Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 60)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nguồn: UBND quận Hải Châu Hình 3.1: Vị trí hành chính quận Hải Châu

Quận Hải Châu là một trong 8 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng, nằm ở trung tâm thành phố, trải dài theo hạ lưu tả ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của quận được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp Biển Đông;

- Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ;

- Phía Tây giáp quận Thanh Khê;

- Phía Đông giáp Sông Hàn.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.328,2710ha

Tổng đơn vị hành chính là 13 phường, bao gồm: Thuận Phước, Thạch Thang, Thanh Bình, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên, Bình Thuận, Hoà Thuận Đông, Hoà Thuận Tây, Hoà Cường Bắc, Hoà Cường Nam. [26]

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

a) Địa hình: Là một quận có vị trí ven biển, quận Hải Châu có địa hình tương đối bằng phẳng, hầu hết chịu sự tác động của hiện tượng bồi tích cát biển, có độ cao trung bình từ 1,5m – 2m, có thể chia thành 3 loại:

- Loại địa hình cao tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Tây sang Đông, loại địa hình này chiếm phần lớn diện tích.

- Loại địa hình thấp là các bãi ven sông Hàn và Vịnh Đà Nẵng, độ cao trung bình từ 0,5m – 1m, có chu kỳ ngập lụt khoảng 1% đến 2%. Loại địa hình này chiếm khoảng 7-8%.

- Loại địa hình gò đồi do cát bồi tích lâu đời. Loại địa hình này rất ít, khoảng 1- 2%, tập trung ở phía Tây, độ cao trung bình khoảng 6m.[26]

b) Địa mạo: Do là vùng cát bồi có tính chất lâu đời nên nền đất xây dựng ổn định, cường độ chịu tải của nền đất tốt, tại các vùng bãi biển, ven sông cường độ chịu tải kém hơn. [26]

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

a) Khí hậu: Quận Hải Châu có khí hậu nhiệt đới điển hình, mang tính đặc thù của vùng ven biển miền trung Trung Bộ. Chế độ khí hậu tương đối ổn định, phân ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Theo số liệu thống kê năm 2013 thì:

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm của quận là 26,20C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 6 với 29,60C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là tháng 12 với 20,80C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.946,3 giờ. Tháng có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 5 với 288,3 giờ. Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 12 với 51,1 giờ.

- Lượng mưa: Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều giữa các tháng và các năm. Lượng mưa bình quân cả năm là 2.316,8 mm. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 11 với 760,3 mm. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 4 với 14,2 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81 %. Tháng có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng 3 và tháng 11 với 86 %. Tháng có độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất là tháng 6 với 72 %.[26]

b) Thuỷ văn: Sông Hàn là hợp lưu của sông Tuý Loan và sông Yên, có mực nước cao nhất+ là +3,45 m (năm 1964) và mực nước thấp nhất là 0,25 m. Sông Hàn cũng mang tính chất chung của các sông vùng duyên hải miền Trung: ngắn, độ dốc lớn, biên độ dao động mực nước và lưu lượng lớn. Mùa mưa nước sông dâng lên nhanh gây ngập các dải đất sát bờ sông nhưng thời gian thường ngắn. Mùa khô nguồn sinh thuỷ hẹp, mực nước sông xuống thấp gây nhiễm mặn vùng cửa sông thời gian khoảng 1 tháng.[26]

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất

- Nhóm đất cồn cát và đất cát biển: Được hình thành ở ven biển, cửa và ven sông do hoạt động của biển và sông tạo thành và do tác động của gió.

Đặc điểm của nhóm đất này là tầng phân hoá tầng phát sinh của phần diện không rõ. Thành phần cơ giới rời rạc hoặc thô, độ phì và khả năng giữ nước kém, loại đất này tập trung ở ven biển, ven sông Hàn, chủ yếu đang sử dụng vào mục đích đất chuyên dùng và đất ở.

