Quy hoạch rừng trồng gỗ lớn thuộc quy hoạch chức năng sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 60 - 66)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh

3.5.3. Quy hoạch rừng trồng gỗ lớn thuộc quy hoạch chức năng sản xuất

Diện tích rừng trồng thuộc quy hoạch sản xuất do Doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, Cty TNHH LN Hà Thanh) và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn) có tổng diện tích 10.328,28 ha, loài cây trồng chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn và Keo lá tràm. Trong đó loài Keo lai chiếm tới 90% diện tích. Có 2 biện pháp để xây dựng vùng quy hoạch sản xuất gỗ lớn trên địa bàn huyện:

+ Chuyển hóa diện tích rừng trồng hiện có sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn.

+ Quy hoạch trồng mới, trồng lại

3.5.3.1. Chuyển hóa diện tích rừng trồng hiện có sang kinh doanh gỗ lớn.

a) Căn cứ chọn Keo lai làm loài kinh doanh gỗ lớn

- Gần 90% diện tích rừng trồng hiện nay là Keo lai, việc khai thác trắng toàn bộ và trồng mới theo quy hoạch rừng trồng gỗ lớn là không khả thi, gây nhiều tác hại tới môi trường. Do vậy, cần chuyển đổi diện tích rừng hiện có sang kinh doanh gỗ lớn bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp.

- Keo lai là loài cây nằm trong danh mục loài cây trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn đã được phê duyệt theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đồng thời, Keo lai cũng nằm trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính theo Thông tư số 44/2015/TTPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Các giống Keo lai đưa vào trồng rừng sản xuất kinh doanh khá đa dạng:

BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75… Cây keo lai có tên khoa học là Acacia hybrid được lai giữa cây keo tai tượng (Acacia mangium) với cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis) hoặc ngược lại. Cây có các đặc điểm sau:

+ Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái,

+ Có khả năng chống chịu sâu bệnh cao.

+ Cây Keo lai là loài cây dễ sống, có thể sống được ở khu vực đồi núi cao, trên tất cả các diện tích đất như đất bạc màu, đất xói mòn,....vùng sườn dốc hay có gió mà cây lâm nghiệp khác không trồng được.

+ Sinh trưởng nhanh hơn so với cây keo tai tượng và cây keo lá tràm.

+ Rễ cây keo lai phát triển sâu, có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium) nên có khả năng lớn về cải tạo đất; tán cây phát triển cân đối.

+ Cây keo lai có khả năng thích ứng với các điều kiện đất đai khí hậu tương đối rộng:

+ Nhiệt độ trung bình năm: Thích hợp từ 240C - 300C; phạm vi mở rộng từ 180C - dưới 380C.

+ Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân trong năm thích hợp từ 1.500 - 1.800 mm; phạm vi mở rộng từ 600 - 2.500 mm.

- Sản phẩm từ cây Keo lai khá đa dạng, tùy theo nhu cầu mà người trồng rừng khai thác nhanh hay chậm, sau 5 năm khai thác, sẽ đạt sản lượng khoảng 100 tấn/ha, 7-9 năm thì đạt từ 120-140 tấn/ha. Như vậy, so với các loại cây trồng lâm nghiệp khác thì Keo là loại cây trồng sớm cho thu hoạch, có năng suất sinh khối và hiệu quả kinh tế khá cao. Với chu kỳ 10 năm, Cây có thể cao đến 25-30m, đường kính lên đến 60-80cm nếu được chăm sóc tốt.

- Keo lai là loại cây chủ lực cung cấp gỗ cho ngành nguyên liệu giấy. Tỷ trọng gỗ đạt 0,542, hàm lượng xenlulô 45,36%, tổng các chất sản xuất bột giấy 95,2%, hiệu suất bột giấy 52,8%, độ nhớt của bột 36,6, độ chịu gấp, chịu đập cao hơn hoặc trung gian của 2 loài Keo bố mẹ. Gỗ Keo lai thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt. Keo lai có kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.

