Quy hoạch rừng trồng gỗ lớn thuộc quy hoạch chức năng phòng hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh

3.5.4. Quy hoạch rừng trồng gỗ lớn thuộc quy hoạch chức năng phòng hộ

Hiện nay, giống và nguồn giống chưa cụ thể cho trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ nhỏ; chưa cụ thể cho từng vùng, từng điều kiện lập địa. Loài cây để trồng rừng gỗ lớn còn ít, nhất là với yêu cầu trồng rừng gỗ lớn kết hợp với phòng hộ và bảo vệ môi trường ở những diện tích quy hoạch chức năng phòng hộ.

Ở những diện tích này, việc kinh doanh mang lại giá trị kinh tế chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là bảo vệ môi trường, cảnh quan. Các loài cây bản địa có giá trị cao, thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn huyện Vân Canh như: Sao đen, Dầu rái, Lim xanh, Gõ đỏ, Gõ bông lau...

Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh là đơn vị được nhà nước giao quản lý và bảo vệ 24.417,00 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có rừng tự nhiên là 20.653,2 ha và rừng trồng là 1.539,49 ha, còn lại là các diện tích đất lâm nghiệp. Với mức giao khoán hiện này là 200.000 đồng/ha/năm. Công ty hàng năm đều có nguồn thu ổn định để phục vụ công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Qua khảo sát thực tế với người dân địa phương có tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Vân Canh, phần lớn người dân không đồng ý với việc các công ty, ban quản lý sử dụng diện tích rừng quy hoạch chức năng phòng hộ để trồng rừng kinh tế, tỷ lệ này lên tới 82% (66/80 người được hỏi). Lý giải cho vấn đề này, người dân cho biết lý do là rừng phòng hộ thường được quy hoạch ở nơi đầu nguồn, nơi có giá trị bảo tồn, bảo vệ cao. Trong khi rừng kinh tế thì thường xuyên bị khai thác trắng theo chu kỳ ngắn. Sau khi khai thác, các diện tích thường được xử lý dọn thực bì bằng cách đốt, khiến đất ngày càng xấu đi, mất tầng cây bụi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, nguồn nước…

Điều này cho thấy, việc phát triển rừng trồng gỗ lớn ở những nơi quy hoạch chức năng phòng hộ cần quan tâm nhiều hơn tới lợi ích của người dân, lợi ích môi trường.

Chính vì vậy, diện tích rừng trồng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh cần đưa vào quy hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn, nhưng việc lựa chọn loài cây sử dụng cần chọn các loài cây bản địa có giá trị cao của địa phương. Việc sử dụng cây bản địa khiến chu kỳ kinh doanh có thể kéo dài tới 30 năm hoặc hơn, nhưng sẽ đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và cảnh quan, góp phần làm giàu rừng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác.

3.5.4.1. Diện tích quy hoạch

Đề xuất quy hoạch toàn bộ diện tích 1.539,49 ha rừng trồng thuộc quy hoạch chức năng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Vân Canh vào quy hoạch trồng rừng gỗ lớn, sử dụng cây bản địa.

Bảng 3.11. Quy hoạch diện tích trồng rừng phòng hộ sang phát triển gỗ lớn

Phân loại rừng BQL rừng PH Vân Canh

Tổng (ha) 1.539,49

1. Rừng trồng 1.304,43

2. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 235,06 3.5.4.2. Biện pháp kỹ thuật thực hiện

- Phần lớn diện tích rừng trồng trong quy hoạch rừng phòng hộ của Ban quản lý là trồng cây Keo lai. Nên không thể áp dụng các biện pháp chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn như với rừng sản xuất, chỉ có thể áp dụng biện pháp trồng lại, trồng mới.

Tùy theo từng loại cây, phù hợp với các độ cao, độ dốc trong khu vực quy hoạch trồng rừng, ta áp dụng trồng thuần loài hoặc kết hợp hỗn loài các loài cây bản địa để nâng cao hiệu quả.

