CÁC HOẠT ĐỘNG DỰA VÀO RỪNG CỦA CÁC THÔN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất giữa người dân xã hải lệ và công ty tnhh mtv lâm nghiệp triệu hải (Trang 49 - 54)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG DỰA VÀO RỪNG CỦA CÁC THÔN NGHIÊN CỨU

3.3.1. Tình hình cơ bản của thôn nghiên cứu 3.3.1.1. Tình hình cơ bản của thôn Như Lệ a) Đặc điểm tình hình chung

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Sông Thạch Hãn; phía Nam giáp thôn Tân Lệ, Phước Môn; phía Đông giáp thôn Tích Tường; phía Tây giáp thôn Tân Mỹ

Dân số: Tổng số hộ: 423 hộ; tổng số nhân khẩu: 1734 nhân khẩu, trong đó nam 837, nữ 897; số người trong độ tuổi lao động: 817 người. Số hộ nghèo: 16 hộ.

Ngành nghề: Chủ yếu là chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và một số kinh doanh dịch vụ.

b) Thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính quyền, Mặt trận đoàn thể, ban ngành từ xã đến thôn, sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, các chế độ, chính sách của Nhà nước được quan tâm đúng mức, sự phấn đấu nổ lực tự giác vươn lên của nhân dân cán bộ trong thôn vượt qua mọi khó khăn thử thách để giành thắng lợi trong nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng.

Là một thôn trung tâm của xã, địa hình tương đối bằng phẳng, dân cư sống tập trung nên thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề thương mại, kinh doanh, dịch vụ. Ngoài ra đời sống kinh tế của người dân trong thôn tương đối phát triển, trình độ dân trí cao so với các thôn khác trong xã nên rất thuận lợi để xây dựng thôn, khu dân cư kiểu mẫu trong tiến trình xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

* Khó khăn

Ngành nghề chủ yếu của thôn là chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích của thôn tương đối ít, dân cư lại sống tập trung nên phần lớn ngành nghề chăn nuôi ở thôn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư nên đã gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ còn tư tưởng trông chờ ỷ lại đặc biệt những hộ mới tách, hộ thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế.

3.3.1.2. Tình hình cơ bản của thôn Tân Mỹ a) Đặc điểm tình hình chung

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Hồ Đập Trấm; phía Nam giáp thôn Tân Lệ; phía Đông giáp thôn Như Lệ; phía Tây giáp Sông Thạch Hãn.

Dân số: Tổng số hộ: 173 hộ; tổng số nhân khẩu: 650 nhân khẩu, trong đó nam 310, nữ 340; số người trong độ tuổi lao động: 385 người; số hộ nghèo: 05 hộ.

Ngành nghề: Chủ yếu là chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.

b) Thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính quyền, Mặt trận đoàn thể, ban ngành từ xã đến thôn, sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, các chế độ, chính sách của Nhà nước được quan tâm đúng mức, sự phấn đấu nổ lực tự giác vươn lên của nhân dân cán bộ trong thôn vượt qua mọi khó khăn thử thách để giành thắng lợi trong nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng.

* Khó khăn

So với thôn Như Lệ thì thôn Tân Mỹ có địa hình phức tạp hơn, địa hình đồi núi, dân cư sống tập trung theo từng vùng, kinh tế, đời sống của nhân dân phát triển chậm hơn.

Còn một số hộ còn tư tưởng trông chờ ỷ lại đặc biệt những hộ mới tách, hộ thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng đều, nhiều thanh niên chưa có tay nghề và việc làm ổn định.

3.3.2. Hoạt động sinh kế và an toàn lương thực

Bảng 3.7:: Hoạt động sinh kế tại địa bàn nghiên cứu

Hoạt động sinh kế Thôn Như Lệ (%) Thôn Tân Mỹ (%)

Trồng lúa nước 76,7 83,3

Làm vườn 40,0 50,0

Chăn nuôi 66,7 56,7

Nuôi và đánh bắt cá 10,0 6,7

Trồng rừng 60,0 83,3

Buôn bán 40,0 30,0

Làm thuê 13,3 10,0

Khác ( lương, phụ cấp) 33,3 26,7

Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018

Qua bảng số liệu ta có thể thấy được những hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân là trồng lúa nước, chăn nuôi và trồng rừng. Riêng thôn Như Lệ, do là thôn trung tâm nên còn có hoạt động buôn bán cũng tương đối phát triển hơn các thôn khác. Thôn Tân Mỹ sống gần rừng hơn nên hoạt động trồng rừng cũng phát triển hơn. Những hoạt động còn lại chỉ hỗ trợ thêm thu nhập cho người dân ở hai thôn.

Bảng 3.8: Tình trạng thu nhập hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu Mức độ an toàn

Thu nhập

Tích lũy (%)

Đủ ăn (%)

Thiếu ăn (%)

Dưới 3 tháng

Từ 4-6 tháng

Trên 7 tháng

Thôn Như Lệ 20,0 76,7 3,3 0 0

Thôn Tân Mỹ 13,3 83,4 3,3 0 0

Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tích lũy Đủ ăn Thiếu dưới 3 tháng

Thôn Như Lệ Thôn Tân Mỹ

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh tình trạng thu nhập hộ gia đình của 2 thôn Như Lệ và Tân Mỹ

Qua biểu đồ ta thấy, tỷ lệ đủ ăn của cả 2 thôn là rất cao chứng tỏ nền kinh tế người dân ở địa bàn tương đối ổn định, tình trạng đói nghèo được hạn chế. 2 thôn có tỷ lệ thiếu ăn bằng nhau (3,3%), tuy nhiên tỷ lệ tích lũy của thôn Như Lệ cao hơn thôn Tân Mỹ. Qua đó cho thấy mức sống của thôn Như Lệ cao hơn thôn Tân Mỹ.