- Nhóm đất mặn: Phát sinh do có quan hệ với sự xâm nhập của thuỷ triều, gây mặn bề mặt hay mạch nước ngầm, thường thấy ở nơi có địa hình thấp trũng, tập trung chủ yếu ở cửa sông Hàn và các vùng ven biển. Đất có màu nâu xám, có phản ứng ít chua đến trung tính, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tầng dầy từ 50 -100 cm.

- Nhóm đất đỏ vàng: Đặc điểm chung của nhóm đất này là phản ảnh rõ tính chất của nhiệt đới ẩm, biểu hiện đặc trưng Feralit là chính. Đất hình thành tại chỗ trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá Macma. Đất có màu sắc đỏ vàng đến vàng đỏ, đất chua phèn kèm khoáng vật nguyên sinh đã phân huỷ.[25]

b) Tài nguyên biển và ven biển

Biển quận Hải Châu có bờ biển ngắn trên vịnh Đà Nẵng đến cửa sông Hàn, có Cảng sông Hàn có thể tiếp nhận từ 5 đến 10 ngàn tấn. Điểm đặc biệt của vùng biển của quận Hải Châu là ngư trường không bó hẹp trong phạm vi của quận mà mở rộng ra thành phố, vịnh Bắc Bộ và vùng biển Nam Trung Bộ.[27]

c) Tài nguyên nhân văn và du lịch

Quận Hải Châu có vị trí trung tâm thành phố, cách ba di sản văn hoá thế giới:

Thánh địa Mỹ Sơn, Đô thị Cổ Hội An, Cố Đô Huế dưới 100 km, có Bảo Tàng Chàm và các di tích lịch sử như: Nghĩa Trũng Phước Ninh, Đình Đại Nam Hoà Cường, bảo

tàng Chăm, Đình Làng Hải Châu, Thành Điện Hải và nằm sát khu vực có nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động nghĩ dưỡng như Bán đảo Sơn Trà, Núi Ngũ Hành Sơn, dọc biển Sơn Trà Non Nước có nhiều bãi tắm đẹp.

Sự kết hợp hòa hoà giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và các tài nguyên du lịch nhân văn sẽ là tiềm năng phục vụ du lịch của quận, điều kiện để quận Hải Châu trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch của Đà Nẵng nói riêng và cả miền Trung nói chung.[27]

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 23/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2025” với những định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng theo hướng:

- Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm của vùng miền Trung và Tây Nguyên; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia;

- Là trung tâm vùng phát triển kinh tế biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng cấp quốc gia;

- Là thành phố cảng, đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế;

- Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ miền Trung;

- Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

Chính phủ xác định Đà Nẵng là đô thị hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây nguyên. Tuy nhiên hiện nay với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ

đối với khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, các khu công nghiệp ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định ... là thách thức cho việc huy động nguồn lực để phát triển Đà Nẵng.

Với những tác động đó, các chức năng cơ bản của quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng không có thay đổi lớn. Như vậy chức năng cơ bản của quận Hải Châu từ nay đến năm 2020 vẫn được xác định theo Kết luận số 25-KL/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, đó là: Trung tâm chính trị - hành chính - văn hóa; Trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo; Trung tâm tài chính - tín dụng; Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch.

Phát triển kinh tế xã hội quận Hải Châu phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng, tận dụng thời cơ để phát triển nhanh, tích cực thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xứng đáng là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng - đô thị loại I cấp quốc gia. Quận Hải Châu sẽ là điểm thu hút một

lượng vốn lớn đầu tư vào ngành dịch vụ (Siêu thị, Trung tâm thương mại dịch vụ phức hợp, Cao ốc cho thuê văn phòng và cho thuê nhà ở, Khách sạn,...). Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng văn minh - hiện đại và đồng bộ. Gắn sự tăng trưởng kinh tế với sự phát triển đô thị bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.[27]

3.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm a) Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số trung bình của toàn quận là 204.762 người, trong đó có 100.436 nam, chiếm 49,05 % tổng dân số, có 100.326 nữ, chiếm 50,95 % tổng dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 9,94 %, giảm 0,99 % so với năm 2012.

