CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐÔNG SƠN
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới, trong nước có nhiều biến động, đồng thời do thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra. Song dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của xã Đông Sơn đã dần đi vào hướng phát triển ổn định.
Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giai đoạn 2015-2019 của xã Đông Sơn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số Tr.đồng 18.447,0 21.495,0 26.640,0 30.237,5 35.856,0 Nông lâm nghiệp Tr.đồng 17.247,9 19.775,4 23.976,0 27.062,6 31.194,7 Dịch vụ Tr.đồng 1.199,1 1.719,6 2.664,0 3.174,9 4.661,3
Cơ cấu % 100 100 100 100 100
Nông lâm nghiệp % 93,5 92 90 89,5 87
Dịch vụ % 6,5 8 10 10,5 13
(Nguồn: UBND xã Đông Sơn, 2015-2019)
Hình 3.2. Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của xã Đông Sơn giai đoạn 2015 – 2019
Số liệu ở bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của xã năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2015-2019. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng qua các năm. Đến năm 2019, tỷ trọng các ngành kinh tế của xã là: Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 87%, còn lại Thương mại – dịch vụ chiếm 13%. Bình quân thu nhập đầu người năm 2019 đạt khoảng 24 triệu đồng.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2015-2020), trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức: Ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình dịch bệnh trên người, vật nuôi, cây trồng diễn biến phức tạp, giá nông sản không ổn định, bất lợi cho người sản xuất; nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội gặp khó khăn…nhưng trong những năm gần đây nhờ có chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn xã, kinh tế xã Đông Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp đã có chiều hướng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu giữa cây trồng – vật nuôi cũng như sự thay đổi mùa vụ, biện pháp thâm canh,... ngày càng được chú trọng tạo, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho xã. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ, nhưng chưa thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa; khó khăn trong nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.
c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp hiện có, phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ tập trung. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động; chuyển đổi từ lúa sang ngô, rau và những cây trồng không có hiệu quả chuyển sang trồng cây lâm nghiệp. Trong đó, chuyển đổi 6 ha lúa nước sang trồng ngô tại khu vực thôn Ka Vá mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Huyện đã quy hoạch 01 khu kinh tế thương mại – dịch vụ (Khu vực kinh tế vùng biên giới tại hai xã Lâm Đớt và Đông Sơn). Tùy nhiên, đến này dự vẫn chưa được triển khai.
Dịch vụ khai hoang phục hóa đất nông nghiệp đang được thực hiện đúng hướng, đáp ứng nhu cầu của các hộ dân trên địa bàn.
3.1.2.2. Về xã hội a. Dân số:
Theo số liệu thống kê của xã, tính đến năm 2019 dân số của xã là 1.494 người (trong đó nữ giới 769 người và nam giới 725 người).
Dân cư phân bố theo lãnh thổ không đồng đều, mật độ dân số bình quân toàn huyện là 56 người/km2. Dân cư tập trung với mật độ cao ở trung tâm hành chính, trường học của xã với 101 người/km2; mật độ dân số thấp nhất là vùng xa trung tâm xã với mặt độ 32 người/km2.
b. Lao động - việc làm:
+ Công tác đào tạo nghề: Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 163 người (trong đó năm 2015 là 41 người, năm 2016 là 44, năm 2017 là 13, năm 2018 là 29 và năm 2019 là 36 người), đạt 67,54% kế hoạch chung hàng năm. Song song với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xã đã liên kết với phòng lao động thương binh và xã hội huyện giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo.
+ Giải quyết việc làm: Tổng số lao động được giải quyết việc làm là 137 lao động. Hiện nay, tỷ lệ người làm việc trong độ tuổi lao động đạt 81,35%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 23,25%, thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn đạt 90%.
Nhìn chung, xã Đông Sơn có nguồn nhân lực lao động dồi dào, đáp ứng cho quá trình phát triển. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn.
Có thể nói, nguồn lao động của xã khá dồi dào, người dân có tính cần cù chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao.
c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, xã được huyện, Tỉnh và Trung ương tập trung hỗ trợ giải quyết một số nhu cầu bức thiết về kết cấu hạ tầng như: trường học, trạm y tế, đường nội đồng và các khu sản xuất nông nghiệp.
