Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 31)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu

2.3.2.1. Phương pháp so sánh bảng biểu, hình minh họa và đồ thị 2.3.2.2. Tính toán đặc trưng mẫu và xử lý số liệu dựa vào thống kê

Tính toán cây đứng:

- Xác định những đặc trưng lâm phần:

Những đặc trưng lâm phần cần tính toán bao gồm mật độ bình quân (N, cây/ha), đường kính bình quân (D,cm), chiều cao bình quân (H,m), tiết diện ngang thân cây bình quân (G,m2/ha) và trữ lượng bình quân (M, m3/ha). Trước hết tập hợp những ô tiêu chuẩn đại diện cho ba trạng thái rừng. Tiến đến, tính các đặc trưng N, D, H, G và M bình quân cho từng trạng thái và quy đổi ra đơn vị 1ha. Những cách thức tính toán những đặc trưng lâm phần được thực hiện theo chỉ dẫn chung của ngành lâm học và điều tra rừng.

- Xác định tổ thành và vai trò của các loài cây trong quần xã:

Nội dung tính toán hướng đến một số nội dung cụ thể như mỗi trạng thái rừng có bao nhiêu loài cây, thành phần loài thay đổi theo trạng thái rừng. Những loài nào đóng vai trò ưu thế sinh thái trong ba trạng thái rừng. Số lượng loài Gụ lau trong ba trạng thái rừng, và các ưu hợp thực vật có loài Gụ lau tham gia tổ thành.

Để thực hiện các nội dung trên trình tự xử lý số liệu như sau:

Bước 1. Tập hợp những ô tiêu chuẩn đại diện cho ba trạng thái rừng. Kế đến, thống kê các loài cây và sắp xếp theo chi và họ. Tiếp đến, tính đặc trưng N, D, H, G và V cho từng loài trên ô tiêu chuẩn. Tiếp theo, tính các đặc trưng N, D, H, G và V bình quân cho từng trạng thái và quy đổi ra 1ha.

Bước 2. Mô tả tổ thành loài cây theo trạng thái rừng. Đối với mỗi ô tiêu chuẩn, trước hết thống kê loài cây và sắp xếp theo chi và họ. Kế đến, liệt kê thành phần loài cây theo ba trạng thái rừng. Tiếp đến, xác định tổ thành loài cây và chỉ số mức quan trọng của loài trong quần xã.

Xác định công thức tổ thành theo tỷ lệ số cây (N%):

Xác định tổng số cá thể của từng loài (ni) Xác định tổng số loài (m)

Xác định tổng số cá thể của tất cả các loài (N) theo công thức sau:

N = (n1+n2+…+nm) Xác định số cá thể trung bình của 1 loài (Xtb)

Xtb = N/m

Xác định loài tham gia công thức tổ thành: Chỉ những loài có ni>Xtb mới tham gia vào công thức tổ thành

Công thức tổ thành có dạng: N1%L1+N2%L2+…+Nn%Ln. Trong đó:

Li: tên loài

Ni% là hệ số được tính theo công thức: Ni% = (ni/N) x 100

Cấu trúc tổ thành loài cây trong quần thụ được tính toán thông qua chỉ số quan trọng IV (Theo chỉ dẫn của Thái Văn Trừng (1998)).

Công thức:

3

%

%

% N% G V

IV  

Trong đó: IV(%): Chỉ số mức độ quan trọng của loài trong quần xã N%: Mật độ tương đối

G%: Tiết diện ngang thân cây tương đối V%: Thể tích thân cây tương đối Với:

% Nlo ià

NN % Glo ià GG

Chỉ số quan trọng (IV) mô tả tốt nhất về mức độ quan trọng của các loài cây có trong tổ thành rừng. Chỉ số quan trọng của một loài càng cao có nghĩa là loài đó chiếm ưu thế trong quần thụ. Chỉ những loài có IV% ≥ 5% mới tham gia vào công thức tổ thành:

Công thức tổ thành có dạng: IV1%L1+IV2%L2+…+IVn%Ln.

Trong đó: Li: tên loài; IVi là chỉ số quan trọng của loài Bước 3. Tập hợp và phân tích vai trò của loài trong quần xã.

+ Chia tổ (lớp): Nhằm tính toán bớt phức tạp mà vẫn thể hiện được quy luật phân bố của các nhân tố điều tra.