Bảng 3.1.Tình hình dân số quận Hải Châu

TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1 Dân số trung bình Người 204.762

2 Mật độ dân số Người/km2 8.795

3 Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 9,94

Nguồn: Phòng Thống kê quận Hải Châu Sự phân bố dân cư trên địa bàn quận khá đồng đều, phường đông dân nhất là phường Hoà Cường Bắc với số dân là 25.310 người, phường ít dân nhất là phường Nam Dương với dân số là 8.575 người. Mật độ dân số trung bình là 8.795người/km2 (toàn thành phố là 722 người/km2); trong đó phường có mật độ dân số cao nhất là phường Hải Châu 2 với 37.883 người/km2, phường có mật độ dân số thấp nhất là phường Hoà Thuận Tây với 1.583 người/km2.[26].

b) Lao động và việc làm:

Theo số liệu thống kê năm 2013, số người trong độ tuổi lao động là 132.950 người. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: Nông lâm thuỷ sản:

480 người; Công nghiệp, xây dựng: 45.100 người; Thương mại, dịch vụ: 53.773 người.

Cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, đúng hướng, hình thành cơ cấu kính tế thương mại – dịch vụ - công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp.[27].

3.1.2.2. Cơ cấu các ngành nghề a) Nông nghiệp và thuỷ sản

Hiện toàn quận có 232 hộ hành nghề khai thác thủy sản với 142 tàu (9 tàu xa bờ). Trong những năm qua, quận đã vận động ngư dân cải hoán, nâng cấp được 70 tàu

có công suất nhỏ lên 45 – 90 CV/chiếc để hoạt động khai thác hải sản xa bờ, hạn chế khai thác ven bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nâng cao hiệu quả kinh tế. Sản lượng hải sản khai thác bình quân giảm 3,17 %/năm, giá trị sản xuất thủy sản giảm bình quân 3,29 %/năm. Cơ cấu sản phẩm hải sản khai thác có sự thay đổi, sản phẩm có giá trị kinh tế cao và sản phẩm xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên diện tích đất nông nghiệp tập trung trên địa bàn quận hiện nay không còn; các hộ nông dân không còn đất sản xuất, một số đã chuyển hướng sang hoạt động thương mại - dịch vụ, một số ít hộ đã liên hệ với các xã thuộc huyện Hoà Vang thuê đất lập trang trại trồng trọt và chăn nuôi và một số hộ dân sử dụng đất vườn hoặc thuê những lô đất trống chưa sử dụng để trồng hoa, cây cảnh.[27].

b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng:

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận có nhiều biến động nhưng ngành Công nghiệp quận vẫn giữ được sự ổn định và có tăng trưởng, công nghiệp dân doanh phát triển khá cao như các mặt hàng: cửa nhôm, giấy, văn phòng phẩm, chế biến hải sản, chế biến thực phẩm...

Do đặc điểm lịch sử để lại, sản xuất công nghiệp của quận đều có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, nằm xen kẽ trong các khu dân cư nên thuộc nhóm nguy cơ cao về gây ô nhiễm môi trường nên chủ trương của quận là phát triển sản xuất công nghiệp có công nghệ sạch và chứa hàm lượng khoa học kỹ thuật cao…[27].

c) Thương mại – dịch vụ - du lịch:

Với lợi thế là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế làm cho thị trường thêm đa dạng, phong phú.[27].