* Giao thông
Giao thông vận tải đóng vai trò khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là huyết mạch của nền kinh tế, vận chuyển và lưu thông hàng hóa, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là cầu nối giữa thành thị và nông thôn, vùng xuôi và vùng ngược, xóa cách biệt về mức sống. Hệ thống giao thông vận tải của khá phát triển và thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển, giao lưu kinh tế với các vùng.
Mạng lưới giao thông trong xã Đông Sơn chỉ có loại đường bộ. Đây là lợi thế để xã có thể phát triển kinh tế toàn diện, giao lưu trong huyện, tỉnh và cả nước về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa. Đến nay, mạng lưới đường giao thông cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo đường ôtô đi lại thuận tiện đến trung tâm xã và các vùng sản xuất.
- Đến nay tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn xã là 58km. Trong dó:
Nhựa hóa 02 tuyến, dài 5,5 km; bê tông hóa dài 29 km và cấp phối suối là 23,5. Có 5 tuyến đường được nối với xã Lâm Đớt và 02 tuyến được nối với xã Hương Phong.
Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của xã được phân bố khá hợp lý và thuận tiện với mật độ đường khá cao.
* Thủy lợi
Các công trình tưới tiêu chủ yếu phục vụ cho sản xuất cây hàng năm nhất là cây lúa, bắp và rau nhưng cũng còn hạn chế trong mùa khô, nên diện tích trồng vụ đông xuân vẫn còn rất thấp so với tiềm năng đất đai và so với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng; ngoài nhu cầu tưới, thuỷ lợi còn góp phần tiêu nước trên các chân ruộng thấp để mở rộng diện tích trồng rau – màu các loại. Nhìn chung công suất của các công trình thủy lợi trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu so với diện tích canh tác toàn xã nên người dân phải tự đắp và đào kênh để sản xuất hoa màu.
- Toàn huyện có 03 công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu cho 77,3 ha lúa nước và 4,3 ha hồ cá. Các công trình thuỷ lợi đã xây dựng quá lâu, hiện nay đã bị hư hỏng, xuống cấp và nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm trong công tác thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, nâng cấp.
Bảng 3.4. Hiện trạng các công trình thủy lợi xã Đông Sơn
STT Tên công trình Địa điểm (thôn)
Diện tích tưới thiết kế
(ha)
Diện tích tưới hiện trạng
(ha)
Hiệu quả (%)
1 Thủy lợi khe Chaih Loah – Ta Vai 45 30 66,67
2 Thủy lợi khe Pooc Tru – Chaih 34 20 58,82
3 Thủy lợi khe Triết Ka Vá 38 21 55,26
Tổng cộng 117 71 60,68
(Nguồn: UBND xã Đông Sơn)
Tổng chiều dài kênh mương là 9.500m; trong 05 năm qua kiên cố hóa 2.000m kênh mương chính nội đồng và xây dựng với tổng giá trị là 2,3 tỷ đồng, mới chiếm 49,5% tổng chiều dài kênh mương; Ngoài ra hàng năm đều tổ chức nạo, vét kênh mương, tuy nhiên nguồn kinh phí phục vụ công tác thuỷ lợi còn hạn chế nên tốc độ kiên cố hoá kênh mương nội đồng chậm.
Nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi của xã chưa đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu trong sản xuất.
* Năng lượng – bưu chính viễn thông
Việc phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông luôn được quan tâm, tạo điều kiện, chú trọng phát triển chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và doanh nghiệp. Đến nay, tổng số thuê bao điện thoại trong xã 937, trong đó cố định 06 máy, điện thoại di động trả trước 912 máy và điện thoại di động trả sau 19 máy; Có 01 Bưu điện xã, 02 Trạm thu phát sóng Di động, 34 điểm Internet.
Hệ thống lưới điện trung, hạ thế và trạm biến áp cơ bản hoàn thành; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%. Hiện nay, toàn xã có 4 km đường dây trung thế; 9,5 km đường dây hạ thế, 05 trạm biến áp. Điện lưới Quốc gia đã phủ đến trung tâm, khu dân cư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
* Cơ sở văn hóa - thể thao
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin, truyền thanh ngày càng đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và gia đình văn hóa phát triển sâu rộng, có tác dụng giáo dục, hình thành nếp sống văn hóa cá nhân, cộng đồng.
- Đã xây mới và đưa vào sử dụng Nhà văn hóa xã và duy trì sinh hoạt tại các nhà sinh hoạt cộng đồng của 03 thôn.
