CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Những nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới xác định : đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn.

- Theo Vũ Ngọc Tuyên (1994), đất trồng trọt trên thế giới chiếm xấp xỉ 10%

tổng diện tích đất đai, trong đó: có 46% đất có khả năng trồng trọt, vậy còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác (Đào Thế Tuấn (1987), Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng).

* Tình hình nghiên cứu ở một số nước

Thái Lan: Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.

Philippin: Tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.

Trung Quốc: Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định như chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

1.3.2. Những nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

* Các công trình nghiên cứu phân vùng, quy hoạch, đánh giá đất

- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995); kết quả cho thấy Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đai (Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1995), Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam).

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) (Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền);

- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO của Nguyễn Đình Bồng (1995); kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 loại hình sử dụng đất chính với 32 loại sử dụng đất; 56 hệ thống sử dụng đất nông lâm nghiệp (trong đó đã lựa chọn 38 hệ thống sử dụng đất nông lâm nghiệp và xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất chính) (Nguyễn Đình Bồng (1995), Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO).

* Các công trình nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); kết quả nghiên cứu cho thấy ĐBSH được phân chia thành 08 vùng và 13 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp có chung về đặc tính như đất đai, khí hậu, địa hình, cây trồng nông nghiệp (Cao Liêm và cộng sự (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSH).

- Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Đào Thế Tuấn (1987); kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống nông nghiệp của vùng đồng bằng Sông Hồng chủ yếu là lúa và các cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày khác (Đào Thế Tuấn (1987), Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng).

- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải Hưng của Vũ Thị Bình (1993); kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều mô hình luân canh 3 – 4 vụ trong một năm cho hiệu quả kinh tế cao. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp (Vũ Thị Bình (1993), Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng).

- Đánh giá kinh tế đất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng của Quyền Đình Hà (1993); kết quả nghiên cứu cho thấy vị trí, vai trò giá trị kinh tế đất lúa 06 vùng đất chính của Đồng bằng Sông Hồng (Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH).

- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên của Hà Học Ngô và các cộng sự (1999); kết quả nghiên cứu cho thấy trên đất vùng úng, trũng Phụng Công huyện Châu Giang, tỉnh

Hưng Yên có thể áp dụng mô hình trồng lúa, các loại cây rau màu (Hà Học Ngô, Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Ích Tân, Vũ Thị Bình, Đỗ Thị Tám (1999), Đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp vùng Châu Giang - Hưng Yên).

* Các công trình nghiên cứu khác có liên quan

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của: Đỗ Văn Viện, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Tô Dũng Tiến, Nguyễn Huy Cường, Hoàng Văn Khẩn....

- Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên (Nguyễn Ích Tân (2000), Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng).

- Từ năm 1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế vì sự phát triển (CIRAD) và các thành viên khác như Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Viện Nghiên cứu vì sự phát triển (IRD) trong việc thực hiện dự án cho các hệ thống nông nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (dự án SAM), dự án này đặc biệt chú trọng vào công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trên đất dốc bền vững như biện pháp gieo ủ hạt trực tiếp trên mặt đất, bảo vệ lớp bề mặt đất, ruộng bậc thang có che phủ, biện pháp thâm canh, luân canh,...

Các hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp gồm các loại cây ngắn ngày, cây lưu niên (cây ăn quả, cây lâm nghiệp) và cỏ chăn nuôi nhằm phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Một số giống cỏ như cỏ voi đã được công nhận đưa vào hệ thống nông lâm nghiệp nhằm phát triển ngành chăn nuôi đồng thời tránh được sự khai thác chồng chéo giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp (Lê Thái Bạt (2008), Thoái hóa đất và sử dụng đất bền vững).

1.3.3. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Sơn

Nông nghiệp xã Đông Sơn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của xã theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Nền nông nghiệp của xã trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã năm đạt 17,247 tỷ đồng (giá cố định năm 2015), năm 2019 đạt 31,194 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 28,916 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 2,278 tỷ đồng, cơ

cấu kinh tế nông nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong xã và một phần cung cấp cho thị trường. Tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa, các loại cây hoa, các loại cây cảnh hàng hoá đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Chăn nuôi phát triển đều và có tốc độ tăng cao.

Xã Đông Sơn có tiềm năng đất đai, lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất; trong khi việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của xã. Vì vậy, xã Đông Sơn cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của xã, nhằm nâng cao hiệu quả trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)