CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA XÃ
3.3.1. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp của xã
Theo số liệu Thống kê đất đai năm 2019, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại tại xã Đông Sơn được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 2019 của vùng nghiên cứu
STT Loại đất
Mã loại đất
Thôn Loah – Ta Vai
Thôn Tru - Chaih
Thôn Ka Vá Diện
tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 389,25 100,00 258,66 100 249,07 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 63,75 16,38 58,76 22,72 49,32 19,80 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 56,75 14,58 52,76 20,40 46,32 18,60 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7,00 1,80 6,00 2,32 3,00 1,20 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,50 0,39 1,90 0,73 0,75 0,30 1.3 Đất rừng trồng sản xuất RSX 324 83,24 198 76,55 199 79,90 (Nguồn: UBND xã Đông Sơn, 2019)
Hình 3.5. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu
Từ bảng 3.8 và hình 3.5 ở trên cho thấy, cả ba thôn trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu là sử dụng đất trồng rừng sản xuất chiếm tỷ trọng cao, đất sản xuất nông nghiệp ỏ mức vừa phải, còn lại số ít là sử dụng vào đất trồng cây lâu năm và rất ít nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn xã đều không có đất nông nghiệp khác.
Trong đất nông nghiệp, chủ yếu là sử dụng đất trồng trồng rừng sản xuất vì độ phì nhiêu của đất kém, độ chua cao, ít phù hợp để trồng cây hàng năm và lâu năm. Một số diện tích có thành phần cơ giới trung bình, độ chua trong đất từ ít chua đến trung tính, đạm, lân tổng số và có mùn khá, tỉ lệ sử dụng đất thấp rất thích hợp cho các loại hàng năm. Đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất ít.
3.3.1.2. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại thôn nghiên cứu
* Vùng 1: Thôn Loah – Ta Vai
Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của vùng được thể hiện như sau:
Bảng 3.9. Các loại hình sử dụng đất vùng 1
Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích đất nông nghiệp 389,25 100,00
1. Chuyên lúa 31,5 8,24 1. Lúa đông xuân – lúa hè thu
2. Chuyên màu 25,25 6,61 2. Rau các loại 3. Ngô - Rau
3. Đất trồng rừng sản xuất 324,00 84,76
4. Keo, Tràm
5. Keo, Tràm – Chăn nuôi gia súc 4. Đất nuôi trồng thủy sản 1,50 0,39 6. Cá
(Nguồn: UBND xã Đông Sơn và tổng hợp điều tra tháng 12/2019) Số liệu điều tra ở Bảng 3.9 cho thấy, loại hình sử dụng đất chính của vùng 1 (Thôn Loah – Ta Vai) chủ yếu là chuyên trồng rừng sản xuất kết hợp với chăn thả gia súc dưới tán rừng, với diện tích 324 ha, chiếm 83,24% diện tích đất nông nghiệp. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm diện tích tương đối cao với 31,5 ha khoảng 8,24 % diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là lúa 2 vụ (Đông xuân - Hè thu). Loại hình sử
dụng đất chuyên màu chiếm diện tích tương đối với diện tích 25,25 ha, khoảng 6,61%
diện tích đất nông nghiệp của thôn, chủ yếu là rau các loại. Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích nhỏ nhất là 1,5 ha chiếm khoảng 0,39% diện tích đất nông nghiệp.
* Vùng 2: Thôn Tru - Chaih
Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của vùng được thể hiện trong bảng 3.10 dưới đây:
Bảng 3.10. Các loại hình sử dụng đất vùng 2
Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích đất nông nghiệp 258,66 100,00
1. Chuyên lúa 21,40 8,47 1. Lúa đông xuân – lúa hè thu 2. Chuyên màu 31,36 12,41 2. Rau các loại
3. Ngô - Rau 3. Đất trồng rừng sản xuất 198,00 78,37
4. Keo, Tràm
5. Keo, Tràm – Chăn nuôi gia súc 4. Đất nuôi trồng thủy sản 1,90 0,75 6. Cá
(Nguồn: UBND xã Đông Sơn và tổng hợp điều tra tháng 12/2019) Số liệu điều tra ở Bảng 3.10 cho thấy, loại hình sử dụng đất chính của vùng 2 (Thôn Tru – Chaih) chủ yếu là chuyên trồng rừng sản xuất và chăn nuôi gia súc, với diện tích 198 ha, chiếm 78,37% diện tích đất nông nghiệp. Loại hình sử dụng đất chuyên màu chiếm diện tích tương đối cao với diện tích 31,36 ha, chiếm khoảng 12,41% diện tích đất nông nghiệp của thôn, chủ yếu là rau cac loại. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm diện tích tương đối thấp với 21,4 ha, chiếm khoảng 8,47 % diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là lúa 2 vụ (Đông xuân - Hè thu). Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích nhỏ nhất là 1,9 ha, chiếm khoảng 0,75% diện tích đất nông nghiệp.
