Thực trạng phát triển rừng trồng nguy ên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

3.2.3. Thực trạng phát triển rừng trồng nguy ên liệu

3.2.3.1. Diện tích rừng trồng

Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện là 32.636,6 ha (thành rừng 18.178,3ha, chưa thành rừng 14.458,3 ha, trong quy hoạch 27.316,1ha, ngoài quy hoạch 5.320,5 ha) chiếm 42,98% diện tích đất lâm nghiệp, tăng 17.722,1ha so với năm 2011. Diện tích rừng trồng trung bình mỗi năm tăng trên 2.950 ha. Diện tích rừng trồng được nêu trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Diện tích rừng trồng theo các năm Diện

tích rừng trồng

(ha)

Phân theo năm

Tốc độ tăng BQ (%/năm) 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng 14.914,5 17.781,85 21.490,30 22.701,91 23.420,42 32.636,6 14%

(Nguồn: Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp 2010-2014, Kết quả rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 lại rừng năm 2015 và Kết quả kiểm kê rừng năm 2016) Từ kết quả trên cho thấy, diện tích rừng trồng thời gian qua trên địa bàn huyện đã tăng lên nhanh chóng, với diện tích tăng bình quân trên 2.950ha/năm. Đây là kết

quả của sự đổi mới trong chính sách, hiệu quả mang lại từ các Dự án phát triển của ngành lâm nghiệp, và trong nhận thức của người dân về hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng rừng, đã thúc đẩy đầu tư phát triển trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất.

3.2.3.2. Sản lượng, cơ cấu sản phẩm gỗ

Bảng 3.3. Thống kê diện tích khai thác gỗ rừng trồng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định

TT Đơn vị Tổng

(ha)

Tây Sơn

Vân Canh

Quy Nhơn

Tổng cộng 2.418,79 471,84 863,67 271,40 I Các BQL (DA BV &

PTR) 402,40 40,60 91,20

1 BQL RPH An Lão 95,00

2 BQL RPH Vĩnh Thạnh 40,00

3 BQL RPH Vân Canh 91,20 91,20

4 BQL RPH Hoài Nhơn 80,60

5 BQL RPH Phù Mỹ 55,00

6 BQL RPH Tây Sơn 40,60 40,60

II Các doanh nghiệp, Cty 2.016,39 431,24 772,47 271,40 1 Cty TNHH LN Quy Nhơn 352,00 80,60 271,40

2 Cty TNHH LN Sông Kôn 204,29 204,29

3 Cty TNHH LN Hà Thanh 227,60 227,60

4 Cty TNHH Trồng rừng QN 1.137,00 207,45 388,27

5 Xí nghiệp PISICO 36,00 36,00

6 Công ty TNHH Tân Phú

Hiệp 19,50 19,50

7 Công ty TNHH NLG Quy

Nhơn 40,00 40,00

Trong năm 2017, huyện Vân Canh khai thác 863,67 ha rừng trồng, đạt gần 1/3 tổng diện tích khai thác của toàn tỉnh, với năng xuất trung bình đạt 107,5 tấn/ha, so với năm 2012 là 84,5 tấn/ha tăng 23 tấn/ha.

Tuy diện tích và sản lượng rừng trồng đã tăng mạnh trong thời gian qua nhưng chủ yếu là cung cấp nguyên liệu làm giấy (băm dăm), tỷ lệ gỗ lớn phục vụ cho các cơ sở chế biến gỗ tinh chế thấp chỉ đạt khoảng 15% tổng sản lượng khai thác.

Loài cây trồng khai thác hàng năm chủ yếu là cây Keo và Bạch đàn, trong đó: Cây Keo chiếm khoảng 85% tổng sản lượng khai thác, còn 15% là Bạch đàn và cây khác.

Cây Keo lai đã được người dân và các công ty lâm nghiệp sử dụng từ những thời gian đầu trồng rừng, qua thời gian dài tiếp thu kinh và phổ biến kỹ thuật, Keo lai đang là loài cây phổ biến nhất. Do đó người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nhất, phù hợp để quy hoạch hàng loạt, chuyển sang trồng rừng gỗ lớn. Bạch đàn và Keo tai tượng có thể sử dụng làm cây trồng phụ thêm làm đa dạng sản phẩm gỗ.

3.2.3.3. Thực trạng sản xuất giống lâm nghiệp và kỹ thuật lâm sinh

- Về giống cây lâm nghiệp, tỉnh Bình Định nói chung và huyện Vân Canh nói riêng là địa phương nổi tiếng trong cả nước với trình độ kỹ thuật sản xuất cây giống hoàn thiện, cung cấp giống cho toàn tỉnh và các vùng trong cả nước. Trong năm 2017, toàn tỉnh có 143 đơn vị đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

Phần lớn các đơn vị sản xuất cây giống chủ yếu bằng phương pháp giâm hom đối với cây mọc nhanh (Keo lai). Có ba đơn vị sản xuất giống bằng công nghệ nuôi cấy mô, đó là: Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ và Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh. Đến nay đã sản xuất được 200 triệu cây giống các loại. Trong đó chủ yếu nhất là Keo lai hom: 186.473.907 cây; Keo lai mô: 9.500.000 cây; Bạch đàn mô: 3.400.000 cây; Phi lao 110.000 cây; Bần trắng: 91.258 cây; Mắm: 16.190 cây….cùng một số loài cây lâm nghiệp khác (theo số liệu báo cáo tổng kết năm 2017 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định).

Các cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn năng xuất. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý cây giống lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tình trạng xuất bán cây giống nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc vẫn còn xảy ra. Số lượng cây giống sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô còn quá ít, mới chiếm 6,5% lượng cây giống sản xuất trong năm. Để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn, công tác giống có vai trò hết sức quan trọng.

