CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA XÃ
3.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội
* Mức thu hút lao động:
- Tạo ra giá trị sản phẩm và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cao hơn so với các mô hình sản xuất khác, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông hộ.
Đặc biệt trồng rừng kinh tế tạo ra được nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn vốn đã gắn bó với người nông dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.
- Tạo ra sản lượng lương thực, thực phẩm an toàn cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở xã cũng như các xã lân cận trên địa bàn huyện sẽ làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng
không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo mà còn giúp người dân có điều kiện tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, tham gia các khoá đào tạo góp phần nâng cao dân trí và nâng cao trình độ lao động.
* Giá trị ngày công lao động: Để đánh giá được hiệu quả xã hội của quá trình sản xuất nông nghiệp, tác giả tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng nghiên cứu.
Bảng 3.20. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của 3 vùng
TT Kiểu sử dụng đất LĐ (ngày công)
GTSX/LĐ (1000đ)
GTGT/LĐ (1000đ) Vùng 1
1 Lúa đông xuân - hè thu 102 1056,86 212,71
2 Rau các loại 92 521,74 116,30
3 Ngô - rau 97 536,08 132,99
4 Keo, tràm 150 760,00 496,67
5 Chăn nuôi gia súc 300 333,33 200,00
6 Cá 300 166,67 133,33
Vùng 2
1 Lúa đông xuân - hè thu 102 862,75 160,65
2 Rau các loại 92 391,30 96,74
3 Ngô - rau 97 368,56 104,64
4 Keo, tràm 155 735,48 475,16
5 Chăn nuôi gia súc 300 300,00 166,67
6 Cá 330 151,52 127,27
Vùng 3
1 Lúa đông xuân - hè thu 102 808,82 88,69
2 Rau các loại 92 339,13 74,46
3 Ngô - rau 97 281,44 60,82
4 Keo, tràm 170 670,59 418,24
5 Chăn nuôi gia súc 315 396,83 253,97
6 Cá 330 151,52 127,27
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, tháng 12/2019)
Số liệu ở Bảng 3.20 cho thấy:
+ Về mức độ đầu tư công:
Công lao động bỏ ra càng nhiều chứng tỏ thời gian nông nhàn càng ít, nhiều việc làm cho nông dân. Qua bảng trên cho thấy:
Vùng 1: Kiểu sử dụng đất chăn nuôi gia súc và nuôi cá là kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất với 300 công/ha; kế đến là trồng keo, tràm, với 150 công/ha;
tiếp đến là Lúa đông xuân – hè thu có số lượng công/ha là 102 công. Kiểu sử dụng đất ít tốn công nhất là ngô – rau và rau các loại lần lượt 97 và 92 công/ha (đây cũng là kiểu sử dụng đất chiếm ít công nhất).
Vùng 2: Kiểu sử dụng đất nuôi cá và chăn nuôi gia súc là kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất với lần lượt 330 và 300 công/ha; kế đến là trồng keo, tràm, với 155 công/ha; tiếp đến là Lúa đông xuân – hè thu có số lượng công/ha là 102 công. Kiểu sử dụng đất ít tốn công nhất là ngô – rau và rau các loại lần lượt 97 và 92 công/ha.
Vùng 3: Kiểu sử dụng đất nuôi cá và chăn nuôi gia súc là kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất với lần lượt 330 và 315 công/ha; kế đến là trồng keo, tràm, với 170 công/ha; tiếp đến là Lúa đông xuân – hè thu có số lượng công/ha là 102 công. Kiểu sử dụng đất ít tốn công nhất là ngô – rau và rau các loại lần lượt 97 và 92 công/ha.
Điều này chứng tỏ, việc chăn nuôi và trồng các cây trồng và áp dụng các kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng nên nông dân tại địa phương đã khai thác và sử dụng khá tốt nguồn lao động sẵn có, tạo nhiều việc làm và hạn chế thời gian nông nhàn của các thành viên trong gia đình.
+ Về giá trị ngày công:
Vùng 1: Giá trị gia tăng/lao động của kiểu sử dụng đất trồng keo, tràm và chuyên trồng lúa là cao nhất với giá trị lần lượt là 496,67 nghìn đồng và 212,71 nghìn đồng. Kế đến là chăn nuôi gia súc dưới tán rừng và nuôi cá với lần lượt là 200 nghìn đồng và 133,33 nghìn đồng. Giá trị gia tăng/lao động thấp nhất là ngô – rau và rau các loại lần lượt với 132,99 nghìn đồng và 116,3 nghìn đồng.
Vùng 2: Giá trị gia tăng/lao động của kiểu sử dụng đất trồng keo, tràm và chăn nuôi gia súc dưới tán rừng là cao nhất với giá trị lần lượt là 475,16 nghìn đồng và 166,67 nghìn đồng. Kế đến là chuyên trồng lúa và nuôi cá với lần lượt là 160,65 nghìn đồng và 127,27 nghìn đồng. Giá trị gia tăng/lao động thấp nhất là ngô – rau và rau các loại lần lượt với 104,64 nghìn đồng và 96,74 nghìn đồng.
Vùng 3: Giá trị gia tăng/lao động của kiểu sử dụng đất trồng keo, tràm và chăn nuôi gia súc dưới tán rừng là cao nhất với giá trị lần lượt là 418,24 nghìn đồng và 253,97 nghìn đồng. Kế đến là nuôi cá và chuyên trồng lúa với lần lượt là 127,27 nghìn đồng và 88,69 nghìn đồng. Giá trị gia tăng/lao động thấp nhất là rau các loại và ngô – rau lần lượt với 74,46 nghìn đồng và 60,82 nghìn đồng.
Qua phân tích mức độ đầu tư công và giá trị ngày công/lao động của cả 3 vùng ở trên nhận thấy, cùng 1 kiểu sử dụng đất nhưng giữa các vùng thì có sự chênh lệch nhau về mức đầu tư lao động và giá trị ngày công khác nhau. Cụ thể:
+ Cùng kiểu sử dụng đất Lúa đông xuân – lúa hè thu, ngô – rau và rau các loại, có mức đầu tư công như nhau, nhưng giá trị ngày công của từng loại hình sử dụng đất khác nhau. Vùng 1 giá trị ngày công lao động cao hơn vùng 2 và vùng 2 cao hơn vùng 3. Theo như chúng tôi kiểm tra ngoài thực địa thì ở vùng 2 và vùng 3, có cơ sở hạ tầng và thủy lợi kém hơn vùng 1 có sự chênh lệch về giá trị ngày công của từng vùng.
+ Cùng kiểu sử dụng đất trồng rừng sản xuất nhưng cả 3 vùng nghiên cứu thì đầu tư công khác nhau, vùng 1 đầu tư công 150 công/ha, ít hơn vùng 2 là 155 công/ha và ít hơn vùng 3 là 170 công/ha.
+ Cùng kiểu sử dụng đất chăn nuôi gia súc dưới tán rừng, ở vùng 3 đầu tư công nhiều hơn vùng 1 và vùng 2 nhưng giá trị ngày công/lao động lại cao hơn vùng 1 và vùng 2 (396,83 nghìn đồng). Trong đó vùng 2 có giá trị ngày công/lao động thấp nhất (300 nghìn đồng).
+ Kiểu sử dụng đất nuôi cá cả 3 vùng đầu tư công khác nhau, vùng 2 và vùng 3 (330 công/ha) đầu tư công nhiêu hơn vùng 1 (300 công/ha), nên giá trị ngày công của vùng 1 (333,33 nghìn đồng/công) cao hơn vùng 2 và vùng 3 (151,52 nghìn đồng/công).