* Vùng 3: Thôn Ka Vá
Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của vùng được thể hiện trong bảng 3.11 dưới đây:
Bảng 3.11. Các loại hình sử dụng đất vùng 3
Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích đất nông nghiệp 249,07 100,00
1. Chuyên lúa 24,40 9,92 1. Lúa đông xuân – lúa hè thu
2. Chuyên màu 21,92 8,91
2. Rau các loại 3. Ngô - Rau 3. Đất trồng rừng sản xuất 199,00 80,87
4. Keo, Tràm
5. Keo, Tràm – Chăn nuôi gia súc 4. Đất nuôi trồng thủy sản 0,75 0,30 6. Cá
(Nguồn: UBND xã Đông Sơn và tổng hợp điều tra tháng 12/2019) Số liệu ở Bảng 3.11 cho thấy, loại hình sử dụng đất chính của vùng 3 (thôn Ka Vá) chủ yếu là chuyên trồng rừng sản xuất kết hợp chăn nuôi gia súc, với diện tích 199 ha, chiếm 80,87% diện tích đất nông nghiệp. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm diện tích tương đối cao với 24,4 ha, chiếm khoảng 9,92 % diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là lúa 2 vụ (Đông xuân - Hè thu). Loại hình sử dụng đất chuyên màu chiếm diện tích tương đối với diện tích 21,92 ha, chiếm khoảng 8,91%
diện tích đất nông nghiệp của thôn, chủ yếu là rau cac loại. Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích nhỏ nhất là 0,75 ha, chiếm khoảng 0,30% diện tích đất nông nghiệp.
3.3.1.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất chính Theo số liệu thống kê tại bảng 3.12:
Kết hợp với điều tra thực tế về tình hình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp của 3 thôn trên địa bàn xã đã xác định được 4 loại hình sử dụng đất chính và 6 kiểu sử dụng đất như sau:
- Loại hình sử dụng đất: Chuyên lúa; chuyên màu; nuôi trồng thủy sản và rừng sản xuất
- Kiểu sử dụng đất: Lúa đông xuân - lúa hè thu; rau các loại; ngô – rau; keo – tràm; keo, tràm - chăn nuôi gia súc; cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi.
Tổng hợp các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của cả 03 vùng được thể hiện như sau:
Bảng 3.12. Các loại hình sử dụng đất của 03 vùng nghiên cứu
Loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
1. Chuyên lúa Lúa đông xuân - lúa hè thu
Lúa đông xuân - lúa hè thu
Lúa đông xuân - lúa hè thu
2. Chuyên màu
Rau các loại Rau các loại Rau các loại
Ngô - rau Ngô - rau Ngô - rau
3. Rừng trồng sản xuất
Keo, tràm Keo, tràm Keo, tràm
Keo, tràm - Chăn nuôi gia súc
Keo, tràm - Chăn nuôi gia súc
Keo, tràm - Chăn nuôi gia súc
4 . Nuôi trồng thủy sản Cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi
Cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi
Cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi (Nguồn: UBND xã Đông Sơn và tổng hợp điều tra tháng 12/2019) Nhìn chung, cả ba thôn đều có các loại hình sử dụng đất giống nhau. Bởi lẽ, trước đây khi quy hoạch dân cư và đưa vào các dự án đầu tư đều các thôn hưởng lợi giống nhau, nên các thôn trên địa bàn xã có cùng loại hình sử dụng đất.
* Loại hình sử dụng đất trồng lúa: Loại hình sử dụng đất này được trồng chủ yếu và phổ biến ở địa hình đồng bằng và địa hình thấp có khả năng tưới tiêu tốt, có truyền thống từ lâu, được người dân chấp nhận. Giống lúa chủ yếu được người dân áp dụng là giống thuần X21, Xi23, JO2, HT1, LDA1, TH5, Khang dân… gạo dẻo, thơm ngon, cho năng suất cao, phù hợp với khí hậu của địa phương.
+ Lúa Đông xuân: Được tiến hành gieo trồng từ tháng 12 (dương lịch) đến tháng 1 năm sau, đây là vụ chính trong năm. Thời tiết tương đối thuận lợi và chủ động được nguồn nước tưới tiêu.