- Về kỹ thuật trồng rừng: Hiện nay, phương thức trồng rừng trên địa bàn huyện Vân Canh đã cơ bản định hình, áp dụng đầy đủ những tiến bộ rõ rệt từ trồng thuần loài đến trồng hỗn giao, trồng cây phụ trợ. Các kỹ thuật về thời vụ trồng, mật độ trồng tối ưu, tiêu chuẩn cây con đem trồng đã được ứng dụng.

Đối với trồng rừng sản xuất (Keo, Bạch đàn) hiện nay trên địa bàn tỉnh phổ biến trồng với mật độ từ 1.600 - 2.000 cây/ha. Tuy nhiên, ở một số khu vực rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân, vẫn có những hộ cá biệt trồng rừng với mật độ 6.000-7.000 cây/ha, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng gỗ thành phẩm sau khi khai thác. Việc đầu tư trồng rừng thâm canh vẫn ở mức độ thấp, việc đào hố đúng kích thước, bón lót và chăm sóc rừng theo quy trình kỹ thuật chủ yếu được thực hiện ở một số đơn vị trồng rừng lớn, tập trung, trồng rừng theo các Chương trình, Dự án; các đơn vị trồng rừng nhỏ lẻ và các hộ gia đình đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn trồng theo phương thức quảng canh nên năng suất, chất lượng rừng trồng thấp.

Hiện nay, rừng trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho băm dăm nên chu kỳ ngắn (từ 5-8 năm), việc tỉa thưa để nuôi dưỡng rừng trồng chưa được quan tâm, do gỗ củi tận thu không đáng kể và không bù đủ chi phí cho công tác tỉa thưa. Vì vậy, công tác tỉa thưa chỉ thực hiện ở một số đơn vị trồng rừng tập trung có quy mô lớn và trồng rừng theo các Chương trình, Dự án, còn lại hầu hết không thực hiện quy trình này.

3.2.3.4. Giá trị gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh

Tổng diện tích rừng trồng hiện có của huyện đến năm 2016 là 32.636,60 ha.

Diện tích khai thác năm 2017 là 863,67ha; Với chu kỳ khai thác hiện nay từ 5-8 năm, năng suất khai thác bình quân 107,5m3/ha (năm 2017). Tỷ lệ gỗ nhỏ chiếm khoảng 85%.

Theo giá bán năm 2017, gỗ có đường kính nhỏ làm nguyên liệu giấy giá từ 900.000 - 950.000 đồng/tấn; gỗ có đường kính 25 - 30cm trở lên có giá bình quân khoảng 2,3-2,5 triệu đồng/tấn.

Tổng giá trị gỗ rừng trồng cho 1ha khai thác bán tại nhà máy từ 117 đến 127 triệu đồng/ha. Trong đó:

+ Giá trị từ gỗ nhỏ: Chiếm từ 82-87 triệu đồng/ha;

+ Giá trị từ gỗ lớn: Đạt khoảng 35-40 triệu đồng/ha.

- Giá trị rừng trồng trong chế biến

Việc sử dụng tới 85% khối lượng gỗ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ xuất khẩu là sự lãng phí quá lớn, làm cho giá trị thu nhập của người trồng rừng đạt thấp. Đơn giá bình quân đối với gỗ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ xuất khẩu chỉ đạt 45-50 USD/m3,

trong khi đó gỗ nguyên liệu nhập khẩu trung bình từ 250-300 USD/m3, cao gấp từ 5,5 đến 6 lần dăm gỗ xuất khẩu.

Theo số liệu khảo sát thực tế so sánh giá thu mua gỗ nguyên liệu năm 2015 và năm 2016 trên địa bàn huyện Vân Canh và tỉnh Bình Định:

Bảng 3.4. Giá gỗ nguyên liệu rừng trồng năm 2015 - 2016

Giá thu mua Năm 2015 Năm 2016 Tỉ lệ giảm (%) Giá xuất khẩu Cảng Quy Nhơn (USD/tấn khô) 136 125 -8.1%

Giá gỗ N/L tại Quy Nhơn (Ngàn đồng/tấn tươi) 1.250 1.150 -8.0%

Giá mua rừng Vân Canh (Ngàn đồng/tấn tươi) 750 650 -13.3%

Năm 2016 ngành dăm đã phải đối mặt với sự giảm giá trong xuất khẩu. Giảm giá xuất khẩu tác động trực tiếp đến giá thu mua nguyên liệu đầu vào, và điều này tác động trực tiếp tới các hộ trồng rừng.

Cơ cấu chủng loại sản phẩm xuất khẩu: Nhóm nguyên liệu thô (chủ yếu là dăm gỗ) khối lượng xuất khẩu chiếm tỉ lệ cao, nhưng giá trị xuất khẩu mang lại chỉ chiếm tỉ lệ thấp, do đó trực tiếp làm giảm hiệu quả của công tác sản xuất lâm nghiệp, theo số liệu thu thập từ Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn:

- 01 tấn dăm xuất khẩu chỉ đạt khoảng từ 125-130 USD, trong khi đó phải cần 02 tấn/m3 nguyên liệu, giá trị bình quân chỉ từ 63-65 USD tấn/m3 nguyên liệu.

- 01 tấn/m3 sản phẩm nội thất, đồ gỗ ngoài trời và các sản phẩm mộc khác thì giá trị bình quân từ 1.100-1.200 USD cũng chỉ cần khoảng 2,0-2,2 tấn/m3 nguyên liệu.

Như vậy, 01 tấn/m3 nguyên liệu sản xuất các loại đồ xuất khẩu đạt giá trị cao hơn từ 4-5 lần giá trị 01 tấn/m3 nguyên liệu để sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Ngoài ra, còn tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động tại địa phương trên mỗi đơn vị nguyên liệu sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)