CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA XÃ
3.3.4. Đánh giá hiệu quả môi trường
Bảng 3.21. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng tại 3 vùng nghiên cứu
Cây trồng
Lượng phân bón kg/ha/vụ Bình quân
N.P.K Đạm Lân Kali Phân
hữu cơ Vùng 1
Lúa Đông xuân 317,33 240 700 240 2000
Lúa Hè thu 317,33 240 700 240 2000
Rau các loại 0 0 0 0 3500
Ngô - rau 0 0 0 0 4000
Keo, tràm 0 0 0 0 0
Vùng 2
Lúa Đông xuân 317.33 240 700 240 2000
Lúa Hè thu 317,33 240 700 240 2000
Rau các loại 0 0 0 0 3000
Ngô - rau 0 0 0 0 2800
Keo, tràm 0 0 0 0 0
Vùng 3
Lúa Đông xuân 317,33 240 700 240 2000
Lúa Hè thu 317,33 240 700 240 2000
Rau các loại 0 0 0 0 2950
Ngô - rau 0 0 0 0 2700
Keo, tràm 0 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, tháng 12/2019)
Số liệu ở Bảng 3.21 cho thấy, mức độ đầu tư và sử dụng phân bón cho các loại cây lương thực và cây rau màu ở mức bình thường.
Thực tế, việc sử dụng phân bón của người dân tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Người dân mới chỉ quan tâm đến sử dụng phân đạm, ít quan tâm đến lân và kali, tỷ lệ N : P : K mất cân đối. Do vậy cần phải có những hiểu biết nhất định về các định luật phân bón: định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đối dinh dưỡng và định luật về hiệu suất sử dụng phân bón [8].
Để thăm dò mức đầu tư phân bón và xác định ảnh hưởng của nó đến môi trường tác giả tiến hành tổng hợp phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón. Kết quả được đem so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối cho các cây trồng của Nguyễn Văn Bộ (2000) [3]. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.22. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
STT Cây trồng
Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn (*) N
(kg/ha) P (kg/ha)
K (kg/ha)
Phân chuồng (kg/ha)
N (kg/ha)
P2 05
(kg/ha)
K20 (kg/ha)
Phân chuồng (tấn/ha) 1 Lúa đông xuân 240 700 240 2000 120-130 80-90 30-60 8000-10000 2 Lúa hè thu 240 700 240 2000 80-100 50-60 0-30 6000-8000 3 Rau các loại 0 0 0 3500 20-30 60-90 30-60 -
4 Ngô - rau 0 0 0 4000 60-70 30-40 60-70 -
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra;
(*) Theo tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý của Nguyễn Văn Bộ (2000) Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.22 cho thấy:
- Tỷ lệ bón phân N:P:K đối với mỗi cây trồng là khác nhau, tỷ lệ bón phân không cân đối. Đây là lý do ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Từ đó dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng tăng.
Tỷ lệ bón phân cân đối N:P:K là 1:0,49:0,29. Yêu cầu thông thường phải đạt 1:0,5:0,3. Mức bón chung ở Việt Nam là 1:0,3:0,1. Mức bón ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1:0,6:0,5. Hiện nay, người dân đã đưa Kali vào sử dụng rộng rãi hơn.
Như vậy, so với thông thường mức bón phân cho cây trồng ở xã Đông Sơn đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên để hướng tới một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh và bền vững thì hướng sử dụng phân bón cân đối nên đạt N:P:K ở tỷ lệ 1:0,6:0,5.
- Mức độ đầu tư phân bón các cây trồng trong xã là khác nhau và làm ảnh hưởng tới đất sản xuất, cụ thể:
+ Lân là loại phân hoá học được dùng nhiều. Để đạt năng suất cao và rút ngắn thời gian thu hoạch, người nông dân thường bón nhiều lân cho lúa nước. Việc bón nhiều đạm là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất do thừa đạm.
+ Hầu hết các cây trồng dùng hàm lượng đạm, lân và kali đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
- Đặc biệt, lượng phân hữu cơ đã được sử dụng nhiều trong canh tác trồng trọt.