- Hệ thống Ðài truyền thanh huyện được quan tâm đầu tư, sửa chữa và nâng 06 cụm loa phát tại 06 khu dân cư; đưa các tin bài, phóng sự phát thanh của Đài huyện, thông tin của xã ngày càng tăng về số lượng, chất lượng được nâng cao, đưa tin kịp thời về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
* Cơ sở y tế
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm thực hiện, mạng lưới y tế từng bước được củng cố, phát triển về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y, bác sĩ ngày càng đạt chuẩn.
- Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, khám chữa bệnh theo chế độ Bảo hiểm y tế được thực hiện tốt, đúng quy định, chất lượng sức khỏe người dân ngày càng được nâng cao. 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Công tác y tế dự phòng thực hiện có hiệu quả, giám sát, quản lý chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, định kỳ tổ chức kiểm tra. Đến nay đã 5 năm liền trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
* Cơ sở giáo dục đào tạo
Công tác giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, đổi mới, cải tiến ở tất cả các cấp học, chỉ tiêu chất lượng được nâng lên hàng năm, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm qua từng năm. Tỷ lệ huy động trẻ ở trường mẫu giá và tiểu học đạt 100%. Trẻ mẫu huy động vào lớp 1 hàn năm đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đạt trên 80%.
- Mạng lưới trường lớp từng bước được củng cố và nâng cấp. Xã có 01 trường mầm non, 01 tiểu học. Trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở đặt tại xã Lâm Đớt cách trung tâm xã khoảng 04 km. Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp cấp mầm non đạt 100%, cấp tiểu học đạt 100%.
- Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên về giáo dục cho con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, gia đình nghèo. Các hoạt động khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh, hàng năm UBND xã tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho học sinh giỏi, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trong học tập, kịp thời động viên, khuyến khích tinh thần học tập của các em học sinh.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Thuận lợi:
+ Cự ly vận chuyển vật tư sản xuất và sản phẩm nông nghiệp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ngắn nên chi phí vận chuyển giảm làm tăng lợi thế cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại ở các địa phương khác.
+ Có khí hậu ôn hoà không có biến động lớn về thời tiết như: bão lụt, hạn hán, ... địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện sản xuất cây công nghiệp dài ngày cho hiệu quả kinh tế cao và các loại rau quả an toàn để cung ứng cho khu vực trong vùng.
+ Lao động nông nghiệp dồi dào, phù hợp với phong tục tập quán canh tác của địa phương. Thu nhập đối với lĩnh vực nông nghiệp hàng năm đều tăng và là điều kiện thuận lợi tích tụ đất đai, cơ giới hoá nông nghiệp, hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hoá với năng suất lao động cao và sản xuất nông nghiệp bền vững.
+ Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, chuyển dịch trong tổ chức sản xuất từ sản xuất nông hộ lên trang trại, hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, sẽ rất thuận lợi cho tổ chức sản xuất nền nông nghiệp, cơ giới hoá trong nông nghiệp.
Nhìn chung, đất đai, khí hậu và sông suối của xã Đông Sơn rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng và ngành này đã và đang là thế mạnh của xã.
- Khó khăn
+ Do di dãn dân từ nhiều năm, nên có điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, đứng trước nhiều khó khăn: sự phân công lao động chưa có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, nặng về nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ.
+ Đông Sơn là một xã có diện tích tự nhiên nhỏ, trong khi dân số ngày càng tăng cao, nên mặc dù đã chuyển đổi khá tốt cơ cấu lao động nông nghiệp. Trong tương lai quỹ đất sản xuất nông nghiệp sẽ còn giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Do vậy, nếu không tăng cường đầu tư khoa học – công nghệ để khai thác theo chiều sâu thì áp lực về tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập đối với khu vực kinh tế nông nghiệp sẽ rất lớn.
+ Bên cạnh diện tích đất đai có độ phì tốt thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp thì vẫn còn một diện tích khá lớn (796.96ha đất tầng mỏng chua), chiếm khoảng 29,84% diện tích tự nhiên, kém thích nghi cho sản xuất nông nghiệp, cho hiệu quả kinh tế không cao.
+ Công tác thuỷ lợi đã được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu của người dân địa phương.
+ Diện tích được tưới tiêu chủ động mới chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất SXNN, dẫn tới năng suất cây trồng và hệ số sử dụng đất cây hàng năm chưa cao.