- Sự phát triển của công nghệ chế biến lâm sản, đặc biệt là với gỗ Keo đã nâng cao giá trị của gỗ Keo và lĩnh vực ứng dụng lên nhiều lần. Hiện nay, với công nghệ chế biến cao thì gỗ Keo được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.

b) Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực chuyển hóa

- Đất đai: Khu vực huyện Vân Canh chủ yếu là Đất Xám (X): Acrisols (AC):

Diện tích 76.270ha (chiếm 95,58% diện tích tự nhiên). Nhóm đất này ở Vân Canh có 02 đơn vị đất: Đất Xám điển hình và Đất Xám Feralit, phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn trong huyện, một phần Đất phù sa (P): Fluvisols (FL) và có ít Đất Cát (C):

Arenosols (AR) có độ Ph phù hợp với trồng Keo lai. Độ Ph phù hợp với loài Keo lai nằm trong khoảng pH từ 4,5 - 7,5, phạm vi mở rộng từ 3,5 - 8,5; độ dày tầng đất từ 50 cm trở lên; phạm vi mở rộng từ 35 - dưới 50 cm. Huyện Vân Canh không có đất cát ven biển di động và có gió mạnh; đất cát ven biển bị ảnh hưởng của nước mặn và sóng biển; đất bị ngập nước, úng ngập; đất bị đá ong hóa cứng chặt, đá bàn hoặc bị xói mòn trơ tầng mẫu chất nên phần lớn diện tích đang kinh doanh sản xuất gỗ nhỏ đều có điều kiện chuyển đổi sang kinh doanh gỗ lớn.

- Độ cao, độ dốc:

+ Độ cao tuyệt đối: Thích hợp dưới 500 m; phạm vị mở rộng đến 800 m.

+ Độ dốc: Thích hợp dưới 200; phạm vị mở rộng dưới 350. c) Chọn vùng chuyển hóa

Các vùng được chọn chuyển hóa sang trồng rừng gỗ lớn phải đảm bảo các điều kiện:

- Rừng trồng tập trung của các Công ty lâm nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong trồng rừng thâm canh.

- Rừng trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt.

- Đáp ứng được các điều kiện theo Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.

d) Diện tích vùng chuyển hóa:

Chuyển hóa toàn bộ diện tích rừng trồng trong quy hoạch sản xuất của 2 nhóm chủ rừng là các công ty lâm nghiệp thuộc Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tổng diện tích 10.328,28 ha, cụ thể như sau:

Bảng 3.10. Quy hoạch diện tích chuyển hóa từ rừng trồng sản xuất hiện có sang kinh doanh gỗ lớn đến năm 2025

Phân loại rừng Tổng (ha) Doanh

nghiệp NN

DN 100%

vốn N.ngoài

Tổng 10.328,28 6.820,83 3.507,45

1. Rừng trồng 5.191,76 3.003,68 2.188,08

2. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 5.136,52 3.817,15 1.319,37 3.5.3.2. Trồng mới, trồng lại rừng kinh doanh gỗ lớn.

Đối với diện tích rừng sản xuất, hầu hết đều đã được trồng rừng ở các cấp tuối khác nhau, nên chủ yếu áp dụng biện pháp chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

Tuy nhiên, một số diện tích rừng trồng gỗ nhỏ có tuổi đời lớn và mật độ cao, không còn thích hợp để chuyển đổi hoặc các diện tích bị thiên tai, sâu bệnh cần phải trồng lại thì ta tiến hành khai thác trắng hoặc phá bỏ. Sử dụng diện tích đất trống đó để tiến hành trồng mới, trồng lại rừng kinh doanh gỗ lớn.

Loài cây được ưu tiên sử dụng để trồng mới, trồng lại vẫn là cây Keo lai theo các căn cứ đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đa dạng, hạn chế các

tác động xấu do trồng rừng thuần loài tập trung quy mô lớn, ta có thể bổ sung một số loài cây khác để trồng như Bạch đàn, Keo tai tượng..