3.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng trên địa bàn quận Hải Châu khá phát triển. Các phương thức vận tải đường bộ, đường sông, đường hàng không nằm gần nhà ga đường sắt và cảng biển nên rất thuận lợi cho việc giao thương, giao lưu văn hóa và du lịch và có vai trò quyết định cho sự phát triển của quận và thành phố.

a) Về giao thông

- Đường hàng không: Sân bay quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), nằm cách trung tâm thành phố 3 km. Hiện tại, sân bay quốc tế Đà Nẵng đạt cấp 4E, có thể cho máy bay hạng nhẹ và hạng trung có thể cất/hạ cánh và có hơn 30 hãng hàng không nước ngoài có máy bay bay qua vùng trời Đà Nẵng. Theo đánh giá của tổ chức hàng không quốc tế (ICAO), sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay

dự bị của đường bay quá cảnh từ Châu Âu qua Châu Á - Thái Bình Dương và là một sân bay ở trung độ Châu Á nằm sát bờ biển với tầm bay lý tưởng.

- Đường thuỷ: Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Cảng sông Hàn nằm trong hệ thống cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 9-11 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 15.000 tấn, chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Thái Lan 1.060 hải lý…nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Vào những năm cuối thế kỉ 20 và sang đầu thế kỉ 21, do quá trình chỉnh trang đô thị, cảng sông Hàn từng bước chuyển dần chức năng từ cảng hàng hóa sang cảng đón tàu du lịch quốc tế; hàng năm có từ 6 đến 10 chuyến tàu cập bến và là đường biển du lịch nối liền với tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

- Đường bộ:Quận Hải Châu có tổng chiều dài đường khoảng 281,6 km, trong đó đường trục chính có tổng chiều dài là 42,2 km, chiều dài các kiệt hẽm, đường không tên hơn 100 km. Mạng lưới đường bộ hiện nay chỉ chiếm khoảng 30 % diện tích quận.

Mật độ trung bình 2,6 km/km2 và 0,31 km/1000 dân. Có một đoạn quốc lộ 14B chạy qua theo hướng Đông - Tây là cửa ngỏ phía Nam của thành phố. Mật độ đường phân bổ không đều, quỹ đất dành cho giao thông thấp, chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn một đô thị hiện đại.

Hệ thống giao thông đường bộ Hải Châu có đủ các loại hình: hỗn hợp, tự do, song song và bàn cờ, xuyên tâm; đây là điểm thuận lợi trong khai thác vận chuyển, di chuyển trong nội thành, giải quyết ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Mạng lưới đường bộ hiện nay chỉ chiếm 30 % diện tích đất của toàn quận và được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử, chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, cùng với các bất cập trong công tác quản lý đô thị trước đây nên mạng lưới giao thông đô thị còn nhiều hạn chế như: mạng lưới giao thông đường bộ tập trung ở khu vực phía Bắc đường Duy Tân - cầu Trần Thị Lý, đa số các đường phố chưa đúng tiêu chuẩn cấp đường, thường có cắt ngang hẹp; các đường phố thường bị khống chế bởi các công trình, vật kiến trúc dọc 2 bên tuyến nên việc nâng cấp cải tạo, mở rộng các đường phố gặp nhiều khó khăn và chi phí đầu tư lớn.

Tuy mạng lưới đường đa dạng nhưng bề rộng nền đường tương đối hẹp, do bị khống chế bởi các công trình đã được xây dựng, đặc biệt là các khu phố cũ. Phần đường dành riêng cho xe cơ giới tách khỏi làn xe chỉ có đối với những tuyến đường xây dựng mới sau này, còn đối với những tuyến đường hiện trạng thì bị hạn chế do quỹ đất chưa mở rộng. Kiệt hẽm không tên trong các khu dân cư do hình thành tự phát nên nhiều đường kiệt mặt cắt quá nhỏ, không đều; hơn 70 % kiệt có mặt cắt ngang nhỏ hơn 3 m. Đến nay quận đã bê tông hóa được 100 % các trục kiệt chính và đường ống nước sinh hoạt cũng được dẫn đến các hộ dân hoặc chờ sẵn trong quá

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)