- Phương thức trồng rừng

Có thể áp dụng 1 trong hai phương thức trồng rừng sau đây;

- Trồng hỗn giao theo hàng với các loài cây lâm nghiệp khác.

- Trồng theo rạch trên hiện trạng rừng phục hồi nghèo kiệt, thực bì chủ yếu là cây bụi.

- Xử lý thực bì:Căn cứ vào phương thức trồng rừng đã xác định, xử lý thực bì phải sử dụng một trong hai phương thức sau đây:

+ Xử lý thực bì toàn diện:

Tiến hành đốt và phát thực bì toàn diện trước mùa mưa từ1-2 tháng. phương thức này chỉ áp dụng ở những nơi có độ dốc <100, có điều kiện thực hiện nông lâm kết hợp và trồng cây phụ trợ.

+ Xử lý thực bì cục bộ theo rạch: áp dụng ở những nơi có độ dốc 10-200 hoặc ở những nơi không có điều kiện thực hiện nông-lâm kết hợp. Rạch chặt rộng 2m, rạch

chừa rộng 5m (hàng cách hàng 6m). Các rạch phải mở song song với đường đồng mức.

- Mật độ trồng rừng: Tùy loài cây được sử dụng mà có các mật độ trồng và phương thức trồng thích hợp. Ví dụ như theo quy định, mật độ trồng Dầu rái, Sao đen khoảng 550 cây/ha (cự ly: 6,0mx3,0m).

- Phương thức làm đất: Căn cứ vào phương thức trồng rừng và phương thức xử lý thực bì, làm đất phải thực hiện 1 trong 2 phương thức sau:

+ Làm đất toàn diện: làm đất toàn diện, sau đó cuốc hố với kích thước hố 30x30x30cm để trồng cây con 3 tháng tuổi, hố 40x40x40cm để trồng cây con 1 năm tuổi.

+ Lấp hố: Sau khi cuốc hố phải để ải ít nhất 1/2 tháng, sau đó mới tiến hành lấp đất xuống hố, lấp lớp đất mặt xuống 1/2 hố.

- Áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ ít nhất đến 4 năm đầu sau khi trồng.

3.5.4.3. Các giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn a) Giải pháp về vốn

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007, Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ đối với việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/9/2016, quyết đinh về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đâu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

- Nâng cao mức hỗ trợ vay vốn, giảm lãi xuất đối với các đơn vị kinh doanh rừng trồng gỗ lớn để khuyến khích các đơn vị tham gia.

- Huy động nguồn vốn của trung ương, tỉnh, địa phương để hỗ trợ cho công tác phát triển rừng trồng gỗ lớn, đầu tư xây dựng hạ tầng, đường lâm sinh, đào tạo…

- Áp dụng một số biện pháp ưu tiên như:

+ Đối với chủ rừng tham gia chuyển hóa rừng gỗ lớn, thì được vay tương ứng với 30% giá trị thực tế của diện tích rừng tại thời điểm vay (bình quân 15 triệu đồng/ha), tiền gốc và lãi trả một lần vào thời điểm khai thác với lãi suất vay ưu đãi hoặc miễn giảm.

+ Đối với chủ rừng trồng lại rừng sau khai thác hoặc trồng mới rừng gỗ lớn thì được vay tương ứng với 70% chi phí dự toán đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bình quân 20 triệu đồng/ha), tiền gốc và lãi trả một lần vào thời điểm khai thác với lãi suất vay ưu đãi hoặc miễn giảm.

b) Chính sách về đất đai

Đối tượng quy hoạch rừng trồng gỗ lớn giai đoạn từ 2018-2025 là các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý có diện tích rừng trồng tập trung lớn, thuận tiện cho kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Vì vầy cần có các chính sách phù hợp với đối tượng này:

- Miễn hoặc giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn nhằm giảm bớt khó khăn, chi phí cho các tổ chức, công ty lâm nghiệp ở chu kỳ kinh doanh đầu đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa rừng để kinh doanh gỗ lớn; Giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất lâm nghiệp đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa rừng để kinh doanh gỗ lớn của các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

- Vào giai đoạn định hướng đến năm 2035, khi kinh doanh gỗ lớn đã được thực hiện phổ biến, có thể mở rộng đến đối tượng hộ gia đình, cá nhân. Đối với các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn nằm trong vùng quy hoạch chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì được miễn phí làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

c) Các giải pháp khuyến khích trồng rừng gỗ lớn bằng cây bản địa:

- Công tác quy hoạch, kế hoạch: Rà soát, bổ sung quy hoạch đối với rừng sản xuất một diện tích phù hợp để trồng cây bản địa, cây gỗ lớn; xây dựng nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch trồng cây bản địa, gỗ lớn hàng năm và nghiêm túc chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

- Về giống cây bản địa: Thực hiện các chủ trương đã có của Chính phủ và UBND tỉnh, sớm xây dựng rừng giống cây bản địa, trước mắt tiến hành tuyển chọn và chuyển hóa các rừng giống phù hợp tại địa phương và cấp chứng chỉ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và người trồng rừng có giống đảm bảo chất lượng và thực hiện đúng quy định quản lý của Nhà nước.

- Về chính sách: Ngoài chính sách phát triển rừng sản xuất tại Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg, cần bổ sung chính sách hỗ trợ tăng thêm đối với tất cả các vùng trồng cây bản địa, cây gỗ lớn theo từng nhóm chu kỳ kinh doanh cây trồng để giảm bớt khó khăn và khuyến khích người sản xuất.

- Tuyên truyền về lợi ích kép của cây bản địa, cây gỗ lớn, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ của các cấp, ngành và nhân dân đối với trồng và bảo vệ cây bản địa trên các kênh thông tin đại chúng.

- Về khuyến nông, khuyến lâm: Tăng cường tập huấn, đào tạo, hướng dẫn người sản xuất kiến thức tổng hợp để lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện hiện có nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững.

d) Về kỹ thuật, nhân lực

- Tạo điều kiện cho các đơn vị tiếp cận và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong công tác lâm nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất giống cây trồng chất lượng cao, nhất là cây trồng nuôi cấy mô, tăng năng xuất cây trồng.

- Tiếp cận các mô hình trồng rừng gỗ lớn đã thành công trên địa bàn các tỉnh, tiếp thu kinh nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn địa phương.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật của lao động trong các doanh nghiệp, hoàn thiện quy trình, kỹ thuật mới trong công tác trồng, chăm sóc, tỉa thưa và khai thác rừng trồng gỗ lớn và kỹ thuật, nghiệp vụ trong phòng chống cháy rừng.

đ) Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ

- Tỉnh, huyện cần có các tác động, xây dựng mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất rừng trồng gỗ lớn và các đơn vị sản xuất gỗ tinh chế, băm dăm trên địa bàn. Tận dụng tối đã ưu thế hiện có của địa phương.

- Đảm bảo sự công bằng trong hợp tác, duy trì giá cả ổn định, phù hợp với thị trường.

- Có các ưu đãi đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ trong tỉnh, huyện. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để chế biến cho ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt là công nghệ chế biến, sử dụng gỗ rừng trồng có đường kính nhỏ.

- Hỗ trợ các đơn vị chủ rừng xây dựng đầy đủ, được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, nâng cao giá trị lâm sản.

e) Giải pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng kiểm lâm, tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát rừng, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, phá hoại, lấn chiếm rừng thuộc quy hoạch phát triển của các đơn vị.

- Xây dựng các chòi canh lửa, tổ chức canh gác lửa rừng thường xuyên, liên tục trong mùa khô hanh.

- Xây dựng các biển báo, panô tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)