+ Lúa Hè thu: Được tiến hành gieo trồng từ tháng 5 (dương lịch) đến hết tháng 6. Vụ này người dân gieo trồng thường giảm diện tích do thời tiết không thuận lợi và không chủ động được tưới tiêu nên một số diện tích thường bị bỏ hoang và mất trắng.
* Loại hình sử dụng đất trồng Rau các loại: Rau trồng trên địa bàn xã Đông Sơn khá đa dạng về chủng loại, gồm rau ăn lá (cải, rau ngót, rau muống, rau cần, các loại rau thơm…), rau ăn trái (bầu, bí, dưa leo, mướp hương, mướp đắng, …), rau ăn củ (cải củ, su hào). Năng suất trung bình của các loại rau khá cao. Tuy nhiên, do thời gian sinh trưởng của từng loại rau rất khác nhau nên khó thống kê năng suất trung bình và trong thực tế năng suất thường cao hơn đáng kể so với năng suất trung bình trong thống kê. Theo kết quả điều tra, kết hợp với thu thập số liệu tại Ủy ban nhân dân xã thì:
+ Rau được trồng tập trung tại vườn hộ gia với tất cả các loại rau khác nhau.
Mỗi hộ gia đình đều trồng nhiều thứ trong vườn của mình. Khi được phỏng vấn thì hầu hết các hộ dân sản xuất rau đều chỉ có bón phần chuồng hoaii mục và không bón phân vô cơ và không dùng thuốc bảo vệ thực vật…
+ Hạn chế trong sản xuất rau là chưa xây dựng được hệ thống tiêu thoát nước cho từng vườn. Giá bán sản phẩm còn chưa ổn định, chủ yếu là xin cho, một phần do thông tin đất đai bị ảnh hưởng chất độc nên khó bán ra thị trường, chủ yếu là tự cung, tự cấp. Chưa có những giải pháp đủ mạnh để người dân chủ động sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn. Còn đối với riêng cây ngô thì cho năng suất tương đối cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, không đáp ứng được nguồn cung cho thị trường.
* Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản:
Do hệ thống sông ngòi tương đối dày nên nuôi trồng thủy sản tương đối thuận lợi ở vùng thượng nguồn của hệ thống thủy lợi. Nuôi cá nước ngọt dễ dàng, năng suất nuôi trồng thủy sản cũng cho năng suất tương đối. Nhưng một số hộ dân chưa đâu tư chăm sóc nên một số hộ cho năng suất thấp. Như hiện nay, nhu cầu của thị trường ngày càng cao nên làm khan hiếm nguồn cung cấp.
* Loại hình sử dụng đất rừng sản xuất:
Khác với các loại hình sử dụng đất khác, loại hình sử dụng đất này rất dễ thực hiện, ít tốn công lao động, chi phí đầu tư thấp hơn các loại hình sử dụng đất khác. Hiện nay, ngoài trồng rừng như thập kỷ trước, hiện nay một số hộ gia đình chú trọng đầu tư phân bón lúc trồng ban đầu. Hai năm trở lại đây, ba con trong xã chú trọng trồng rừng gỗ lớn và đạt chứng chỉ FSC và kết hợp chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, dê mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Đến nay đã có 210 ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC, mang lại lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tóm lại, các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu được đưa vào 3 nhóm chính đó là:
(1) Nhóm cây hàng năm: Gồm có loại hình Chuyên lúa (X21, Xi23, JO2, HT1, LDA1, TH5, Khang dân…); Loại hình Chuyên màu (ngô và rau các loại) đều được thâm canh trong toàn xã. Sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và tự cung tự cấp cho gia đình, chưa trở thành hàng hóa.
(2) Nhóm nuôi trồng thủy sản: Chủ yếu phục vụ cho gia đình hàng ngày, diện tích ao hồ ít, nên khó nhân rộng mô hình này.
(3) Trồng rừng sản xuất và chăn nuôi gia súc: Mô hình này thực hiện dễ dàng, hàng hóa càng ngày càng khan hiếm. Đồng thời giá thành ngày càng cao, thị trường ngày càng rộng.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt đối với vùng liệu nông nghiệp thì việc nhân rộng các kiểu loại hình sử dụng đất hiện có tại địa phương là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, cần phải nhân rộng và đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều chủng loại cây trồng khác phù hợp với từng vùng nhằm làm cho thị trường nông sản đa dạng, khai thác hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai hiện có và đồng thời làm tăng thu nhập cho các nông hộ.
Tuy nhiên, để biết được loại hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa phù hợp với điều kiện sản xuất của xã và đảm bảo được yêu cầu về bảo vệ môi trường, thì phải đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất đó.