+ Tần suất:

Công thức:

% 1 *100

n i i

f

N n

 

Trong đó: N%: Tần suất

fi: Tần số xuất hiện ở mỗi tổ n: Số lượng cây

Số liệu sau khi chỉnh lý (chia tổ, ghép nhóm, tính tần số), tiến hành lập bảng phân bố tần suất theo tổ. Biểu đồ phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng được lập dựa trên giá trị giữa tổ và tần suất tương ứng với mỗi tổ.

+ Tiết diện ngang thân cây tại vị trí 1,3 m (G1,3 ) Công thức:

 2 2

1,3

* d 1,3 m =

G 4

Trong đó: G1,3 : Tiết diện ngang thân cây tại vị trí 1,3 m d1,3: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m Tính toán cây tái sinh.

- Xác định công thức tổ thành cây tái sinh theo tỷ lệ số cây (N%):

+ Xác định tổng số cây tái sinh của từng loài (ni) + Xác định tổng số loài (m)

+ Xác định tổng số cây tái sinh của tất cả các loài (N):

N = (n1+n2+…+nm)

+ Xác định hệ số tổ thành của cây tái sinh của loài i (Ni%) Ni% = (ni/N) x 100

+ Xác định loài tham gia công thức tổ thành: Chỉ những loài có Ni%>5% mới tham gia vào công thức tổ thành

+ Công thức tổ thành loài cây tái sinh: N1%L1+N2%L2+…+Nn%Ln. Trong đó:

Li: tên loài cây tái sinh

Ni%: là hệ số tổ thành cây tái sinh của loài i

- Xác định công thức tổ thành cây tái sinh theo chỉ số IV%: Tổ thành cây tái sinh được tính theo công thức chỉ dẫn của Cutis Mc Intosh là:

2

%

% F% D

IV

Trong đó

IV% là hệ số quan trọng của mỗi loài để xác định tổ thành.

F% chỉ tiêu độ thường gặp tương, được tính theo công thức:

số ô xuất hiện loài quan tâm

F%= x 100 tổng số ô đo đếm

D% độ ưu thế theo mật độ của loài cây, được tính theo công thức:

mật độ của loài

D%= x 100 mật độ của các loài

- Xác định mật độ cây tái sinh:

+ Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức sau:

N/ha = (10.000 x N)/SODB

Trong đó: N: tổng số cây tái sinh điều tra được ở các ODB SODB: Tổng diện tích ODB (m2)

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh:

Nguồn gốc cây tái sinh được tính theo công thức: N% = (n/N)x100 Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây hạt hoặc chồi

n: tổng số cây hạt hoặc chồi N: tổng số cây tái sinh - Xác định chất lượng cây tái sinh:

Chất lượng cây tái sinh được tính theo công thức: N% = (n/N)x100 Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt/trung bình/xấu

n: tổng số cây tốt/trung bình/xấu N: tổng số cây tái sinh

Tiêu chí phân loại chất lượng cây tái sinh:

Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt không sâu bệnh.

Cây xấu là cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, bị sâu bệnh.

- Xác định độ tàn che

Độ tàn che được xác định trên các dải vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của Dais và Richards (1934). Cây tái sinh dưới các độ tàn che cũng được đo đếm theo loài, và theo nguồn gốc (hạt, chồi) và chất lượng.

Bảng phân bố cây tái sinh dưới các độ tàn che

TT Độ tàn che Phân theo cấp chiều cao(m)

<1m 1-2m >2m

1 < 0,4 2 0,5- 0,6

… …

- Xác định ảnh hưởng của số lượng cây mẹ đến cây tái sinh của loài Gụ lau:

Tổng hợp số liệu theo bảng và vẽ biểu đồ để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

Ô tc

N/ ha

Cây mẹ Cây tái sinh

Số cây % Số cây %

Ô1 Ô2 Ô3

….

Để giải quyết các vấn đề này, trình tự xử lý như sau:

Trước hết, thống kê thành phần cây tái sinh theo loài, sau đó sắp xếp theo chi và họ. Kế đến, xác định mật độ cây tái sinh bình quân theo ô dạng bản rồi quy đổi ra đơn vị 1 ha.

Tiếp đến, phân chia cây tái sinh theo nhóm loài, cấp chiều cao và cấp chất lượng. Nhóm loài được phân chia thành những loài ưu thế sinh thái, loài quý hiếm và loài quan tâm điều tra.

Sau đó lập bảng và vẽ biểu đồ để phân tích các số liệu để làm rõ những câu hỏi đã đặt ra.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)