Rừng trồng Bạch đàn thâm canh đúng kĩ thuật về chọn giống, kỹ thuật tạo cây giống, kĩ thuật trồng rừng thâm canh đồng bộ, chăm sóc bảo vệ rừng chu đáo, sau 7-8 năm cho thu hoạch gỗ để làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Năng suất tăng trưởng rừng trồng Bạch đàn (hiện tại) có thể đạt từ 12-13 m3/ ha/ năm, tức là 88-104 m3/ha ( tương đương 79-94 tấn/ha) sau 7-8 năm tuổi. Sau 15 năm có thể khai thác làm gỗ gia dụng, gỗ xây dựng. Cây Bạch đàn là loài dễ trồng, ít kén đất, tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần loại trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kì. Do đó, diện tích trồng Bạch đàn nên hạn chế trồng tập trung diện tích lớn.

Keo tai tượng (Acacia mangium) là loài cây cũng nên được đề xuất đưa vào quy hoạch trồng lại, trồng mới rừng gỗ lớn. Keo tai tượng cũng là loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính theo Thông tư số 44/2015/TTPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cây có các đặc điểm:

- Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30m, đường kính từ 25-35cm, đôi khi trên 50cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc.

- Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.

- Keo tai tượng thích hợp với vùng nhiệt đới ẩm có 4 đén 6 tháng mùa khô.

Lượng mưa trung bình 1.446 - 2.970mm, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13 - 210C, tháng cao nhất từ 25 - 320C. Là loài cây ưa sáng mạnh.

- Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng lập địa khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa, với độ pH từ 4 - 4,5. Cũng có thể sống được ở những vùng ngập úng, thoát nước kém. Tuy nhiên ở những nơi này chúng sinh trưởng kém và thường phân cành sớm, chiều cao không quá 10m. Sinh trưởng tốt nhất là trên đất sâu, ẩm và giầu dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, cùng với độ pH trung tính hoặc hơi chua.

3.5.3.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

- Chu kỳ kinh doanh gỗ lớn đối với loài Keo lai tốt nhất là từ 10 năm trở lên.

Tuy nhiên, tùy theo từng điều kiện lập địa, điều kiện địa hình, tình hình sinh trưởng phát triển của cây để xác định chu kỳ kinh doanh cho hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

a) Đối với việc chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn:

Các cơ chế chính sách và quy trình kỹ thuật đã khá hoàn thiện. Có thể thực hiện theo Quyết định số 2045/QĐ-SNN ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

- Khai thác tỉa thưa

+ Tỉa thưa được tiến hành một cách chọn lọc, giữ lại những cây sinh trưởng phát triển tốt để chăm sóc và loại bỏ những cây kém chất lượng, sâu bệnh nhằm mang lại năng suất cao hơn.

+ Việc tỉa thưa chỉ nên tiến hành một lần, mùa tỉa thưa tốt nhất là mùa khô, tuy nhiên theo từng hoàn cảnh rừng, điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tổ chức cụ thể mà mùa tỉa thưa có thể mở rộng sang tháng khác, không tiến hành tỉa thưa vào các tháng có mưa nhiều.

+ Mật độ sau tỉa thưa còn từ 700 - 800 cây/ha.

+ Kỹ thuật tỉa thưa: Chặt toàn bộ những cây bài chặt đã đánh dấu; việc chặt hạ, vận xuất, vệ sinh rừng sau tỉa thưa thực hiện theo đúng quy định hiện hành về khai thác, tỉa thưa rừng trồng.

- Nuôi dưỡng rừng trồng sau khi tỉa thưa

+ Bón phân: Sau khi tỉa thưa, nên bón thúc cho cây trồng từ 2 - 3 lần (mỗi năm bón 1 lần) vào đầu mùa mưa (tháng 9 - tháng 10 hàng năm).

+ Loại phân và liều lượng bón: Phân NPK, nên chọn những loại phân có tỷ lệ lân cao như NPK tỷ lệ 5:10:3 hoặc 10:16:18; bón với liều lượng 100 gam NPK/cây.

