Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đề xuất các giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hải Châu quận Hải Châu
Đà Nẵng là 1 trong 4 địa phương thực hiện thí điểm “Đề án Thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường’’, Đà Nẵng bắt đầu triển khai VPĐK quyền sử dụng đất một cấp trên phạm vi toàn thành phố từ tháng 8/2012. Kết quả quan trọng đạt được kể từ khi thực hiện thí điểm thành một cấp là sự thống nhất cao về chuyên môn và đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký các quận huyện. Hồ sơ được kiểm tra chặt chẽ về tính pháp lý, cơ sở dữ liệu địa chính nên chất lượng Giấy chứng nhận được cấp đảm bảo đúng quy định, giải quyết kịp thời
nhiều vướng mắc về chuyên môn; quản lý tốt việc tách thửa, không để xảy ra tình trạng chia cắt không đúng quy định gây khó khăn , phức tạp trong công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố. Qua đó góp phần hạn chế được nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại trong cấp giấy chứng nhận do việc thực hiện trước đây không thống nhất giữa phòng đăng ký các quận huyện.
Đến nay, VPĐK một cấp được tổ chức thành 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 7 Chi nhánh trực thuộc tại các quận (Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Sơn Trà), huyện (Hòa Vang) (riêng các vấn đề liên quan đến đăng ký đất đai của huyện Hoàng Sa do VPĐK một cấp đảm nhiệm). Trong đó, các Chi nhánh VPĐK địa phương đảm nhiệm nhiệm vụ tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp; quản lý và chỉnh lý thường xuyên hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính, cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên cần tiếp tục hoàn thiện nhiều vấn đề như giải quyết mối quan hệ giữa quản lý lãnh thổ và quản lý ngành, linh hoạt trong xử lý hồ sơ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ; hiện đại hóa cơ sở dữ liệu…
Đất đai là một lĩnh vực nhạy cảm, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu và nâng cao hơn nữa giải pháp cải cách TTHC về đất đai nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân.
Dựa trên những kết quả đã thu thập được trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đưa ra những giải pháp sau:
3.4.1. Giải pháp về đầu tư cho con người và cơ sở vật chất.
- Trong quá trình hoạt động kiện toàn, Văn phòng Đăng ký một cấp đã nhanh chóng ổn định về tổ chức bộ máy. Nhờ vậy các yêu cầu chuyên môn đã được chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ, trình độ chuyên môn của viên chức, người lao động được ngày một nâng lên rõ rệt do công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm thường xuyên. Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất đội ngũ cán bộ toàn bộ hệ thống Văn phòng đăng ký một cấp và các chi nhánh được điều động, sử dụng linh hoạt giữa các địa bàn để hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được thực hiện ngày càng thuận lợi hơn với người dân….
Việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính được quan tâm, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Tuy nhiên, việc xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương thực hiện còn chậm Trang thiết bị kỹ thuật cho các Văn phòng Đăng ký một cấp và các Chi nhánh sau kiện toàn được tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Do tác động công tác chỉnh trang, đô thị hoá cao và tác động của thiên tai bão lũ nên các loại bản đồ trên đã có biến động rất lớn về hình thể, diện tích. Vì vậy giải pháp hiện nay, để
đảm bảo phục vụ cấp giấy chứng nhận, cần tận dụng mọi loại bản đồ qua các thời kỳ
và lồng ghép bản đồ quy hoạch và hệ thổng bản đồ địa chính để khai thác, sử dụng;
- Bộ máy tổ chức tuy đã ổn định, đi vào nề nếp nhưng khi xử lý vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố thì hồ sơ phải được xác minh báo cáo từ Chi nhánh theo trình tự đến UBND thành phố rất tốn kém thời gian; chính vì vậy nên giao thẩm quyền nhiều hơn cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Đăng ký một cấp hoặc có cơ chế báo cáo phù hợp để giải quyết hạn chế này;
- Mở nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý đất đai cho cán bộ công chức, viên chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bổ sung các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cần thiết đối với các trường hợp pháp luật qui định chưa cụ thể hoặc phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ.
3.4.2. Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất Trong các lĩnh vực quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường, đất đai là lĩnh vực luôn “nóng”, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và đòi hỏi có những giải pháp quản lý hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai từ cấp xã phường;
- Tổ chức lực lượng về trực tiếp với người sử dụng đất hướng dẫn, tư vấn thực hiện các quyền sư dụng đất;
- Đầu tư trang thiết bị, xây dựng phần mềm tiện ích hơn, dễ cài đặt, sử dụng hơn phục vụ việc lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
- Quy định trách nhiệm cụ thể hơn cho các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sự nghiệp công trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
- Chi cục Thuế, UBND các phường đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo chuyển hồ sơ cho VPĐKQSDĐ đúng quy định.
3.4.3. Giải pháp về chính sách.
Luật Đất đai sửa đổi là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân; đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, được Chủ tịch nước ký Lệnh số 22/2013/L-CTN về việc công bố Luật ngày 09/12/2013.
Việc sửa đổi Luật Đất đai cùng lúc với Hiến pháp của đất nước là một dịp hiếm có trong lịch sử, là một sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, để giải quyết tốt hơn, hiệu quả những vướng mắc của người sử dụng đất cần phải:
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân còn nhiều hạn chế, một bộ phận người dân và thậm chí cả cán bộ ở cơ sở vẫn chưa nắm bắt được đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai đến mọi tổ chức, công dân nhằm nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân, tự giác thực hiện nghĩa vụ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất đầy đủ, kịp thời, kể cả đăng ký ban đầu và đăng ký biến động;
- Ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện xử lý nghiêm những người sử dụng đất không kê khai đăng ký với cơ quan nhà nước; quy định bắt buộc người sử dụng đất chỉ thực hiện các quyền khi đã được cấp giấy, bải bỏ tất cả các trường hợp ngoại lệ;
- Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát thực tế để ban hành chính pháp luật đất đai với các quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn và dễ áp dụng hơn.