Việc sử dụng phân hữu cơ trong việc canh tác sẽ làm tăng thêm chất hữu cơ cho đất, tạo nhiều mùn trong đất và đồng thời sẽ làm tăng thêm độ tơi xốp cho đất …
Tóm lại, xét tổng lượng phân bón tỉ lệ N:P:K thì các hộ dân sử dụng đều vượt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, xét trên từng cây trồng cụ thể, tỷ lệ này vẫn chưa cân đối. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất lâu bền phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ bón phân N:P:K cân đối cho từng cây trồng. Để đánh giá chính xác về sự ảnh hưởng của phân bón đến môi trường cần được nghiên cứu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu.
Bên cạnh yếu tố sử dụng phân bón thì vấn đề thuốc bảo vệ thực vật đang là vấn đề quan tâm hiện nay đối với bà con nông dân. Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp tồn tại một số vấn đề như: tình hình sâu bệnh có diễn biến phức tạp do yếu tố thời tiết và do tình trạng quen thuốc dẫn đến lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều hơn so với trước kia. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của nhân dân tràn lan không kiểm soát được về liều lượng cũng như chất lượng chủng loại thuốc. Việc sử dụng thuốc trừ sâu tuy có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhưng thực tế nông dân vẫn sử dụng theo kiểu định kỳ khi phát hiện sâu bệnh; Nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục cho phép vẫn được sử dụng... Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có sự kiểm soát dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản.
Tuy sự ô nhiễm này chưa lớn nhưng đã bắt đầu thấy những dấu hiệu xảy ra cục bộ như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí... Để hạn chế được những tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng.
* Đánh giá nhận xét chung:
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận xét như sau:
- Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tương đối cao. Một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra nhiều việc làm với giá trị ngày công lao động lớn, đó là: LUT keo, tràm, LUT chuyên rau màu, ngô - rau.
- Hiện nay, công thức luân canh của nông dân rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Diện tích gieo trồng ngày càng tăng góp phần nâng cao mức thu nhập và mức sống của nhân dân. Trên địa bàn xã đã hình thành vùng chuyên canh như: vùng chuyên lúa nước, vùng chăn thả đàn gia súc tại Thôn Loah – Ta Vai, Ka Vá. Thời gian tới, xã tiếp tục hỗ trợ cho các hộ xây dựng vùng chăn thả gia súc có quy mô tập trung, mở rộng diện tích cây rau màu đưa nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là tiền đề để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân.
- LUT cây lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế khá cao, việc áp dụng LUT này rất phổ biến, tuy nhiên, LUT này yêu cầu đầu tư tương đối lớn về vốn và áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Việc sử dụng phân bón mất cân đối; thuốc BVTV không hợp lý và thiếu sự kiểm soát cùng với nguồn nước tưới bị ô nhiễm. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, sự phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng nông sản.
Qua kết quả điều tra những khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình, cùng ý kiến của cán bộ chuyên môn tại địa phương đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp xã Đông Sơn đó là:
Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội
Giá cả nông sản đầu ra và giá vật tư đầu vào đang là vấn đề mà nông dân quan tâm. Giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân. Cùng với đó, các thể chế chính sách (kinh tế, đất đai, các chính sách hỗ trợ…) cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (quan trọng nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, chợ).
Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Hiệu quả kinh tế của cây trồng ở các vùng khác nhau thì có hiệu quả kinh tế khác nhau. Hầu hết các cây trồng trong xã đều có hiệu quả kinh tế khác nhau giữa các thôn tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn. Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên có mối quan hệ mật thiết đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Việc bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất, mỗi vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa. Mặt khác, việc bố trí phù hợp cây trồng với điều kiện tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất và môi trường.
Nhóm yếu tố về tổ chức sản xuất kỹ thuật
Theo kết quả đánh giá hiệu quả môi trường, với một số cây trồng sử dụng phân bón không cân đối; sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan không có sự kiểm soát... gây khó khăn cho phát triển sản xuất hàng hoá, vì:
- Việc sử dụng phân bón không cân đối, gây thoái hoá đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
- Sử dụng thuốc BVTV vượt tiêu chuẩn cho phép ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nông sản. Khi nông sản có chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến giá cả, thị trường và thương hiệu của sản phẩm.
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ ĐÔNG SƠN