+ Kỹ thuật bón: Bón cách xa gốc 40cm; bón xung quanh gốc (nơi đất bằng) hoặc nửa vòng tròn phía trên dốc (nơi đất dốc) ở độ sâu 5-10cm theo rạch rộng 10- 15cm, rải đều phân sau đó lấp kín đất.

+Công tác bảo vệ rừng trồng: Tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng trồng phù hợp với yêu cầu, kế hoạch từ sau khi tỉa thưa đến khi khai thác.

+ Thực hiện các biện pháp phòng chống gia súc v.v…

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại. Khi sâu bệnh hại xuất hiện phải kịp thời bắt giết hoặc phun thuốc diệt tận gốc, không để sâu bệnh hại phát sinh thành dịch.

+ Đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, trang bị đầy đủ các trang bị PCCCR, cử người canh lửa rừng thời gian cao điểm nắng nóng...

b) Kỹ thuật trồng trồng mới, trồng lại rừng (sau khi khai thác trắng) sản xuất kinh doanh cây gỗ lớn:

- Áp dụng theo Quyết định số 2046/QĐ-SNN ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy trình kỹ thuật trồng rừng sản xuất gỗ lớn bằng cây keo lai và keo lá chàm. Trong đó:

+ Loài cây trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn hiện tại lựa chọn là các giống keo lai (BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75… ).

+ Phương thức trồng: Trồng thuần loại;

+ Mật độ trồng: Tùy điều kiện đất đai, địa hình, khả năng đầu tư mà lựa chọn mật độ trồng rừng thích hợp. Có thể lựa chọn một trong các mật độ sau:

Mật độ 1.111 cây/ha - cây cách cây 3,0 m, hàng cách hàng 3,0 m.

Mật độ 1.333 cây/ha - cây cách cây 2,5 m, hàng cách hàng 3,0 m.

Mật độ từ 1.600 - 2.000 cây/ha; khoảng cách tương ứng cây cách cây 2,5 - 2,0 m, hàng cách hàng 2,5 m.

- Việc trồng rừng cần đảm bảo trồng theo các đường đồng mức để thuận lợi cho việc chăm sóc sau này, tùy vào địa hình mà có hình thức trồng rừng phù hợp:

+ Làm đất cục bộ: Áp dụng đối với những nới có độ dốc từ 100 trở lên: Bố trí các hàng phải song song theo đường đồng mức. Đào hố với kích thước 40 x 40 x 40 cm; khi đào hỗ phải quốc lớp đất mặt để riêng ra một bên.

+ Làm đất toàn diện: Có thể áp dụng đối với nơi có độ dốc nhỏ hơn 100. Cày toàn diện sau đó đào hố với kích thước 40 x 40 x 40 cm.

- Bón phân:

+ Bón lót: Bón bằng phân vi sinh với liều lượng 200 g/hố. Bón lót được thực hiện đồng thời với lấp hố.

+ Bón thúc 2 lần:

Lần 1: Vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 của chăn sóc lần 2 năm thứ 2;

lượng phân 100 gam NPK/cây. Nên chọn những loại phân có tỷ lệ lân cao như NPK tỷ lệ 5:10:3 hoặc 10:16:18, bón xa gốc từ 30 - 35 cm.

Lần 2: Vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 của chăn sóc lần 2 năm thứ 3;

lượng phân 100 gam NPK/cây, bón xa gốc từ 30 - 35 cm.

- Giống cây trồng:

+ Cây keo lai được nhân giống từ nguồn giống có xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con.

+ Cây keo lai mô từ 3,5 - 5 tháng tuổi kể từ lúc cấy cây, chiều cao đạt từ 25 cm trở lên; đường kính cổ rễ 0,2 cm trở lên. Cây con đem trồng phải có bộ rễ phát triển tốt, có nốt sần; cây không cong queo sâu bệnh, không cụt ngọn; hình dáng cân đối, đã được đảo bầu và xén rễ mọc ra ngoài bầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)