
Xích mích giữa hai gia đình từ trước 3,3 0,0 0,0
Tham lam muốn chiếm đất 3,3 13,3 6,7 Công ty LN Triệu Hải liên kết với
người ngoài địa phương sản xuất 0,0 33,3 10,0
Rừng của cán bộ nhiều, người dân
không có 0,0 40,0 6,7
Chính quyền không giải quyết dứt
điểm 0,0 23,3 3,3
Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018 3.5.2.3. Nhận xét
* Nguyên nhân mâu thuẫn giữa các hộ gia đình với nhau
Qua điều tra cho thấy nguyên nhân mâu thuẫn giữa các hộ gia đình với nhau chủ yếu do ranh giới không rõ ràng, chưa múc hào phân định ranh giới. Mặt khác do diện tích đất rừng lớn, đi lại khó khăn hơn nên người dân chỉ thỉnh thoảng lên rừng của mình vào các đợt chăm sóc tỉa dặm, bón phân hoặc khi thu hoạch nên cũng không nhớ chính xác ranh giới của mình đến đâu.
* Nguyên nhân mâu thuẫn giữa các hộ trong thôn và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
Đây là mâu thuẫn lớn nhất trong sử dụng rừng và đất rừng sản xuất ở xã Hải Lệ - thị xã Quảng Trị. Mâu thuẫn xảy ra do các nguyên nhân sau:
a) Thiếu đất sản xuất, DT đất/rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải lớn
Đây là nguyên nhân chính gây nên mâu thuẫn đất đai tại địa phương. Người dân cho rằng diện tích đất lâm nghiệp của xã lớn, tuy nhiên Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải và BQL RPH lưu vực sông Thạch Hãn lại chiếm phần lớn diện tích, đất của hộ gia đình rất ít.
Tổng diện tích Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải và BQL RPH lưu vực sông Thạch Hãn đang sử dụng và quản lý trên địa bàn xã Hải Lệ là 3.751,16 ha. Trong khi đó, đất của hộ gia đình sử dụng chỉ 374,22 ha. Tuy nhiên số diện tích này cũng chỉ nằm trong tay của một số cá nhân trong và ngoài xã, còn lại đa số các hộ dân địa phương lại không có rừng hoặc có thì cũng rất ít.
Trong bối cảnh như vậy, để duy trì sinh kế người dân buộc phải “lấn chiếm”
diện tích đất của Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải. Thiếu đất sản xuất người dân đi lấn
chiếm các diện tích đất Công ty bỏ hoang và diện tích Công ty vừa khai thác xong chưa kịp trồng lại.
b) Bất công trong sử dụng đất
Qua điều tra, ngoài một số hộ đã có đất rừng nhưng vẫn lấn chiếm đất của Công ty do lòng tham thì đa số còn lại là những hộ chưa có rừng hoặc nếu có thì diện tích cũng không nhiều. Các hộ cho rằng Công ty đã chiếm phần lớn diện tích đất rừng của xã mà không liên kết sản xuất với người dân địa phương, tạo thu nhập cho người dân địa phương mà lại liên doanh, liên kết sản xuất với người ngoài địa phương nên đã gây bất bình trong dân.
Ngoài ra có một số diện tích được Công ty khoán riêng cho cán bộ Công ty trồng, ăn chia theo tỷ lệ nên đã gây dư luận trong dân. Một số hộ thực hiện hành vi lấn chiếm nhằm mục đích muốn được Công ty liên kết sản xuất, nộp tỷ lệ như cán bộ Công ty, tăng thu nhập cho gia đình.
c) Thị trường nông sản đặc biệt là gỗ keo tăng giá
Trước đây vào những năm trước 2008 khi giá trị cây gỗ chưa cao, việc trồng rừng còn gặp nhiều khó khăn thì đa số người dân không quan tâm, mặn mà với việc trồng rừng, thậm chí có nhiều hộ được Nhà nước giao đất rừng để sản xuất, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc thì hộ gia đình lại không sử dụng, chuyển nhượng cho người khác. Ngày nay cây gỗ có giá trị lớn, trồng rừng mang lại thu nhập cao nên nhiều hộ đi lấn chiếm đất rừng để sản xuất.
Mặt khác, do việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới thị trường nông sản hàng hóa ở địa bàn trong thời gian gần đây tạo điều kiện cho việc nâng cao thu nhập cho nhiều người. Tiếp cận và kiểm soát đất đai trở thành cơ hội nâng cao thu nhập cho những người nắm giữ quyền này. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về đất lâm nghiệp tại địa phương.
d) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp quản lý còn lỏng lẻo
Trong thời gian qua, sự kiểm soát của Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải về đất đai còn lỏng lẻo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấn chiếm đất của người dân. Hơn nữa, có một số trường hợp lấn chiếm Công ty không giải quyết dứt điểm nên đã tạo điều kiện cho các hộ khác cũng lên lấn chiếm.
đ) Rừng của cán bộ nhiều, người dân lại không có rừng
Qua điều tra cho thấy nhiều hộ gia đình có ý kiến nguyên nhân họ đi lấn chiếm là do rừng của cán bộ xã/ngoài xã ở địa phương nhiều, trong khi đó thì người dân lại không có. Do đó đã gây mâu thuẫn, bất bình trong dân.
e) Chính quyền địa phương không giải quyết dứt điểm.