* Giải pháp khắc phục hậu quả khi thiếu ăn.

Thông thường, người dân ở địa bàn nghiên cứu thường đủ ăn và có tích lũy, tình trạng đói kém hạn chế. Tuy nhiên, một số gia đình nghèo, chủ yếu là người già cả có tình trạng thiếu ăn, đặc biệt là vào tháng 2, 3, 4. Nguyên nhân chủ yếu là khoảng thời gian này các sản phẩm nông nghiệp chưa vào mùa vụ, chứng tỏ người dân sống phụ thuộc rất lớn vào nguồn lương thực tại chỗ của nền nông nghiệp tại địa phương. Để khắc phục tình trạng thiếu ăn này nhiều hộ gia đình thì vẫn tiếp tục trồng sắn, ngô phục vụ bữa ăn hằng ngày, một số hộ đi làm thuê hay vay mượn họ hàng.

3.3.3. Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng

Bảng 3.9: Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng thôn Như Lệ

Hoạt động

Tỷ lệ % giữa các loại rừng Mục đích sử dụng (%)

Hộ gia đình

Rừng cộng đồng thôn

Rừng của BQLRPH lưu vực sông Thạch

Hãn

Rừng của Công ty TNHH MTV

Lâm nghiệp Triệu Hải

Bán Sử

dụng Khác

Canh tác

nương rấy 50,0 0 0 0 0 50 0

Thu hái

lâm sản 10,0 0 3,3 6,7 6,7 13,3 0

Săn, bắt động vật rừng

13,3 0 3,3 6,7 16,7 6,7 0

Phát để

trồng rừng 43,3 0 0 16,7 60,0 0 0

Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018

Qua điều tra, ta thấy tỷ lệ vào các loại rừng của người dân thôn Như Lệ khá chênh lệch. Thôn không có rừng cộng đồng, người dân chủ yếu vào rừng của hộ gia đình để canh rác nương rẫy, thu hái lâm sản, săn bắt động vật rừng và phát để trồng rừng. Ngoài vào rừng của hộ gia đình thì người dân chủ yếu vào rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải để thực hiện các hoạt động sinh kế, đặc biệt là phát để trồng rừng. Đây chủ yếu là diện tích Công ty không sử dụng trong thời gian dài nên người dân đã nên người dân đã vào phát để trồng rừng; ngoài ra còn có một số diện tích Công ty mới khai thác xong chưa kịp trồng lại thì người dân đã tự ý vào trồng cây. Những hộ này đã bị lập biên bản vi phạm; đồng thời buộc thu hồi cây trên đất để giao trả đất cho Công ty. Tuy nhiên các hộ vẫn không chấp hành. Bên cạnh đó cũng có một số ít người dân vào rừng của BQL RPH lưu vực sông Thạch Hãn để thực hiện các hoạt động sinh kế, tuy nhiên tỷ lệ không cao. Mục đích sử dụng chủ yếu để bán và sử dụng trong gia đình.

Bảng 3.10: Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng thôn Tân Mỹ

Hoạt động

Tỷ lệ % giữa các loại rừng Mục đích sử dụng (%)

Hộ gia đình

Rừng cộng đồng thôn

Rừng của BQLRPH lưu vực

sông Thạch

Hãn

Rừng của Công ty

TNHH MTV Lâm

nghiệp Triệu Hải

Bán Sử

dụng Khác

Canh tác 56,6 0 0 0 23,3 33,3 0

nương rấy

Thu hái

lâm sản 13,3 0 3,3 3,3 3,3 10,0 0

Săn, bắt động vật rừng

10,0 0 3,3 6,7 10,0 6,7 0

Phát để

trồng rừng 46,7 0 0 76,7 83,3 0 0

Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2018

Qua điều tra cho thấy, bên cạnh việc vào rừng của hộ gia đình để canh tác nương rẫy, thu hái lâm sản, săn bắt động vật rừng, phát trồng rừng thì người dân thôn Tân Mỹ chủ yếu vào rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải để thực hiện các hoạt động sinh kế, đặc biệt là phát để trồng rừng. Tỷ lệ người dân thôn Tân Mỹ vào rừng của Công ty để phát trồng rừng chiếm tỷ lệ cao (76,7%). Đây chủ yếu là diện tích Công ty không sử dụng trong thời gian dài nên người dân đã nên người dân đã vào phát để trồng rừng; ngoài ra còn có một số diện tích Công ty mới khai thác xong chưa kịp trồng lại thì người dân đã tự ý vào trồng cây. Những hộ này đã bị lập biên bản vi phạm; đồng thời buộc thu hồi cây trên đất để giao trả đất cho Công ty. Tuy nhiên các hộ vẫn không chấp hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất giữa người dân xã hải lệ và công ty tnhh mtv lâm nghiệp triệu hải (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)