Đặc điểm về mật độ và tổ thành cây tái sinh Gụ Lau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 62)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đặc điểm tái sinh của cây Gụ Lau

4.2.2. Đặc điểm về mật độ và tổ thành cây tái sinh Gụ Lau

Lượng cây con tái sinh là một trong những nhân tố rất quan trọng cho quá trình tái sinh, chính là quá trình tái sản xuất và mở rộng tài nguyên rừng. Nguồn cây tái sinh là cơ sở cho việc đề xuất các phương thức tái sinh cho hợp lý.

Nếu số lượng cây con càng nhiều thì phương thức xúc tiến tái sinh càng có hiệu quả. Bởi vì nó là nguồn vật liệu quý giá cho quá trình xúc tiến tái sinh tự nhiên và giảm bớt nhiều chi phí đầu tư. Đặc biệt có ý nghĩa đối với những vùng xa xôi, hẻo lánh, địa bàn phức tạp.

4.2.2.1. Đặc điểm về mật độ và tổ thành cây tái sinh ở trạng thái rừng giàu

Kết quả các chỉ tiêu đánh giá mật độ, tổ thành cây tái sinh ở các ô tiêu chuẩn được thể hiện như sau:

Bảng 4.9. Mật độ tổ thành cây tái sinh trạng thái rừng giàu

TT Ô tiêu

chuẩn

Số loài tái sinh

N tái sinh/ ha

N Gụ Lau tái sinh/ ha

D% F% IV%

Tổng số

N cây có triển vọng

1 Ô1 22 31800 2800 1800 8,8 80 1

2 Ô4 21 27200 1900 900 7,0 60 2

3 Ô8 22 26200 2400 800 9,2 100 3

4 Ô12 25 28300 2000 700 7,1 100 4

5 Ô15 21 25700 1400 1000 5,5 60 5

Trung bình 22 27840 2100 1040 7,5 80 43,8

Từ kết quả ở bảng 4.9 cho thấy:

Trong khu vực nghiên cứu, số loài cây tham gia vào tổ thành cây tái sinh khá ổn định từ 21 - 25 loài.

Trong đó có các loài cây có giá trị kinh tế như Huỷnh, Mít nài, Lim xẹt, Dẻ…

và các loài quý hiếm như Gõ mật, Lim xanh, Re hương.

Cây Gụ Lau cùng với các loài trên luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc tham gia vào tổ thành cây tái sinh tại khu vực điều tra. Với mật độ tái sinh vào khoảng 25700- 31800 cây/ha, trong đó cây Gụ Lau có mật độ tái sinh từ 1400- 2800 cây/ha tương ứng với chỉ số IV% là 32,8%- 54,6%. Với trung bình 210 cây Gụ lau tái sinh/ha

tại trạng thái rừng giàu khu vực điều tra thì số cây Gụ lau tái sinh có triển vọng chiếm trung bình 1040 cây/ha (49,5%).

4.2.2.2. Đặc điểm về mật độ và tổ thành cây tái sinh ở trạng thái rừng trung bình Bảng 4.10. Mật độ tổ thành cây tái sinh trạng thái rừng trung bình

TT Ô tiêu chuẩn

Số loài tái sinh

N tái sinh/ ha

N Gụ Lau tái sinh/

ha

D% F% IV%

Tổng số

N cây có triển

vọng

1 Ô2 18 23700 1800 800 7,6 80 43,8

2 Ô5 21 27600 1600 700 5,8 60 32,9

3 Ô7 22 22300 1600 900 7,2 60 33,6

4 Ô10 25 26800 1600 600 6,0 40 23,0

5 Ô13 21 29400 1100 500 3,7 40 21,8

Trung bình 21 25960 1540 700 6,1 50 31,0

Từ kết quả ở bảng 4.10 cho thấy:

Trong khu vực nghiên cứu, số loài cây tham gia vào tổ thành cây tái sinh khá ổn định từ 18 - 25 loài.

Cây Gụ Lau luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc tham gia vào tổ thành cây tái sinh tại khu vực điều tra. Với mật độ tái sinh vào khoảng 22300- 29400 cây/ha, trong đó cây Gụ Lau có mật độ tái sinh từ 1100- 1600 cây/ha tương ứng với chỉ số IV% là 21,8%- 43,8%. Với trung bình 1540 cây Gụ lau tái sinh/ha tại trạng thái rừng trung bình khu vực điều tra, số cây Gụ lau tái sinh có triển vọng chiếm trung bình 700 cây/ha (45,5%).

4.2.2.3. Đặc điểm về mật độ và tổ thành cây tái sinh ở trạng thái rừng nghèo Bảng 4.11. Mật độ tổ thành cây tái sinh trạng thái rừng nghèo

TT Ô tiêu chuẩn

Số loài tái sinh

N tái sinh/ ha

N Gụ Lau tái sinh/

ha

D% F% IV%

Tổng số

N cây có triển vọng

1 Ô3 20 27200 200 0 0,7 20 10,4

2 Ô6 23 29000 500 200 1,7 40 20,9

3 Ô9 23 31400 800 300 2,5 60 31,2

4 Ô11 20 24300 1000 400 4,1 40 22,1

5 Ô14 17 20400 300 100 1,5 20 10,8

Trung bình 20 26460 560 200 2,1 36 19,1

Từ kết quả ở bảng 4.11 cho thấy:

Trong khu vực nghiên cứu, số loài cây tham gia vào tổ thành cây tái sinh khá ổn định từ 17 - 23 loài.

Với mật độ tái sinh vào khoảng 20400- 31400 cây/ha, thì cây Gụ Lau có mật độ tái sinh thấp từ 0- 800 cây/ha, không chiếm vị trí quan trọng trong việc tham gia vào tổ thành cây tái sinh tại khu vực điều tra. Với trung bình 560 cây Gụ lau tái sinh/ha tại trạng thái rừng nghèo khu vực điều tra, số cây Gụ lau tái sinh có triển vọng chiếm trung bình 200 cây/ha (35,7%).

Bảng 4.12. Mật độ cây Gụ lau tái sinh qua 3 trạng thái rừng

TT Trạng thái rừng Tổng số cá thể tái sinh Gụ lau trên các trạng thái

Số cây tái sinh có triển vọng

1 Giàu 10500 5200

2 Trung bình 7700 3500

3 Nghèo 1800 600

Tổng cộng 20000 9300

Qua biểu đồ cho thấy, Cây Gụ lau tái sinh có mật độ cao ở trạng thái rừng giàu và giảm dần theo trạng thái rừng trung bình đến rừng nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)