Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.8. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ/ GIẢM THIỂU MÂU THUẪN
Theo điều 202 Luật đất đai 2013 thì cơ chế giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hòa giải là cơ chế được ưu tiên và lựa chọn đầu tiên. Con đường hòa giải có thể do hai bên thương lượng hoặc thông qua cơ quan hòa giải được quy định như sau:
Hình 3.6: Sơ đồ cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai KHI CÓ TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI XẢY RA
BƯỚC 1
CÁC BÊN TỰ HÒA GIẢI
BƯỚC 2
CÁC BÊN TỰ HÒA GIẢI
HÒA GIẢI THÀNH
CÁC BÊN TỰ NGUYỆN THI HÀNH
HÒA GIẢI KHÔNGTHÀNH
KHỞI KIỆN RA TÒA
HÒA GIẢI CỦA TÒA ÁN
HÒA GIẢI THÀNH
TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN SỰ
THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN
HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH
XÉT XỬ SƠ THẨM
CÁC BÊN ĐỒNG Ý VỚI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN
BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM CÓ
HIỆU LỰC THI HÀNH
YÊU CẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIẢI QUYẾT
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
RA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT
YÊU CẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIẢI QUYẾT
KHÁNG CÁO
XÉT XỬ PHÚC THẨM
3.8.2. Các giải pháp hạn chế/ giảm thiểu mâu thuẫn
Để sử dụng rừng và đất rừng hiệu quả cần thực hiện các giải pháp sau:
3.8.2.1. Đối với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
- Công tác tuyên truyền: Công ty phối hợp với chính quyền địa phương, Trạm kiểm lâm tổ chức họp cụm dân cư để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và phát triển rừng. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ trả lại đất lấn chiếm; đồng thời thống nhất mức hỗ trợ Công ty đưa ra.
- Công tác quản lý: Công ty cần tăng cường công tác quản lý chặt chẽ diện tích được giao. Đồng thời giải quyết dứt điềm các trường hợp lấn chiếm đã xảy ra, cương quyết không để xảy ra thêm tình trạng lấn chiếm rừng và đất rừng của Công ty.
- Rà soát, cắm mốc xác định lại ranh giới cụ thể của Công ty, đặc biệt là những vùng sát với đất của hộ gia đình.
- Tiếp tục bàn giao cho địa phương quản lý một số diện tích để giao cho nhân dân sản xuất nhằm nâng cao đời sống cho người dân.
- Nghiên cứu, xem xét việc liên kết sản xuất với người dân địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
3.8.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách
1. Cần có các chính sách hỗ trợ cho người dân xã Hải Lệ
- Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho người dân, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản.
- Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng.
2. Nghiên cứu cơ chế chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho các chủ rừng quản lý, bảo vệ rừng được phát triển kinh tế dựa vào rừng mình đang quản lý, chăm sóc để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Ðối với việc quản lý, sử dụng rừng sản xuất và rừng tự nhiên cần có cơ chế, chính sách phù hợp từng đối tượng. Cần điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động chế biến sử dụng rừng nguyên liệu từ khai thác rừng của Công ty, để xây dựng phương
hướng và giải pháp phát triển; nghiên cứu, đầu tư công nghệ chế biến nguyên liệu phù hợp để sản phẩm có thương hiệu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
3.8.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
1. Trước hết, cần thực hiện rà soát, đo đạc trên thực địa, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương; cắm mốc, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho người dân trên địa bàn xã.
2. Thực hiện kiểm kê, định giá lại tài sản doanh nghiệp, xác định giá trị của rừng trồng để đưa vào cơ cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp.
3. Thí điểm cổ phần hóa rừng trồng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc vốn do Nhà nước làm đại diện gắn với việc thực hiện thuê đất theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần đề ra kế hoạch, tập trung rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng đất của Công ty; kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với những diện tích có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai; hoàn thành dứt điểm việc quy hoạch, sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, cắm mốc ranh giới và cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính để quản lý.
5. Rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật về đất đai liên quan nông nghiệp nói chung, lâm nghiệp nói riêng, kiện toàn và bổ sung đầy đủ các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các chủ rừng.
6. Quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp; phân biệt rõ được loại hình lâm trường thực hiện nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về rừng.
7. Những diện tích rừng tự nhiên còn lại thì giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tự đầu tư kinh doanh (khoanh nuôi, tái sinh) và hưởng lợi từ kết quả sản xuất, kinh doanh nghề rừng.
8. Diện tích đất hoang hóa và đất khác, đất sử dụng không có hiệu quả của chủ rừng thì chính quyền địa phương thu hồi để giao, cho các đối tượng thuê theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.