Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu a) Thu thập thông tin thứ cấp:

Trên địa bàn huyện thu thập:

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020;

- Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định;

- Kết quả rà soát quy hoạch điều chỉnh bổ sung 3 loại rừng năm 2015;

- Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2015;

- Kết quả kiểm kê rừng huyện Vân Canh năm 2016;

- Bản đồ theo dõi diến biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2016, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp năm 2016;

- Các hồ sơ quản lý về rừng trồng;

- Điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, các yếu tố thời tiết, chế độ mưa…;

- Cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sạch nông thôn;

- Tình hình quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng, những khó khăn trở ngại;

- Số liệu dân sinh, kinh tế xã hội của huyện, xã...;

- Kế thừa các tài liệu có liên quan khác.

b) Thu thập thông tin sơ cấp:

- Tổ chức hội nghị lập kế hoạch triển khai: Giới thiệu với các đơn vị chủ rừng liên quan những nội dung sau:

+ Trình bày về các chủ trương, chính sách, lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn;

+ Trình bày các bước thực hiện và mục tiêu, yêu cầu sản phẩm của công tác ngoại nghiệp: phân loại, thống kê các đối tượng chủ rừng tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.

+ Trình bày kế hoạch triển khai và công tác phối hợp: Nội dung phải làm gì (làm những công việc gì ?) Thời gian thực hiện và tiến trình (khi nào ?) Đối tượng tham gia (ai ?) Địa điểm (ở đâu ?)

- Các phương pháp thu thập thông tin:

* Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn các bên liên quan về vấn đề sản xuất kinh doanh rừng trồng gỗ lớn (qua các bảng câu hỏi được thiết kế cho từng nội dung và đối tượng phỏng vấn).

* Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát thực địa để xem xét về các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế - xã hội, tình hình rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp.

- Khảo sát các đối tượng rừng và đất rng

+ Điều tra, khảo sát và rà soát về hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng tài nguyên rừng. Sử dụng và cập nhật các bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ trạng thái rừng và bổ sung ngoài thực địa. Phân định ranh giới của các khu vực mục tiêu cụ

thể : Rừng trồng chuyển hoá sang kinh doanh gỗ lớn; vùng khai thác trồng lại với mục đích kinh doanh gỗ lớn;

+ Xác định các đơn vị chủ rừng, sử dụng rừng: Chủ rừng là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vv...;

+ Khảo sát xác định loại đất/thành phần cơ giới đất;

+ Khảo sát xác định tiêu chí độ dốc;

+ Khảo sát tiêu chí độ dày tầng đất;

+ Khảo sát tiêu chí độ cao tuyệt đối.

- Phúc tra tài nguyên rng:

Quan sát và đánh giá tình hình rừng, tham khảo hồ sơ lưu trữ về rừng, kết hợp với quan sát thực địa để đánh giá về mật độ, đường kính, chiều cao bình quân của các loài trồng làm cơ sở cho việc quy hoạch và xác định các giải pháp kinh doanh rừng gỗ lớn.

- Kho sát h thống đường + Đường lâm nghiệp;

+ Đường dân sinh.

- Xem xét kim tra, chnh lý bn đồ lập địa:

Để lựa chọn và đề xuất các loài cây phù hợp cho các hoạt động trồng rừng kinh doanh gỗ lớn trên cơ sở lập địa thực tế tại vùng quy hoạch và đặc điểm sinh thái của một số loài cây trồng.

- Thu thập tư liệu tại địa phương: tư liệu về dân sinh, kinh tế, xã hội vv...

- Hoàn chnh bản đồ, s liu ngoi nghip.

- Thống nhất vùng quy hoạch: Tổ chức hội nghị lần 1, thống nhất số liệu và định hướng phương án quy hoạch.

* Phương pháp bản đồ

Kế thừa, cập nhật chồng ghép các loại bản đồ của các chương trình, dự án đã và đang triển khai như Tổng kiểm kê rừng năm 2016, Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), Dự án Khôi phục và quản lý rừng bền vững (KFW6) vv...

* Phương pháp chuyên gia

- Phân tích các vấn đề để có thể nắm bắt được khó khăn, thuận lợi...., để xây dựng vùng quy hoạch.

- Phân tích SWOT.

- Thông qua các hình thức hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.

2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các các nguồn tài liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến vùng quy hoạch, như: Các yếu tố về độ dốc, độ cao, đất đai; quy mô diện tích và các yếu tố trình độ thâm canh, tập quán canh tác, kết cấu hạ tầng vv...

a) Tính toán diện tích vùng kinh doanh gỗ lớn

Việc tính toán diện tích được thực hiện các phần mềm chuyên dụng (Mapinfor, Arcgis, Arcview…) từ bản đồ số, kết quả tính toán được tập hợp vào các loại biểu;

b) Thành lập cơ sở dữ liệu trên máy tính:

Xây dựng cơ sở dữ liệu về bản đồ, dữ liệu về diện tích, dữ liệu về tài nguyên rừng vv...Truy xuất và thống kê dữ liệu theo đơn vị hành chính (xã, huyện) và theo chủ quản lý để thuận tiện cho khai thác và chia sẻ thông tin.

c) Phân tích số liệu phục vụ viết luận văn

Xuất phát từ định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của Bộ, của tỉnh; căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và hiện trạng tài nguyên rừng của vùng quy hoạch xác định các mục tiêu cần đạt được. Qua phân tích đánh giá, làm rõ được hiện trạng và đề ra phương án phát triển:

- Làm rõ hiện trạng sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Định hướng phát triển diện tích chuyển hoá rừng sang kinh doanh gỗ lớn;

- Đề xuất các giải pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)