ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Quỹ đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Số liệu được thu thập, tổng hợp đánh giá từ năm 2015-2019

- Không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp của xã Đông Sơn.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất nông nghiệp của xã Đông Sơn trong giai đoạn 2015-2019

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã Đông Sơn.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Đông Sơn.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Xã có 3 vùng với 3 thôn bao gồm: thôn Loah – Ta Vai, nằm ở phía phía Đông Bắc của xã; thôn Tru – Chaih nằm ở phía Tây của xã; thôn Ka Vá nằm ở phía Đông Nam của xã. Đề tài đã chọn cả 3 thôn làm các điểm nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp từ các niên giám thống kê huyện và xã, các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và các báo cáo liên quan khác tại các cơ quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã Đông Sơn.

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành đi thực địa, điều tra nhanh và phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân: điều tra theo câu hỏi chuẩn bị sẵn, tổ chức thảo luận nhóm. Đề tài sử dụng công thức chọn mẫu của Slovin (Estela, 1995) để tính số lượng mẫu điều tra dựa trên tổng số hộ dân làm ngành nghề nông nghiệp xã.

n = N / (1 + N * e2) Trong đó:

n: là cỡ mẫu

N: là tổng số hộ làm nông nghiệp e: là sai số cho phép

Ở đây, ta lựa chọn độ tin cậy là 90%, vì vậy e = 10%

Qua thu thập số liệu, tổng dân số là 1.494 người, có 394 hộ và có 100% hộ đều có hoạt động nông nghiệp. Sử dụng công thức trên, tính được n = 80 hộ. Để chắc chắn, đề tài đã chọn 90 hộ để điều tra (mỗi thôn 30 hộ).

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

- Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu:

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất).

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu,…)

*Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:

+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là giá trị mới tạo ra trong qúa trình sản xuất được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian

GTGT = GTSX – CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động: thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất và từng loại cây trồng, để so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.

GTNC = GTGT/LĐ

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành. Các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Hiệu quả xã hội: Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: mức thu hút lao động giải quyết việc làm, giá trị ngày công lao động của từng kiểu sử dụng đất.

* Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu như sau:

- Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp với dữ liệu thứ cấp.

- Sử dụng phần mềm Excel để nhập và xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)